Doanh nghiệp thành công: Hiểu như thế nào cho đúng?

Theo chinhphu.vn| 12/09/2019 08:07

Chúng ta hay nói doanh nghiệp A hay B là doanh nghiệp thành công hay kinh doanh thành công. Có nhiều cách hiểu về khái niệm thành công của doanh nghiệp.

Có ý kiến cho rằng đó là doanh nghiệp có số vốn kinh doanh lớn, có nhiều công ty con, có mạng  lưới bán hàng rộng, có thương hiệu trên thị trường. Hoặc doanh nghiệp thành công là doanh nghiệp có doanh số lớn, nộp thuế nhiều, có số lượng cán bộ nhân viên, người lao động đông đảo. Cũng có ý kiến cho rằng doanh nghiệp thành công phải là doanh nghiệp kinh doanh có thị phần cả ở thị trường trong nước và ngoài nước. Có ý kiến nhấn mạnh đến lợi nhuận, cho rằng chỉ cần kinh doanh có lãi, có lợi nhuận là doanh nghiệp đã thành công.
Đối với doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, khi một doanh nghiệp khởi nghiệp có ý tưởng kinh doanh đổi mới sáng tạo, có đề án kinh doanh khả thi, đã thành lập và vận hành doanh nghiệp và đã có sản phẩm, dịch vụ trên thị trường. Trong trường hợp này doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới – sáng tạo đã được coi là thành công chưa?
Vậy “doanh nghiệp thành công” hiểu thế nào cho đúng?
Theo Luật Doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tài sản và tên riêng, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật để thực hiện các hoạt động kinh doanh trên trị trường. Còn kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Như vậy có thể hiểu ngắn gọn doanh nghiệp là là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Đây là khái niệm trên phương diện pháp luật, còn trên thực tế, có những doanh nghiệp hoạt động phi lợi nhuận.
Mặc dù hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào, và/hoặc không phải trong bất cứ giai đoạn hoạt động nào doanh nghiệp cũng đạt được mục tiêu lợi nhuận. Nếu không thu được lợi nhuận thì doanh nghiệp sẽ thua lỗ, ngừng hoạt động và thậm chí phá sản, chấm dứt hoạt động đầu tư kinh doanh. Như vậy xét theo nghĩa hẹp về khía cạnh mục tiêu kinh doanh có thể hiểu doanh nghiệp thành công là doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh có hiệu quả, cụ thể là bán được hàng hóa/dịch vụ, có lãi, có lợi nhuận. Tuy nhiên, nhìn rộng hơn doanh nghiệp thành công có những đặc điểm riêng.
Các đặc điểm của doanh nghiệp thành công
Khái niệm doanh nghiệp thành công nêu trên chỉ xét về khía cạnh mục tiêu kinh doanh vị lợi (vì lợi nhuận), còn xét trong phạm vi rộng hơn, một doanh nghiệp thành công có ít nhất các đặc điểm như sau:
Có chiến lược kinh doanh đúng hướng. Chiến lược kinh doanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định sự thành công của doanh nghiệp, bảo đảm cho doanh nghiệp tiếp cận được chính xác nhu cầu và xu thế phát triển của thị trường trong cả ngắn hạn và dài hạn. Mặc dù lợi nhuận là quan trọng nhưng thực tế cho thấy chiến lược kinh doanh mới là yếu tố quyết định thành công và thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường. Chiến lược kinh doanh thể hiện trước hết ở sứ mệnh, tầm nhìn và mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Ngoài ra chiến lược kinh doanh phải xác định được năng lực cốt lõi của doanh nghiệp, lợi thế cạnh tranh để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ khác biệt thỏa mãn kỳ vọng, trải nghiệm của khách hàng. Dù có bao gồm những nội dung thế nào thì chiến lược kinh doanh, cụ thể là mục tiêu chiến lược kinh doanh đều phải hướng tới mục tiêu đạt được lợi nhuận cao nhất.
Có tư duy đổi mới – sáng tạo. Đây là yếu tố sống còn trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa. Chỉ có với tư duy đổi mới sáng tạo thì doanh nghiệp mới có khả năng phát triển nhanh, bền vững; tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới, khác biệt; tạo ra mô hình, phương thức kinh doanh mới, độc đáo để tạo ra và chiếm lĩnh thị trường, thu lợi nhuận siêu ngạch. Tư duy đổi mới – sáng tạo giúp doanh nghiệp sáng tạo ra những gì chưa từng có, những điều chưa ai từng nghĩ đến, những khác biệt lớn lao để tạo nên sự đột phá chưa từng có từ trước đến bây giờ.
Có nguồn nhân lực chất lượng cao. Nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyên môn hóa sâu, có năng lực phối, kết hợp hiệu quả bảo đảm cho việc đưa các ý tưởng đổi mới – sáng tạo, chiến lược, kế hoạch kinh doanh triển khai thành công trên thực tế, bảo đảm sản xuất ra các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất, ngoài ra còn có thể định hướng cho sự phát triển của thị trường trong tương lai.
Có công nghệ, quy trình sản xuất – kinh doanh hiện đại. Việc nắm bắt công nghệ tiên tiến, quy trình sản xuất hiện đại và áp dụng các công nghệ, quy trình đó vào sản xuất kinh doanh bảo đảm cho doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng, giá trị gia tăng cao, mẫu mã phong phú đáp ứng nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng.
Có sản phẩm, dịch vụ đạt chất lượng chuẩn quốc tế, có thương hiệu được ghi nhận trên thị trường quốc tế. Sản phẩm, dịch vụ đạt chuẩn chất lượng quốc tế, đặc biệt là các sản phẩm thực phẩm, thực phẩm chức năng, dược phẩm tạo điều kiện cho doanh nghiệp có “giấy thông hành” để vươn ra thị trường quốc tế.
Có năng lực liên kết, hợp tác. Với sự chuyên môn hóa cao và phân công lao động ngày càng sâu sắc dưới tác động của cách mạng khoa học công nghệ, mỗi doanh nghiệp trở thành một khâu, mắt xích của chuỗi giá trị toàn cầu. Vì vậy doanh nghiệp cần có năng lực liên kết, hợp tác, tương tác với đối tác, khách hàng và cả với đối thủ cạnh tranh để cùng thành công (win-win). Đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp thì cần có sự tư vấn, giúp đỡ của người hướng dẫn có kinh nghiệm (mentor), của đối tác, của những người cùng chí hướng vì trong kinh doanh cũng dựa trên nguyên tắc: “muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì phải đi cùng nhau”.
Các yếu tố trên trong mối quan hệ tương quan sẽ tạo ra văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp có tính chất đặc trưng của từng doanh nghiệp.
Để hiểu đúng thế nào là một doanh nghiệp thành công có ý nghĩa quan trọng trong quá trình thành lập và vận hành một doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới – sáng tạo. Trong cách nhìn hẹp đó là các doanh nghiệp triển khai thành công chiến lược, kế hoạch kinh doanh để đạt mục tiêu bán hàng, tăng doanh số, thu được lợi nhuận lớn nhất có thể. Trong cách nhìn rộng hơn đó là các doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh phù hợp với trào lưu, xu thế phát triển mới của thị trường; có năng lực tổ chức kinh doanh trên cơ sở ứng dụng công nghệ và phương thức quản lý tiên tiến, hiện đại để tạo ra các sản phẩm có thương hiệu, có hàm lượng chất xám cao, khác biệt đáp ứng và định hướng thị trường; thu được lợi nhuận cao và tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh.

CEO Đặng Đức Thành
Chủ nhiệm Câu lạc bộ Các nhà kinh tế
Ủy viên BCH Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Giải Cống hiến 2024: Hòa Minzy là Nữ ca sĩ của năm, Đen Vâu lập cú đúp
    Tối 27/3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cống hiến 2024. Đây là mùa giải Cống hiến lần thứ 18 được tổ chức và mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.
  • “Đào, phở & piano” - trọn vẹn tình yêu Hà Nội
    Từ cuối năm 2023, tín hiệu rất vui với điện ảnh trong nước khi những bộ phim cả tư nhân và nhà nước lần lượt ra rạp, tạo được hiệu ứng tích cực. “Đào, phở và piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn là một trong số đó. Phim được nhà nước đặt hàng, từng giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.
  • Hà Nội và những gánh hàng rong...
    Khi nhắc về Hà Nội, trong vô vàn dáng hình hiện hữu, người ta không thể không nhắc tới những gánh hàng rong. Cùng Người Hà Nội hòa vào nhịp sống hối hả của 36 phố phường trên những gánh hàng rong...
  • Phố cổ của tôi
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Phố cổ của tôi của tác giả Nguyễn Duy Quý.
  • Quận uỷ Tây Hồ ra mắt Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây
    Sáng 27/3, Quận ủy Tây Hồ tổ chức lễ ra mắt Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây. Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây phấn đấu thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, tham mưu, giúp việc cho Quận ủy, UBND quận Tây Hồ quản lý toàn diện, tập trung thống nhất khu vực Hồ Tây và vùng phụ cận; triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng Đảng.
  • Quy hoạch Phong Hòa: Phát triển đô thị theo hướng bảo tồn các giá trị di tích lịch sử
    Định hướng Quy hoạch phân khu xã Phong Hòa (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) thành lập phường đến năm 2045 và phát triển đô thị theo hướng bảo tồn các giá trị của di tích lịch sử kết hợp giữ gìn cảnh quan sông Ô Lâu, làng cổ Phước Tích.
  • Quê hương tôi
    Quê hương luôn là nguồn cảm hứng sáng tác của các văn nghệ sĩ; Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Quê hương tôi của tác giả Nguyễn Thiện.
  • Độc đáo kiến trúc, tên gọi các cửa ra vào Kinh thành Huế
    Kinh thành Huế có 11 cửa thành đường bộ và 2 cửa đường thủy có kiến trúc, tên gọi độc đáo nhưng mỗi cửa mang một chức năng cùng những câu chuyện lịch sử khác nhau sau khi được xây dựng, phục hồi lại.
  • Hơn 300 người thuộc 54 thành phần dân tộc tham gia Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024
    Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 sẽ diễn ra từ 18 - 21/4/2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội với sự tham gia của hơn 300 người thuộc 54 thành phần dân tộc của 63 tỉnh, thành phố.
  • Hà Nội đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền hiệu quả về triển khai Đề án 06/Chính phủ năm 2024
    UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc thông tin, tuyên truyền về “Kiểm soát thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông và triển khai Đề án 06/Chính phủ” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Doanh nghiệp thành công: Hiểu như thế nào cho đúng?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO