Đôi bàn tay của mẹ

An Viên| 19/08/2019 07:06

Hồi dẫn bạn gái về nhà, tôi từng ngại ngùng, xấu hổ mỗi lần nhìn vào đôi bàn tay của mẹ. Đôi bàn tay chẳng mấy trắng trẻo, hồng hào mà gầy gầy, đen đúa. Trên mu bàn tay là những đường gân nổi rõ chịt chằng. Là những ngón tay chai sần, nhợt nhạt. Là móng tay vàng ố, bị mài cùn đến sát thịt. Nghĩ lại, tôi thấy mình thật có lỗi… và càng thấy thương mẹ thật nhiều!

Đôi bàn tay của mẹ

Hồi dẫn bạn gái về nhà, tôi từng ngại ngùng, xấu hổ mỗi lần nhìn vào đôi bàn tay của mẹ. Đôi bàn tay chẳng mấy trắng trẻo, hồng hào mà gầy gầy, đen đúa. Trên mu bàn tay là những đường gân nổi rõ chịt chằng. Là những ngón tay chai sần, nhợt nhạt. Là móng tay vàng ố, bị mài cùn đến sát thịt. Nghĩ lại, tôi thấy mình thật có lỗi… và càng thấy thương mẹ thật nhiều!

Nghe bác tôi kể lại. Hồi tôi mới cất tiếng khóc chào đời, dù khá bụ bẫm nhưng nhìn thấy tôi, ai cũng lắc đầu nói: “Ôi giời! Lại một thằng cu nữa rồi!”. Tiếng là trước tôi đã có hai anh trai. Ba mẹ tôi ao ước muốn có thêm một cô con gái để mai mốt già yếu còn có người phụ cơm nước, giặt giũ. Ấy vậy mà mẹ vẫn nở nụ cười thật tươi, đưa đôi bàn tay ra nhẹ nhàng đón lấy tôi và ôm tôi vào lòng. Mẹ bảo: “Con cái là trời cho. Thấy con khỏe mạnh, lành lặn là tốt rồi!”.

Nhà nghèo, anh em tôi lần lượt ra đời. Trong ngôi nhà ngói xiêu vẹo, lụp xụp có thêm tiếng rộn rã nói cười nhưng cũng thêm gánh nặng trên đôi vai gầy của mẹ. Vậy mà, mẹ vẫn chẳng bao giờ oán than hay la mắng anh em tôi điều gì. Trong những bữa cơm ngày ba tháng tám còn phải ăn độn, đôi bàn tay mẹ đon đả bới hết phần cơm cho anh em chúng tôi, phần mẹ còn lại chỉ là những lát khoai lát sắn. Anh em tôi biết yêu quê nghèo, biết quý hạt gạo dẻo thơm từ đó!

Mùa nối mùa, đôi bàn tay mẹ cứ tảo tần sớm hôm, lúc gieo mạ, lúc cấy cày, gặt hái... Đôi bàn tay mẹ chẳng biết đến vàng bạc, lụa là, phấn son; chỉ quen với tay liềm tay cuốc. Đôi bàn tay ấy đã ấp ôm anh em tôi trong những ngày mưa gió, phe phẩy chiếc quạt mo cho anh em tôi thiu thiu giấc nồng, chia cho anh em tôi từng đồng quà thức bánh. Cũng đôi bàn tay thân thương ấy đã bao lần tôi níu kéo đòi mẹ dẫn tới tận cửa lớp những ngày mới cắp sách đến trường. Cũng đôi bàn tay ấy, mẹ đã dẫn tôi đi chơi khắp hàng xóm, nội ngoại và biết đến cả vẻ đẹp của cánh đồng làng bốn mùa thay áo. 

Tôi nhớ bàn tay dịu hiền của mẹ trong những ngày hè xa lắc. Những ngày hè nắng như đổ lửa; thi thoảng, từng đợt gió Lào khô khốc lại ùa về làm cả không gian làng quê vốn xanh mát cũng trở nên nóng nực, oi ả. Những ngày như thế, tôi thích nhất là được mẹ gội đầu. Mẹ nướng quả bồ kết trong bếp củi cuối buổi còn đỏ lửa, bẻ ra từng miếng nhỏ, bọc trong miếng vải mềm. Tay mẹ cầm chiếc gáo dừa vục xuống bể nước từng gáo dội đều lên đầu lên tóc tôi. Rồi mẹ nhúng bọc bồ kết vào nước cứ thế xoa lên đầu cho tôi. Nước giếng quê mát lành, hương bồ kết thoảng thơm dễ chịu, nhất là từng ngón tay mẹ nhẹ nhàng luồn xuống tận chân tóc, tạo cho tôi một cảm giác thật thích thú. Để rồi, trong những niềm vui ngày hè của tuổi thơ tôi có niềm vui ra ngồi nơi bờ giếng chỉ để chờ được mẹ gội đầu.

Nhớ sao những ngày đông giá lạnh khi còn học cấp ba. Ngày ấy, dù trời có rét căm căm, chiều nào tôi cũng lọc cọc trên chiếc xe đạp cà tàng từ quê ra phố gần hai chục cây số để học luyện thi. Học xong về đến nhà, trời đã tối đen như mực, mưa lạnh căm căm, bụng đói cồn cào. Khi ấy, tôi lại nghĩ ngay đến tô cơm đôi bàn tay mẹ đã ủ ấm sẵn trong chăn từ bữa cơm chiều để dành cho tôi. Cầm tô cơm trên tay, tôi cứ thế ăn ngon lành. Hơi ấm và hương thơm dẻo của tô cơm vẫn lan tỏa như hơi ấm từ đôi bàn tay mẹ.

Tưởng rằng khi anh em tôi đã trưởng thành, lập gia đình, đôi bàn tay mẹ sẽ được thảnh thơi, nhàn rỗi. Nhưng rồi, từng đứa cháu lại lần lượt ra đời và đứa nào ít nhiều cũng lớn lên từ đôi bàn tay của bà. Vợ chồng tôi lập nghiệp ở tít trong Nam. Vậy mà mẹ vẫn không quản tuổi già hay đường sá xa xôi, vẫn có mặt trên những chuyến xe khách vượt hàng nghìn cây số từ Bắc vào Nam để bế bồng các cháu. Nhìn mẹ cưng nựng các cháu trên tay, tôi lại như thấy hình ảnh của tôi thuở nào và thấy thật ấm áp biết bao khi biết đời còn có mẹ.

Mẹ tôi nay tuổi đã xế chiều. Ấy vậy mà những vết chai sần như dấu tích nhọc nhằn vẫn còn hằn khắc trên đôi bàn tay mẹ. Mỗi lần về thăm quê, tôi chỉ muốn được ngồi bên mẹ, nắm lấy đôi bàn tay dạn dày gió sương ấy - đôi bàn tay cả đời chỉ biết hy sinh cho hạnh phúc gia đình! 
(0) Bình luận
  • Dưới bóng cây mận già
    Năm ấy, một ngày đầu mùa hè, con ngựa bạch xuất hiện ở cổng nhà tôi với hai cái sọt to tướng đầy măng rừng trên lưng. Chở nặng, và bị cột vào gốc cây, con ngựa đứng im, đầu hơi cúi xuống trầm tư. Cái đuôi dài xác xơ thi thoảng vẩy lên đuổi một con ruồi vô ý.
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • Câu chuyện một giờ
    Kate Chopin (1850 - 1904) là nhà văn người Mỹ và là một trong những tác giả nữ quyền đầu tiên của thế kỷ 20. Vốn là một người nội trợ, nhưng cuộc đời bà đã thay đổi kể từ sau cái chết yểu của người chồng. Bà trở thành nhà văn viết truyện ngắn đầy tài năng và giàu năng lượng. Kate Chopin được biết đến nhiều nhất qua tiểu thuyết “The Awakening” (1899) - câu chuyện tiên tri đầy ám ảnh về một người phụ nữ.
  • Hoa thủy tiên của mẹ
    Đã nhiều năm trôi qua chúng tôi không lên bờ đón Tết. Mẹ nói đời mẹ gửi cả vào sông. Sống ở trên sông. Mai này mẹ nằm lại đáy sông, nhờ sông giữ giùm phần linh hồn người thiên cổ. Mẹ không muốn xa dòng sông nửa bước. Tôi lớn lên trên chiếc ghe chòng chành sóng nước, qua bao mùa gió trăng. Mùa xuân này tôi ra lái thuyền ngồi chải tóc.
  • Ký ức xương rồng
    (Làm sao em nhớ Mưa ngoài song bay… T.C.S)
  • Tin vào nắng
    Cuối giờ chiều, Diệp gọi cho cô về số máy cơ quan, vừa kịp “Alô” đã nghe đầu kia choe chóe: “Mày còn chết gí ở đấy à? Tuần sau tao cưới rồi, đang túi bụi đưa thiếp mời đây. Mày phải về từ hai hôm trước còn giúp các cụ tiếp khách ở nhà.” Diệp lúc nào cũng thế, cứ ào ào như đi đánh trận. Cầm tấm thiệp được thiết kế khá cầu kỳ, tên chú rể là Biền - không nằm trong số những người quen cũ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khám phá ngã ba Tuần - nơi an giấc nghìn thu của 2 vua, 9 chúa nhà Nguyễn
    Khu vực ngã ba Bằng Lãng (xã Hương Thọ, TP Huế) là hợp nguồn tạo thành sông Hương với vị thế đất đặc biệt nên được các vua chúa nhà Nguyễn chọn làm nơi an nghỉ cuối đời.
  • Gần 500 lễ hội tại Hà Nội được tổ chức, đảm bảo trang trọng, lành mạnh
    Theo báo cáo của UBND Thành phố Hà Nội tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024” chiều 28/3, từ đầu năm đến nay, gần 500 lễ hội của Thủ đô được tổ chức, đảm bảo trang trọng, vui tươi, lành mạnh…
  • Có một miền chỉ một…
    Cách nay không lâu, nhà thơ Quang Hoài trải qua một cơn bạo bệnh. Rất nhiều bạn thơ lo lắng và không khỏi ái ngại cho ông. Rồi may mắn thay, ông đã “thoát hiểm”! Đó cũng là sự ngạc nhiên mà số phận dành cho ông. Càng ngạc nhiên hơn là sau đó cũng không lâu, gần như ngay lập tức, ông cho hạ sinh đứa con tinh thần thứ mười ba mang tên “Miền Hoài Phương”- một cái tên thật có ý nghĩa, lại rất lạ và hấp dẫn độc giả. Hỏi tác giả, mới hay: Đó là cái tên được kết nối, gắn kết thật khéo bởi tên ông (Hoài) cùng tên
  • Gắn biển công trình chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII
    Sáng 29/3, Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBND - UBMTTQ) quận Tây Hồ tổ chức lễ gắn biển công trình nâng cấp, cải tạo Trường Trung học cơ sở (THCS) Quảng An. Đây là công trình tiêu biểu được quận lựa chọn gắn biển chào mừng Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII - nhiệm kỳ 2024 - 2029.
  • Kỳ họp chuyên đề HĐND Thành phố Hà Nội quyết định 17 nội dung về 4 nhóm vấn đề
    “Thành phố quyết định triệu tập kỳ họp thứ 15 để kịp thời xem xét, quyết định các vấn đề lớn, quan trọng theo thẩm quyền liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội, công tác cán bộ kiện toàn chức danh Ủy viên UBND Thành phố, gồm 17 nội dung liên quan đến 04 nhóm vấn đề chính”, đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Chủ tịch HĐND Thành phố, Phó Trưởng đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội phát biểu.
Đừng bỏ lỡ
Đôi bàn tay của mẹ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO