Đình Tú Thị và chuyện ông tổ nghề thợ thêu

Trần Văn Mỹ| 04/08/2017 09:02

Xưa kia vùng đất ga Hàng Cỏ là nơi tập trung của những gia đình chuyên buôn bán tàn, lọng. Phố Hàng Cỏ còn được gọi là phố Hàng Lọng nay là đường Lê Duẩn. Ở số 2 Yên Thái, Hàng Gai có đình Tú Thị, nơi thờ ông tổ của những người thợ thêu.

Đình Tú Thị và chuyện ông tổ nghề thợ thêu
Ông tổ nghề thêu Lê Công Hành
Theo bản thần phả họ Bùi Trần ở thôn Quất Động, huyện Thường Tín thì cụ Lê Công Hành vốn người họ Mạc. Năm 1546, ở triều đình có ông Phạm Tử Nghi định đưa Mạc Chính Trung lên ngôi vì ông vin cớ Phúc Nguyên còn bé không thể nắm chính sự được. Nhưng các quan trong triều không đồng ý. Mạc Chính Trung bèn làm loạn. Lúc ấy để bảo toàn tính mạng, bà Bùi Thị Ban, thứ phi của Mạc Phúc Hải đưa Mạc Phúc Đăng về lánh nạn ở làng Quất Động. Tại đây, Mạc Phúc Đăng sinh con là Mạc Phúc Đồ. Năm 1952, nhà Lê khôi phục lại triều chính ở Thăng Long, để tránh mọi phiền nhiễu, con cháu họ Mạc ở Quất Động đổi sang họ Trần là họ ngoại. Cụ Lê Công Hành lúc trẻ tên là Trần Quốc Khải, sinh ngày 18 tháng Giêng năm Bính Ngọ (1606), có thời làm con nuôi họ Bùi nên có tài liệu ghi cụ theo họ bố nuôi. Cụ đỗ Tiến sĩ đời vua Lê Thần Tông (năm 1637). Năm 1646, lúc 40 tuổi, cụ được cử đi sứ Trung Quốc. Là người nhạy cảm và thông minh, cụ đã học được kỹ thuật tinh xảo của nghề thêu và nghề làm lọng, đưa các nghề này về truyền cho nước ta.

Vốn làm Thượng thư Bộ Công, lại lập được nhiều chiến tích nên cụ được vua Lê ban Quốc tính. Từ đó cụ có tên gọi là Lê Công Hành.

Tiến sĩ Lê Công Hành mất ngày 12 tháng sáu năm Tân Sửu (1661) thọ 56 tuổi. Nhớ ơn cụ tổ truyền nghề, nhân dân 5 xã ở tổng Vũ Du, huyện Thường Tín dựng đền thờ, đến thời Thành Thái lại khắc bia “Vũ Du tiên sư bi ký” kể rõ lai lịch cụ tổ nghề. Hàng năm, cứ đến ngày 12 tháng sáu thợ thêu các làng lại sắm lễ vật, rước kiệu về đền Ngũ Xã và tế tổ tại đây. 

Ngày 9/7/1995, đoàn cán bộ của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam do Giáo sư Trần Quốc Vượng dẫn đầu đã về nghiên cứu đền Ngũ Xã và được biết thêm rằng: Cụ Lê Công Hành khi mất được thờ ở nhà thờ họ sau lại thờ ở đền Ngũ Xã. Bia còn ghi: Hơn 100 năm sau ngày cụ tổ nghề thêu qua đời, tại Quất Động còn thêm một tổ nghề thêu ghi là Á Tiên Sư. Bia được tạo năm Gia Long thứ 13 (1814). Đền Ngũ Xã được tu sửa vào đời Thành Thái.

Cách đền 50m có một quán, dân quen gọi là quán âm hồn. Nhưng sau khi xóa bớt rêu phong, ở tường cửa đền có 4 chữ lớn: Minh Mạc vương từ (đền thờ vua Mạc).

Cách đình Ngũ Xã không xa là làng Quất Động, đất sinh ra cụ tổ nghề thêu, nơi đây còn lăng mộ và nhà thờ cụ Lê Công Hành. Đó là 3 gian nhà gỗ kẻ chuyền đơn sơ, lợp ngói ta. Bức hoành “Thụ phúc đường” tạo năm Canh Tý đời Thành Thái. Một hương án tạo gỗ son, một giá gương thờ tổ bình thường như mọi gia đình khác. Nhà ở của vị Công Bộ Thượng thư thật giản dị. Chỉ có những câu đối được viết từ gia phả là gửi lại hành trang của cụ:

Khoa bảng phương liên tiền đại Lý
Công hầu phong tặng cố triều Lê

Ngày trước thợ thêu Hà Nội phần lớn là người các làng Quất Động, Hướng Dương… ra kinh thành lập phường nghề đều có nơi thờ phụng tổ nghề. Từ thế kỷ XIX về trước đây chợ Hàng Lọng bày bán các mặt hàng thêu. Khi người Pháp sang, đô thị phát triển, mở rộng những phố hàng, hàng thêu được bày bán ở nhiều nơi trên đất chợ. Và một ngôi đền mới được dựng lên để tưởng niệm cụ tổ nghề thêu. Văn bia trong đền cho biết, đền được xây dựng năm Thành Thái thứ ba (1891), trên một thửa đất 40 x 60m, do 26 người đứng lên quyên tiền và xây dựng. Hơn 100 năm qua, đền xưa vẫn mang dáng vẻ cổ kính. Hàng năm cứ đến ngày 12 tháng sáu, các thợ thêu ở Hà Nội lại về Tú Thị đình lễ giỗ cụ rất trọng thể. Tiếp đến là Tết Trùng Cửu (9 - 9) còn gọi là lễ thường tân. Lễ vật gồm chuối, cốm, chim ngói, gạo mới. Đội tế gồm 9 đến 12 người là các bậc cao niên của phường thêu. Ở đình Tú Thị, điều đặc biệt là các đỗ tế khí có giá trị từ mũ, hia, áo của thần đến câu đối, hoành phi đều là sản phẩm đặc sắc của nghề thêu.

Ngày 30/4/1995, nhân kỷ niệm 20 năm ngày đất nước Việt Nam thống nhất, Bộ Văn hóa – Thông tin tổ chức hội nghề truyền thống Việt Nam, mở đầu là lễ rước ngai bài vị cụ tổ nghề thêu Lê Công Hành từ nhà thờ họ Bùi Trần ở khu Quất Động về khu triển lãm Vân Hồ. Nghệ sĩ nhân dân Lê Tiến Thọ đọc “Văn tế tổ nghề truyền thống Việt Nam” trong đó có đoạn:

- Tổ phụ nghề thêu: Lê Công Hành đi sứ thần, bị nhốt trên lầu cao, không lương ăn, nước uống, sống nhờ pho tượng Phật bằng bột tẩm đường…

Uống nước cúng, ngắm trời xanh, ngắm lọng vàng, nghi môn thêu hình rồng, hình phượng.

Nghề thêu buổi đầu từ Ngũ Xã miền quê. Trải mấy trăm năm, nhờ tổ phụ mọi thị thành thôn xóm, đâu đâu cũng học được nghề. Dân bớt khổ, ngày ba tháng Tám, trẻ già có công việc làm vui, làng trên xóm dưới đỏ đèn, đỏ đuốc…”

Cùng chung vận hội mới của đất nước, nghề thêu của đất nước ta ngày càng thêm khởi sắc. 
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Vẽ tiếp bức tranh về “Văn minh trà Việt”
    Hành trình văn hóa uống trà trải dọc bề dày suốt hơn 5000 năm của người Việt đã được tác giả Trịnh Quang Dũng phác thảo sinh động trong cuốn sách “Văn minh trà Việt”. Sách do NXB Phụ nữ ấn hành vừa trình làng bạn đọc đúng vào dịp Ngày Sách Việt Nam lần thứ 3 – 2024.
  • Triển lãm kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa
    Thông tin từ Ban quản lý Khu di tích Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội), sáng 19/4/2024, đơn vị sẽ tổ chức lễ khai mạc triển lãm “Ngô Quyền – Anh hùng dân tộc kiệt xuất” nhân kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa (939 - 2024).
  • Giới thiệu gần 100 hiện vật, hình ảnh, tài liệu quý của văn hóa Đông Sơn
    Sáng 18/4/2024, tại Bảo tàng Hà Nội, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc trưng bày chuyên đề “Tiếng vọng”. Đây là hoạt động ý nghĩa nhân dịp Lễ giỗ tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam.
  • Khai mạc triển lãm quốc tế về làm đẹp tại Hà Nội
    Triển lãm quy tụ hơn 250 gian hàng đến từ gần 20 quốc gia và vùng lãnh thổ đi đầu trong lĩnh vực làm đẹp toàn cầu như Đức, Hà Lan, Ma-rốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc… Tại đây, công chúng được tham quan các gian trưng bày nhiều lĩnh vực như mỹ phẩm, thực phẩm chức năng làm đẹp, kính áp tròng và kính thời trang; thẩm mỹ…
  • Đà Lạt được du khách tìm kiếm nhiều nhất dịp nghỉ lễ 30/4
    Nền tảng du lịch Booking.com vừa công bố những điểm đến trong nước và quốc tế được du khách Việt Nam tìm kiếm nhiều nhất trong dịp lễ 30/4 – 1/5.
Đừng bỏ lỡ
  • Khoảnh khắc chính là yếu tố tạo nên giá trị cho mỗi bức ảnh nghệ thuật
    Trong kỷ nguyên bùng nổ của công nghệ số, mọi bức ảnh đều có thể dễ dàng chỉnh sửa và dàn dựng như ý muốn. Điều này tạo ra một thách thức lớn trong việc gìn giữ chân thực trong ống kính đối với nền nhiếp ảnh Việt Nam, đặc biệt là đối với ảnh báo chí.
  • Tự hào, yêu mến hơn với Phố Sách Hà Nội
    Theo bà Khúc Thị Hoa Phượng, Giám đốc - Tổng biên tập NXB Phụ nữ, 3 năm trở lại đây, Phố Sách Hà Nội đã “thay da đổi thịt”, chúng ta đến với không gian này đều cảm thấy niềm tự hào, yêu mến.
  • Sân khấu Sen Việt ra mắt vở Nhạc kịch "Lá cờ thêu sáu chữ vàng"
    Dù trước đây hình tượng anh hùng thiếu niên Trần Quốc Toản với "Lá cờ thêu sáu chữ vàng" đã được dàn dựng với nhiều loại hình sân khấu như tuồng, chèo, cải lương…, nhưng lần này với phiên bản mới là Nhạc kịch Dân ca Nam Bộ, hy vọng bằng cách kể chuyện vừa dân tộc vừa hiện đại, tác phẩm sẽ tạo được ấn tượng với người xem, đặc biệt là khán giả trẻ...
  • Sách và văn hóa đọc giữ vai trò quan trọng trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Hà Minh Hải, khẳng định: “Những năm gần đây văn hóa đọc Thủ đô đã từng bước phát triển rõ rệt, có chuyển biến thực chất, đọc sách trở thành thói quen, nét đẹp trong đời sống xã hội, ngành xuất bản đã khẳng định được vị trí, tầm quan trọng trong việc xây dựng xã hội học tập, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
  • Tác giả trẻ và độc giả tuổi teen - một thế hệ, một tiếng nói
    Sáng ngày 18/4, tại phố sách Hà Nội đã diễn ra tọa đàm “Tác giả trẻ và độc giả tuổi teen - một thế hệ, một tiếng nói” do nhà sách Phương Nam, Linh Lan Books và phố sách Hà Nội tổ chức nhân dịp ra mắt tiểu thuyết “Như Sơ” của tác giả Việt Chi.
  • Phát hành cuốn sách tái hiện chân dung các anh hùng, chiến sĩ Điện Biên Phủ
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 17/4/2024, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật đã phát hành cuốn sách “Anh hùng, chiến sĩ Điện Biên Phủ”. Cuốn sách do Tỉnh ủy Điện Biên và NXB Chính trị Quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức biên soạn.
  • “Đồi Thịt Băm” huyền thoại trên dãy Trường Sơn trở thành điểm du lịch mới
    Đồi A Bia hay còn gọi là “Đồi Thịt Băm” (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) trước đây là khu vực diễn ra trận chiến căng thẳng 10 ngày đêm giữa quân dân ta và quân đội Mỹ nhưng hiện nay đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn.
  • Triển lãm “Sofia Yablonska - Hành trình xuyên thế kỷ”
    Tối ngày 17/4, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (36 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Sofia Yablonska - Hành trình xuyên thế kỷ” do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán U-crai-na tại Việt Nam tổ chức nhân kỷ niệm 32 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và U-crai-na.
  • Sôi nổi “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam” ở Huế
    Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam cho các em học sinh Trường THCS thị trấn Phú Lộc (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế).
  • Người dân nô nức về đền Hùng trước ngày giỗ Tổ
    Trước ngày chính Lễ hội đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch đất Tổ năm Giáp Thìn 2024, đông đảo người dân và du khách thập phương về dâng hương, trẩy hội.
Đình Tú Thị và chuyện ông tổ nghề thợ thêu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO