Điện ảnh khơi lên vẻ đẹp người Hà Nội

Mai Hoa/HNM| 19/11/2017 23:11

Sáng 20-11, các nghệ sĩ, nhà biên kịch, đạo diễn thuộc Hội Điện ảnh Hà Nội sẽ lên đường đến Tam Đảo (Vĩnh Phúc) tham dự Hội trại sáng tác kịch bản về đề tài "Người Hà Nội văn minh, thanh lịch". Mục tiêu của đợt sáng tác này, như chia sẻ của Chủ tịch Hội Điện ảnh Hà Nội Đan Thiết Thụ, là "phải có được những kịch bản hay, khơi lên vẻ đẹp tinh hoa người Hà Nội".

"Sẵn bột, gột hồ"

Bốn ngày trước khi đến trại sáng tác, trong khuôn khổ lễ phát động sáng tác kịch bản "Người Hà Nội văn minh, thanh lịch", ông Đan Thiết Thụ cho biết: "Hiện tại, chúng tôi đã chọn được 15 đề cương kịch bản phim để "sẵn bột, gột hồ" tại trại sáng tác Tam Đảo. Đó đều là những đề cương, ý tưởng hay, hướng về chủ đề tôn vinh, tiếp thu tinh hoa văn hóa dân tộc, phê phán những hành vi sai trái, phát huy lối sống văn hóa, nét thanh lịch, văn minh của người Hà Nội".

Điện ảnh khơi lên vẻ đẹp người Hà Nội
Lễ phát động sáng tác kịch bản về chủ đề “Người Hà Nội văn minh, thanh lịch”.

Trong 15 đề cương kịch bản phim được tuyển chọn dự hội trại, có 7 đề cương phim truyện, bao gồm "Một gia đình và hai chiến tuyến" (trong tổ hợp phim "Nghĩa tình đất Rồng bay", tác giả Nguyễn Thọ Ninh); "Những nàng dâu Hà Nội" (tập 1 của Nguyễn Thị Thoa, tập 2 của Nguyễn Trung Hậu), "Có một điệu xòe - Nhớ" (Nguyễn Hiếu); "Tìm nơi bình yên" (Tống Phương Dung), “Tình Cao Bằng” (Nguyễn Thiên Việt), "Bài ca không còn dang dở" (Đặng Hiển). Còn lại là các kịch bản phim tài liệu, gồm "Tổ quốc trong tim" (Mai Vũ), "Sắc hương Hà Nội" (Nguyễn Sỹ Chung), "Một góc thu Hà Nội" (Trần Trọng Kỳ), "Không được lãng quên" (Nguyễn Thị Thanh Loan), "Ngõ nhỏ sâu lắng" (Nguyễn Hà Bắc), "Con đường đã chọn" (Phạm Minh Lợi); cùng hai đề cương thuộc thể loại khác của tác giả Vũ Kim Dũng và Đặng Thu Hà. 

Trao đổi với phóng viên, nhà văn, nhà biên kịch Mai Vũ nói: "Là một người con của Hà Nội, tôi thực sự lưu luyến với giá trị tinh hoa của văn hóa Hà Nội. Nét tinh hoa ấy vẫn ẩn chứa đâu đó mỗi ngày, trong những câu chuyện đời thường, nhưng nếu được khơi lên qua ngôn ngữ điện ảnh, tôi nghĩ sẽ có tác động rất tích cực".

Nói thêm về ý tưởng của mình, nhà biên kịch Mai Vũ kể một câu chuyện cụ thể. Tại khu phố ông ở có những điểm vứt rác được hình thành một cách tùy tiện, lâu ngày thành "núi rác", rất mất vệ sinh. Thấy vậy, có người đề biển: "Chỉ có chó mới vứt rác ở đây", kết quả là... rác càng nhiều hơn. Tấm biển được đổi lần nữa, thành "Chỗ này là chỗ cho chó đổ rác". Tình hình vẫn không khác gì. Cuối cùng, có một người cao tuổi chuyển nhà từ phố cổ về ở ngôi nhà gần đống rác đó. Ông quan sát, rồi mang ra một tấm biển có dòng chữ: "Đừng vứt rác! Hãy giữ sạch môi trường, giữ phúc đức cho con!". Từ đó, người ta không đổ rác ở đó nữa. Sự tinh tế trong ngôn ngữ, lời ăn, tiếng nói bao giờ cũng có giá trị!

Không thể "sáng tác cho vui"

Đau đáu sáng tác rồi tác phẩm bị... xếp tủ, đó là mối lo có thật của nhiều nhà biên kịch, đạo diễn. Nhà quay phim, đạo diễn Đan Thiết Thụ bày tỏ: "Sáng tác kịch bản với chủ đề "Người Hà Nội văn minh, thanh lịch" là một cách để hiện thực hóa chủ trương lớn của lãnh đạo thành phố trong việc xây dựng con người Hà Nội luôn giữ được nếp sống văn hóa, đậm tình người trong dòng chảy cuộc sống gấp gáp thời công nghệ số. Với đội ngũ hội viên đông đảo, tài năng, chúng tôi đang có rất nhiều kịch bản hay, nhưng vẫn chưa tìm được nguồn đầu tư sản xuất. Đừng để xảy ra tình trạng sáng tác… cho vui, tiếc lắm!".

Chung nỗi niềm "viết ra mà không được sử dụng, khó chịu lắm!", nhà văn, nhà biên kịch, đạo diễn Nguyễn Sĩ Chung, tác giả đề cương kịch bản "Sắc hương Hà Nội" bộc bạch: "Có những câu chuyện vô cùng tuyệt vời về sự lan tỏa tinh hoa văn hóa Hà Nội. Như câu chuyện về dấu ấn người Hà Nội làm nên thương hiệu hoa Đà Lạt, góp phần mang hình ảnh đẹp của Việt Nam ra thế giới. Ít ai ngờ rằng ở buổi đầu quy hoạch Đà Lạt thành "Thành phố ngàn hoa", chính những nghệ nhân trồng hoa tài năng của làng hoa Nghi Tàm - Quảng Bá đã được lựa chọn, được nhận chế độ đãi ngộ đặc biệt để đến Đà Lạt lập nghiệp, nghiên cứu trồng hoa, trồng rau, góp công đưa hương sắc Hà Nội lan tỏa khắp cả nước. Nếu câu chuyện ấy được đưa lên phim, hiệu ứng sẽ rất tích cực, để ta thêm hiểu, thêm tự hào về những con người Hà Nội tài hoa". 

Ở một góc độ khác, đạo diễn Đào Duy Phúc nói: "Là thành viên của Hội đồng Thẩm định kịch bản điện ảnh, tôi nghĩ Cục Điện ảnh cũng như các đài truyền hình - ví dụ như Trung tâm Sản xuất phim truyền hình - Đài Truyền hình Việt Nam, đang rất cần những kịch bản hay, những tư liệu quý, ý nghĩa, mang đậm hơi thở cuộc sống như vậy. Đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho những người viết kịch bản, bởi sựa lựa chọn chỉ đến với những tác phẩm hay".

Đó là cách đặt vấn đề xác đáng bởi từ "rất cần" đến biến kịch bản thành tác phẩm điện ảnh là một câu chuyện khác. Điều kiện tiên quyết vẫn phải là giá trị thực sự, tính nhân văn, tình người được thể hiện trong tác phẩm. Sau nữa là sự năng động, linh hoạt "tiếp thị" để những kịch bản hay tìm được đúng địa chỉ đầu tư - như các “nhà đài” vốn cần nhiều phim hay để đáp ứng nhu cầu của khán giả, hoặc tìm được nơi đặt hàng với nguồn kinh phí từ ngân sách hoặc nguồn vốn xã hội hóa dồi dào. Trong bối cảnh ấy, việc TP Hà Nội đề ra kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển ngành công nghiệp văn hóa Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với những chỉ tiêu rõ ràng về phát triển công nghiệp điện ảnh chắc chắn góp phần khích lệ, khơi dậy tiềm năng sáng tác của văn nghệ sĩ.
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Quận Tây Hồ: đối ngoại nhân dân góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp về công tác đối ngoại của Thủ đô
    Chiều 28/3, Quận uỷ Tây Hồ và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội đã tổ chức ký kết Chương trình phối hợp công tác đối ngoại nhân dân giai đoạn 2024 - 2025.
  • Trấn Bình Môn Kinh thành Huế như bị lãng quên
    Trấn Bình Môn là một cổng phụ trong 13 cửa của Kinh thành Huế nhưng ít người lui tới; như bị lãng quên, xuống cấp theo thời gian và tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai di dời dân để trả lại nguyên trạng cho di tích.
  • Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”
    Chiều 28/3, Báo Hà Nội mới tổ chức lễ phát động viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”. Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 67 năm ngày Báo Hà Nội mới xuất bản số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2024). Đây cũng là dịp tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về truyền thống văn hóa lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là những thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội của Thủ đô trên hành trình 70 năm xây dựng và phát triển.
  • Phú Thọ ra mắt tour du lịch "Về miền Di sản UNESCO ghi danh"
    Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ năm 2024 diễn ra từ ngày 9-18/4 (tức ngày 1-10 tháng 3 âm lịch) tại Khu Di tích lịch sử đền Hùng thành phố Việt Trì và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Phú Thọ, với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn. Đặc biệt, dịp này, Phú Thọ ra mắt tour du lịch “Về miền Di sản UNESCO ghi danh”, lấy đền Hùng làm điểm xuất phát chính để đi đến các điểm danh lam, thắng cảnh khác.
  • Quý I năm 2024, Thành phố Hà Nội đã thu hút 953,2 triệu USD vốn FDI
    Đây là thông tin được Chánh Văn phòng UBND Thành phố kiêm người phát ngôn UBND Thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng chia sẻ tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024”, diễn ra chiều 28/3 tại Trụ sở UBND Thành phố Hà Nội.
  • Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội
    Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội sẽ diễn ra đêm nhạc tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff.
  • Giải Cống hiến 2024: Hòa Minzy là Nữ ca sĩ của năm, Đen Vâu lập cú đúp
    Tối 27/3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cống hiến 2024. Đây là mùa giải Cống hiến lần thứ 18 được tổ chức và mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.
  • “Đào, phở & piano” - trọn vẹn tình yêu Hà Nội
    Từ cuối năm 2023, tín hiệu rất vui với điện ảnh trong nước khi những bộ phim cả tư nhân và nhà nước lần lượt ra rạp, tạo được hiệu ứng tích cực. “Đào, phở và piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn là một trong số đó. Phim được nhà nước đặt hàng, từng giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.
  • Hà Nội và những gánh hàng rong...
    Khi nhắc về Hà Nội, trong vô vàn dáng hình hiện hữu, người ta không thể không nhắc tới những gánh hàng rong. Cùng Người Hà Nội hòa vào nhịp sống hối hả của 36 phố phường trên những gánh hàng rong...
  • Phố cổ của tôi
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Phố cổ của tôi của tác giả Nguyễn Duy Quý.
Điện ảnh khơi lên vẻ đẹp người Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO