Diễn viên lồng tiếng Thế Phương cần giúp đỡ

Thanh Hiệp (ảnh do NSCC)| 26/10/2017 12:30

Bị đột qụy, được gia đình đưa đi cấp cứu, các bác sĩ phát hiện bệnh lao nên buộc phải giữ diễn viên lồng tiếng Thế Phương ở lại bệnh viện để điều trị bệnh này. Hiện anh không thể đi lại, các nghệ sĩ đồng nghiệp đang kêu gọi giúp đỡ vì hoàn cảnh của anh khó khăn.

Diễn viên lồng tiếng Thế Phương cần giúp đỡ - Ảnh 1.

NS Thế Phương trên giường bệnh

Nghệ sĩ hài Hữu Nghĩa cho biết: "Thế Phương lâu nay không chịu đi khám chữa bệnh, nếu lần này không phải vì sự cố đột quỵ, anh cũng không bao giờ chịu vào bệnh viện điều trị căn bệnh lao của mình. Anh em đồng nghiệp bên điện ảnh và sân khấu đều yêu quý Thế Phương, anh là diễn viên đa tài, làm được nhiều nghề: diễn viên, sáng tác âm nhạc, lồng tiếng phim, ngoài ra còn đàn hát rất hay. Tuy nhiên, đời sống của anh quá khó khăn, một thân một mình không vợ con, khi lâm bệnh không có tiền lại không có bảo hiểm y tế" – NS Hữu Nghĩa nói.

Sau bộ phim "Vết dầu loang" của đạo diễn Nguyễn Trọng Hải, diễn viên lồng tiếng Thế Phương đã quay lại kịch truyền hình, anh tham gia nhiều vở kịch do đạo diễn Quách Hồ Ninh dàn dựng với chủ đề "Chuyện bốn mùa".

Nằm trong số dàn diễn viên lồng tiếng đình đám thập niên 1990 nhưng Thế Phương đã bỏ nghề từ cách đây hơn 10 năm để lại nhiều nuối tiếc trong khán giả, đặc biệt là những người thích anh lồng tiếng cho nhiều diễn viên nổi tiếng.

Diễn viên lồng tiếng Thế Phương cần giúp đỡ - Ảnh 2.

NS Thế Phương lúc còn trẻ, khỏe mạnh

NS Thế Phương được một công ty mời về hướng dẫn cho các diễn viên cách thoại trong kịch và phim. Từ trợ lý đạo diễn, chuyên sửa giọng, nhắc thoại cho diễn viên, anh dần trở thành phó đạo diễn và giờ trở thành đạo diễn cho một số phim truyền hình, sân khấu hiện nay.

"Thế Phương còn yểm trợ cho nhiều diễn viên trẻ, giúp họ hóa thân trên sàn diễn. Hiện nay, anh giúp một nhóm kịch cà phê gồm nhiều diễn viên trẻ vừa tốt nghiệp ra trường, dàn dựng và góp ý để họ nâng cao tay nghề diễn xuất. Từng diễn kịch, đóng phim trước khi đến với công việc lồng tiếng phim nên NS Thế Phương hòa nhập với công việc mới khá nhanh. Dĩ nhiên, thu nhập không bằng công việc lồng tiếng nhưng vẫn chấp nhận được. Sau khi chia tay với nghề lồng tiếng, Thế Phương làm nhiều công việc để sinh sống nhưng rất tự trọng" – NS Tú Trinh kể.

Thỉnh thoảng, một số nơi mời Thế Phương về lồng tiếng, anh vẫn nhận lời không phải vì cát- sê cao mà là làm cho đỡ nhớ nghề. Tuy nhiên, công việc đạo diễn đã chiếm khá nhiều thời gian của Thế Phương nên việc lồng tiếng cũng rất hạn chế. Thời gian gần đây, bầu bạn với anh chính là cây đàn guitar mà anh gọi vui là "bà xã" của mình.

Trên mạng cũng từng xuất hiện không ít đoạn clip cho thấy Thế Phương trổ tài ca hát, được dân mạng đặt biệt danh là "thánh lồng tiếng".


Diễn viên lồng tiếng Thế Phương cần giúp đỡ - Ảnh 3.

NS Thế Phương

"Tôi cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của đồng nghiệp và khán giả đã dành cho mình. Qua đây mới thấy tình nghệ sĩ thật lớn trong lúc khó khăn" – NS Thế Phương tâm sự.

Hiện nay, diễn viên lồng tiếng Thế Phương đang được điều trị tại Bệnh viện 30-4, khoa hô hấp. Các nghệ sĩ sân khấu và điện ảnh đang vận động, quyên góp giúp đỡ anh có tiền đóng viện phí và điều trị căn bệnh lao.

(0) Bình luận
  • Văn học Việt Nam đương đại - những tác động và chuyển đổi tích cực
    Trong bối cảnh đổi mới và hội nhập, văn học và các loại hình nghệ thuật khác đang đối mặt với những thách thức của quá trình sáng tạo và tiếp nhận. Làm sao để công chúng Việt Nam không lãng quên văn hóa đọc, văn hóa thưởng thức và cảm thụ các bộ môn nghệ thuật như sân khấu, điện ảnh, múa, ca nhạc, hội họa… trước sự “bành trướng” của loại hình nghe nhìn, sự “cám dỗ” của điện thoại thông minh cùng các thiết bị điện tử và internet? Đối mặt với những thách thức ấy, các chủ thể sáng tạo đã nỗ lực như thế nào để
  • Chuyện phố - Tiếp nối hành trình trăn trở về thế sự
    Chiều ngày 25/3/2024, NXB Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Bộ môn Lý luận văn học - Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm “Chuyện phố - Một tự sự về đô thị đương đại” tại sảnh Nhà E, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tới dự tọa đàm có đại diện của Ban giám hiệu nhà trường, đại diện Nhà xuất bản, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu cùng đông đảo bạn đọc trẻ.
  • Lắng mình trong những mạch nguồn văn hóa
    Họa sĩ Trần Thị Thu (Thu Trần) bề ngoài có vẻ xù xì, gai góc đối với những ai lần đầu tiên gặp mặt, nhưng bên trong chị lại là người “khát sống, khát yêu” và say mê sáng tạo trong cõi riêng của mình. Không những là họa sĩ vẽ lụa đầy ngẫu hứng, phiêu lưu, chị còn thỏa lòng mình trên những tác phẩm hội họa hoành tráng theo phong cách biểu hiện, trừu tượng. Tranh hoành tráng của Trần Thị Thu cũng giống con người chị, thô ráp mà thâm trầm, tĩnh lặng mà nồng nàn, tầng tầng lớp lớp câu chuyện ẩn trong những mạch nguồn văn hóa mà chị gắn bó, tự thân tìm hiểu đến ngọn ngành.
  • Nhà văn Lê Minh Khuê xa & gần
    Nhà văn Lê Minh Khuê (sinh năm 1949, tại xã An Hải, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa) từng là phóng viên Đài Phát thanh Giải phóng, Báo Tiền phong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ; sau 1975 là phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam, biên tập viên Nhà xuất bản Hội Nhà văn.
  • Tết xưa - và nay: Những biến tấu từ cái nhìn đương đại
    Nhiều năm qua, dù đã có những thay đổi theo thời đại, nhưng Tết Nguyên Đán vẫn luôn là một dịp quan trọng đối với người Việt. Từ những ngày tất bật chuẩn bị đến những ngày thong dong đón Tết, đều là một “thú chơi”...
  • Văn Cao mùa chữ, mùa người
    Nhân dịp Kỷ niệm 100 năm năm sinh nhạc sĩ - thi sĩ - họa sĩ Văn Cao (1923-2023) nhiều sự kiện văn hóa, văn học nghệ thuật được tổ chức ở Thủ đô Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Tại Hà Nội, Ban Văn học nghệ thuật VOV6 (Đài Tiếng nói Việt Nam) đã tổ chức hội thảo và ra mắt sách “Văn Cao mùa chữ, mùa người” (Nxb Hội Nhà văn, 2023) - một cuốn sách đẹp cả về hình thức, nội dung và có tính chất “cập thời vũ”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Diễn viên lồng tiếng Thế Phương cần giúp đỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO