Đợi mong và hi vọng!

Khánh Thư| 06/10/2021 08:36

Hành trình 55 năm của Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội đã được khép lại vào những ngày thu tháng mười năm 2021. Một hành trình mới cũng đang được mở ra với nhiều đợi mong và hi vọng. Cùng tạp chí Người Hà Nội lắng nghe những chia sẻ từ các văn nghệ sĩ của một số hội chuyên ngành trực thuộc Hội Liên hiệp.

Đợi mong và hi vọng!

NSƯT Nguyễn Thị Thanh Loan 
(Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Điện ảnh Hà Nội):
Phấn đấu để có những bước đi ấn tượng và hiệu quả hơn

Trải qua chặng đường 55 năm hình thành và phát triển, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội đã không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động sáng tạo nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của văn học nghệ thuật trong tình hình mới. Cùng với việc cải tiến phương thức hoạt động Hội, tăng cường hoạt động chuyên môn, tập trung đầu tư sáng tác… Hội đã phát huy mạnh mẽ tiềm năng, nhiệt huyết của các hội viên, tạo ra nhiều tác phẩm có chất lượng. Nhiều giải thưởng văn học nghệ thuật đã tạo được tiếng vang, nhiều “sân chơi” cho các văn nghệ sĩ đã được duy trì thông qua các hội thảo, triển lãm, trại sáng tác…

Để có những bước đi ấn tượng và hiệu quả hơn trong thời gian tới, thiết nghĩ Hội nên phát huy tối đa năng lực cống hiến của văn nghệ sĩ, nhất là những nghệ sĩ có tài, các văn nghệ sĩ lão thành; tiếp tục đào tạo bồi dưỡng văn nghệ sĩ kế cận. Mảng lý luận phê bình văn học nghệ thuật cần được đẩy mạnh, việc đầu tư sáng tác cần có trọng điểm và chiều sâu đặc biệt nên vận dụng tối đa thế mạnh của quy chế “đặt hàng” đồng thời cải tiến hơn nữa các giải thưởng văn học nghệ thuật  của Hội Liên hiệp cũng như các hội chuyên ngành. Những kịch bản hay bấy lâu nay phải “cất tủ” vẫn đang trông chờ vào những “bà đỡ” mát tay để có thể sớm đến được với công chúng yêu nghệ thuật. Chúng tôi đợi mong và hi vọng! 

Đợi mong và hi vọng!

Họa sĩ Nguyễn Đình Huống (Hội viên Hội Mỹ thuật Hà Nội): 
Đem hết sức mình để sáng tạo nên những tác phẩm xứng tầm…

Tôi may mắn được là một trong số những hội viên đầu tiên của Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội từ năm đầu thành lập (năm 1966). Nhớ thời kỳ đầu tiên, Hội chỉ có vài chục hội viên  sinh hoạt trong một vài phân hội. Đến nay, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội đã quy tụ hơn 4000 hội viên đến từ 9 hội chuyên ngành. Không chỉ là nơi tập hợp đông đảo lực lượng sáng tác văn học nghệ thuật của Thủ đô,  Hội còn tạo ra những sân chơi cho hội viên thông qua các trại sáng tác, những chuyến đi thực tế hay các cuộc thi, cuộc vận động sáng tác. Những sân chơi ấy như “chất xúc tác” khơi nguồn cảm hứng cho các văn nghệ sĩ, nhất là những văn nghệ sĩ cao niên như chúng tôi.

Thoắt cái mà đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, kỷ niệm 55 năm thành lập Hội cũng là dịp để nhìn lại chặng đường đã qua, để rồi cùng nhau “chung sức”, đem hết sức mình để sáng tạo nên những tác phẩm xứng tầm Thủ đô ngàn năm văn hiến. Trong hành trình mới, tôi hi vọng lãnh đạo Hội và thành phố tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện cho anh chị em văn nghệ sĩ Thủ đô để họ có thêm những động lực trong sáng tạo, từ đó góp thêm vào những thành tựu của văn học nghệ thuật nước nhà, của Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Đợi mong và hi vọng!
Nhà thơ Nguyễn Quang Hưng (Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội):
Đầu tư tích cực hơn cho sáng tác tốt 
và hoạt động nghề nghiệp

Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội có được đội ngũ hội viên đông đảo, nhiều gương mặt uy tín trong đời sống văn nghệ khu vực, cả nước, giàu sức sáng tạo, giàu tiềm năng sáng tác. 

Thực tiễn đời sống với những guồng quay sôi nổi trên các lĩnh vực, và những biến động xã hội to lớn thời gian qua, là những gợi mở phong phú cho văn nghệ sĩ. Để giúp các hội viên bắt nhịp, phát huy mạnh mẽ hơn nhiều với thực tiễn đó, mong rằng lãnh đạo Hội có nhiều đề xuất với thành phố, các sở ban ngành, địa phương liên quan trong việc kêu gọi, vận động, đầu tư cho hội viên sáng tác, đi thực tế. Cùng với đó, nên có những đầu tư thiết thực cho các tác phẩm chất lượng tốt; có khen thưởng xứng đáng cho các tác phẩm giành giải cao trong hệ thống giải của Hội, và cả các giải thưởng của các tổ chức hội nghề nghiệp, bộ, ban, ngành khác nữa mà hội viên Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội nhận được.

Bên cạnh đó, nên sớm nâng cấp trụ sở Hội, hệ thống cơ sở vật chất tại 19 Hàng Buồm nhằm phục vụ tốt hơn cho việc tổ chức các hoạt động nghề nghiệp như hội nghị, hội thảo, triển lãm tranh - ảnh, xem phim, thẩm định, thưởng thức tác phẩm biểu diễn ở quy mô nhỏ, hoạt động thư viện… Trong đó có cả yếu tố không gian, cơ sở vật chất tốt hơn để các hội chuyên ngành hội họp nhóm, tiếp đón hội viên, cộng tác viên.  

Đợi mong và hi vọng!

ThS. Nguyễn Thị Tô Hoài (Hội viên Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội)
Mong muốn Hội Liên hiệp sẽ tiếp tục 
tạo ra nhiều sân chơi bổ ích

Khi được đào tạo rồi công tác trong ngành văn hóa và trở thành thành viên của ngôi nhà chung là Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, chúng tôi càng nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của việc nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, văn nghệ dân gian của Hà Nội nói riêng, cả nước nói chung.

Mặc dù tham gia vào Hội với tuổi đời còn trẻ, kinh nghiệm và trình độ lý luận chưa thực sự dày dặn song chúng tôi đã được hỗ trợ và chia sẻ rất nhiều từ các cô, các bác là các văn nghệ sĩ, các nhà nghiên cứu giàu kinh nghiệm cùng sinh hoạt trong Hội. Điều đó giúp chúng tôi hiểu biết hơn, trưởng thành hơn rất nhiều trong công tác nghiên cứu của mình.

Là hội viên trẻ chúng tôi mong muốn Hội Liên hiệp sẽ tiếp tục tạo ra nhiều sân chơi bổ ích như mở các lớp truyền dạy, bồi dưỡng, tập huấn hoặc các trại viết ngắn ngày để chúng tôi được tham gia sinh hoạt, lắng nghe và trải nghiệm từ đó có những nhận thức đầy đủ, đúng đắn nhất về các giá trị văn hóa, văn học nghệ thuật. Chúng tôi cũng mong sẽ được tham gia vào các dự án, các chương trình nghiên cứu sưu tầm văn hóa, văn nghệ dài hơi của các Hội trực thuộc và của chung Hội Liên hiệp để vừa có điều kiện tìm hiểu, vừa có thể có những đóng góp nho nhỏ vào các hoạt động chung của Hội Liên hiệp.
(0) Bình luận
  • Nhà văn Đức Anh: “Viết văn hay viết phê bình đều cần phải có đầy năng lượng…”
    Nhà văn Đức Anh Kostroma (sinh năm 1993, tại Nga) từng “chào sân” với các tác phẩm ấn tượng như “Thiên thần mù sương”, “Tường lửa”, “Đảo bạo bệnh”. Hành trình sáng tạo đầy bản lĩnh của anh đã nhận được sự đánh giá cao của giới chuyên môn và ghi được dấu ấn mạnh mẽ trong lòng bạn đọc. Giải thưởng “Tác giả trẻ” năm 2023 của Hội Nhà văn Việt Nam đã gọi tên anh cùng với tiểu thuyết “Nhân sinh kép: Sống hai cuộc đời”, bởi đã dám dấn thân thể hiện thế giới quan của “người đi khai phá nét kiêu sa” trong cuộc sống.
  • Người lính và mùa xuân đất nước muôn đời
    Nguyễn Khoa Điềm là tác giả lớn của nền thơ Việt Nam hiện đại. Ông góp vào gia tài thơ ca Việt Nam nhiều tác phẩm xuất sắc, trong đó có bài “Đồng dao mùa xuân”. “Đồng dao mùa xuân” được sáng tác vào tháng 12/1994, in trong sách “Thơ Nguyễn Khoa Điềm - Tuyển tập 40 năm do tác giả chọn” (Nxb Văn học, Hà Nội, 2011). Tác phẩm gồm 9 khổ với 33 dòng thơ, theo thể 4 chữ với phong cách đồng dao. Bài thơ được xem là một trong những tác phẩm thành công trong việc khắc họa hình tượng người lính.
  • Văn học Việt Nam đương đại - những tác động và chuyển đổi tích cực
    Trong bối cảnh đổi mới và hội nhập, văn học và các loại hình nghệ thuật khác đang đối mặt với những thách thức của quá trình sáng tạo và tiếp nhận. Làm sao để công chúng Việt Nam không lãng quên văn hóa đọc, văn hóa thưởng thức và cảm thụ các bộ môn nghệ thuật như sân khấu, điện ảnh, múa, ca nhạc, hội họa… trước sự “bành trướng” của loại hình nghe nhìn, sự “cám dỗ” của điện thoại thông minh cùng các thiết bị điện tử và internet? Đối mặt với những thách thức ấy, các chủ thể sáng tạo đã nỗ lực như thế nào để
  • Chuyện phố - Tiếp nối hành trình trăn trở về thế sự
    Chiều ngày 25/3/2024, NXB Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Bộ môn Lý luận văn học - Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm “Chuyện phố - Một tự sự về đô thị đương đại” tại sảnh Nhà E, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tới dự tọa đàm có đại diện của Ban giám hiệu nhà trường, đại diện Nhà xuất bản, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu cùng đông đảo bạn đọc trẻ.
  • Lắng mình trong những mạch nguồn văn hóa
    Họa sĩ Trần Thị Thu (Thu Trần) bề ngoài có vẻ xù xì, gai góc đối với những ai lần đầu tiên gặp mặt, nhưng bên trong chị lại là người “khát sống, khát yêu” và say mê sáng tạo trong cõi riêng của mình. Không những là họa sĩ vẽ lụa đầy ngẫu hứng, phiêu lưu, chị còn thỏa lòng mình trên những tác phẩm hội họa hoành tráng theo phong cách biểu hiện, trừu tượng. Tranh hoành tráng của Trần Thị Thu cũng giống con người chị, thô ráp mà thâm trầm, tĩnh lặng mà nồng nàn, tầng tầng lớp lớp câu chuyện ẩn trong những mạch nguồn văn hóa mà chị gắn bó, tự thân tìm hiểu đến ngọn ngành.
  • Nhà văn Lê Minh Khuê xa & gần
    Nhà văn Lê Minh Khuê (sinh năm 1949, tại xã An Hải, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa) từng là phóng viên Đài Phát thanh Giải phóng, Báo Tiền phong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ; sau 1975 là phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam, biên tập viên Nhà xuất bản Hội Nhà văn.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Đợi mong và hi vọng!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO