Dự án nghệ thuật Phúc Tân - sông Hồng: Đánh thức một không gian bị lãng quên

Đặng Thủy| 05/03/2020 09:31

Con đường ven bờ vở sông Hồng, phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội từ mấy tháng nay dường như tấp nập hơn. Sự có mặt của 16 tác phẩm nghệ thuật công cộng của 16 nghệ sĩ trong Dự án nghệ thuật Phúc Tân - sông Hồng đã đánh thức không gian đẹp từng là cửa ngõ giao thương của Hà Nội một thời…

Dự án nghệ thuật Phúc Tân - sông Hồng: Đánh thức một không gian bị lãng quên
Chụp ảnh kỷ niệm bên tác phẩm “Thuyền” của họa sĩ Vũ Xuân Đông
Không gian mới, điểm đến mới 
10 giờ sáng, đoạn đường bờ vở ven sông Hồng dường như đã tấp nập hơn. Phía trước bức tường Nhà văn hóa cụm dân cư số 11, những người phụ nữ rôm rả chuyện trò. Có chị bảo nhà ở khu chợ, cách đây vài trăm mét nhưng cả chục năm rồi không ra nơi này, nay thấy mọi người rỉ tai nhau “ra ngoài bờ sông mà xem họ làm đẹp lắm” nên chị mới ra đây. Có chị chỉ tay về chiếc thuyền làm từ các chai nhựa phế thải của họa sĩ Vũ Xuân Đông khoe: “Chị em hội phụ nữ chúng tôi cũng gom được khối chai nhựa cho họa sĩ làm”. Bà Nguyễn Thị Tám, Tổ trưởng Tổ dân phố số 11 vừa xách làn rau từ vườn bãi lên vui vẻ trò chuyện cùng chúng tôi. “Trước, chẳng ai dám ra đây chơi cả vì cả đoạn đường này ngập rác. Từ ngày các nghệ sĩ làm dự án, cả đoạn đường này sạch đẹp hơn nhiều” - bà Tám chia sẻ. 

Dựng xe bên cạnh bức tường có tác phẩm của họa sĩ người Tây Ban Nha, anh Viên Ngọc Chinh đến từ Vietnam Back treet Tour tranh thủ check in địa điểm mới. Anh bảo vừa đọc thông tin trên báo tối qua và đến đây để “tiền trạm”, nếu ổn sẽ chọn làm điểm đến cho tour của Vietnam Back treet Tour. 

Cùng là hướng dẫn viên du lịch như Chinh, sáng nay Giang Xuân Hiếu đến Phúc Tân cùng hai vị khách trẻ người Đức. “Họ mới đến Hà Nội hôm qua, và đây là điểm đến thứ ba của họ sau Lăng Bác và Văn Miếu - Quốc Tử Giám” - Giang Xuân Hiếu tiết lộ trước khi Jean trả lời câu hỏi của tôi về cảm xúc của anh khi lần đầu đặt chân đến đây. “Một không gian rất đẹp, rất thoáng đãng, và những tác phẩm nghệ thuật rất thú vị. Nhưng tôi băn khoăn bức tường kia là của nhà người dân, nếu họ không cho phép thì…?” - Jean cười đáp. 
Có lẽ nếu Jean biết câu chuyện về những bức tường đã từng được xây dựng từ gần 30 năm trước với mục đích để bảo vệ hành lang sông Hồng, và bức tường ấy giờ lại chính là nguồn cảm hứng cho sáng tạo nghệ thuật của các nghệ sĩ trong Dự án cải tạo bức tường bảo vệ hành lang bờ vở sông Hồng, phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm hẳn anh sẽ vô cùng thích thú.   

Dự án nghệ thuật Phúc Tân - sông Hồng: Đánh thức một không gian bị lãng quên
Các em nhỏ vui đùa bên tác phẩm “Bức tường danh vọng” của họa sĩ Trần Hậu Yên Thế

Nghệ thuật công cộng bảo vệ không gian sống
Ông Nguyễn Văn Quang (nguyên cán bộ Công ty TNHH MTV Điện ảnh Hà Nội) chia sẻ rằng ông đã gắn bó với Phúc Tân tròn 60 năm kể từ thuở lên 5. Trong ký ức của ông Quang nơi đây trước là đồng bãi, rộng rãi và thưa thớt, còn có cả Hợp tác xã chuyên trồng ngô khoai canh tác, mùa nào thức ấy. 

Qua thời gian, bãi bờ xanh mướt ngô khoai ấy không còn như xưa. Nhiều hộ dân đã tự ý san lấp, lấn chiếm bờ vở và lòng sông, hình thành những khu vườn kiên cố… Dù rằng chính quyền đã nhiều lần ra quân xử lý các trường hợp vi phạm trật tự đô thị, vệ sinh môi trường, lấn chiếm tại khu vực này nhưng để giải quyết dứt điểm tình trạng này vẫn là một thách thức. Đây cũng chính là “bài toán” khó mà lãnh đạo quận Hoàn Kiếm mong muốn các nghệ sĩ cùng chung sức tìm lời giải. 

Giám tuyển dự án Nguyễn Thế Sơn chia sẻ khi nhận “đề bài” từ Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long anh đã xuống “lăn lộn” ở Phúc Tân cả tháng trời, dành nhiều thời gian nghiên cứu về bến sông này. Theo anh, Phúc Tân từng là cửa ngõ giao thương, là nơi giao thoa nhiều yếu tố văn hoá lịch sử của mảnh đất Thăng Long - Kẻ Chợ, từng là nơi tấp nập trên bến dưới thuyền, và cũng chứng kiến những cơn lũ mỗi mùa nước. Nhưng bãi Phúc Tân nói riêng cũng như những khu vực chạy dọc ven sông lại chưa được ứng xử như mặt tiền thành phố như nhiều nước văn minh trên thế giới. Khu vực ven sông từ cách tiếp cận của lịch sử vẫn bị coi như mặt sau của thành phố, nơi người ta thoải mái xả rác hoặc những thứ phế thải ra đó. Đó cũng là điều mà họa sĩ Nguyễn Thế Sơn băn khoăn. Cũng bởi thế mà anh cùng nhóm nghệ sĩ đã lên ý tưởng thực hiện dự án nghệ thuật công cộng ngay trên bức tường vốn có tác dụng ngăn sự lấn chiếm của người dân địa phương nơi đây. 

Họa sĩ Trần Hậu Yên Thế ví von quang cảnh của bờ vở sông Hồng, phường Phúc Tân lần đầu anh đến ngổn ngang như sau trận bão. “Một không gian đẹp, thơ mộng bên sông nhưng đang đối mặt với thực trạng ô nhiễm môi trường, khiến nhóm nghệ sĩ càng có quyết tâm hơn khi tham gia dự án. Nếu như ở các không gian khác, nghệ thuật thường đi sau, sạch rồi mới đẹp thì ở đây nghệ thuật lại đi trước một bước, nghĩa làm đẹp rồi mới sạch.” - họa sĩ Trần Hậu Yên Thế chia sẻ.

Trên những bức tường còn sót lại ven bờ vở sông Hồng, 16 nghệ sĩ với 16 tác phẩm sắp đặt nghệ thuật đã mang lại sức sống mới cho một không gian tưởng như đã bị lãng quên. Mỗi tác phẩm là một câu chuyện kể mà ở đó các tác giả đã gửi gắm những thông điệp, suy tư, chiêm nghiệm của chính mình. Nếu “Xẩm tàu điện”, “Gánh hàng rong”, “Phù điêu Đông Dương”, “Bức tường danh vọng”, “Lịch sử vỡ”, “Phù sa”, “Phúc Tân gang” là niềm luyến lưu với lịch sử Thăng Long - Kẻ Chợ, với văn hóa truyền thống của cha ông thì “Phản chiếu song hành”, “Nhà nổi”, “Thuyền”, “Gánh hàng rong” phảng phất bóng dáng đời sống người dân làng vạn chài nơi bến sông xưa. Những vấn đề của đô thị hiện đại cũng hiện hữu trong các tác phẩm “Những Thánh Gióng đương đại”, “Emoji City - Tôi yêu Hà Nội”, “Vòng quay”, “Con voi vàng”, “Sống xanh”…
Đáng chú ý, các tác phẩm của dự án phần lớn sử dụng những đồ rác tái chế từ vỏ chai nhựa, thùng phuy, vành lốp bánh xe máy, ống bô xả… cũng như các đồ rác thải làm nguyên liệu chính để tái tạo ra các tác phẩm. “Đây cũng là cách mà chúng tôi gửi gắm thông điệp về bảo vệ môi trường” - họa sĩ Vũ Xuân Đông chia sẻ.

Lan tỏa và gợi mở
Dự án nghệ thuật Phúc Tân - Sông Hồng có thể coi là một điểm sáng trong việc đánh thức các không gian công cộng ở Hà Nội. Sự “thay da đổi thịt” của một không gian tưởng như đã bị lãng quên có sự góp sức rất lớn của cả chính quyền địa bàn và nhóm nghệ sĩ. “Đề bài” mà quận Hoàn Kiếm đưa ra cho các nghệ sĩ hẳn phải là từ bao trăn trở, còn lời giải của các nghệ sĩ cũng là từ bao ấp ủ, nghĩ suy. 

Diego - kiến trúc sư người Tây Ban Nha gắn bó với Hà Nội gần 25 năm đã khiến cho các nghệ sĩ Việt Nam vô cùng xúc động khi anh chọn bức tường ở khu vực nhiều rác thải nhất để thực hiện tác phẩm. Không ít nghệ sĩ tham gia dự án này đã làm việc trong giá rét căm căm của mùa đông Hà Nội để “đứa con tinh thần” của mình sớm được ra đời. 

Nhiều tác giả tham gia dự án này bày tỏ rằng những e dè, nghi ngại ban đầu về điểm “đen”, điểm “nóng” ở Phúc Tân dần nhường chỗ cho niềm tin và hy vọng trong họ về sức lan tỏa của tác phẩm nghệ thuật trong cộng đồng. Niềm tin ấy đã hiện diện trong họ khi chứng kiến những người dân địa phương cùng nhau gom vật liệu để giúp họ làm tác phẩm; những người thợ xây phụ hồ cũng xắn tay xách vữa xây những bậc thềm… 

Có thế nói, kiến tạo không gian văn hóa sáng tạo đang là một hướng đi của Hà Nội khi Thành phố đã gia nhập mạng lưới các thành phố sáng tạo. Tiếp sau Dự án không gian nghệ thuật công cộng trên phố Phùng Hưng, những nỗ lực của chính quyền quận Hoàn Kiếm cùng nhóm các nghệ sĩ khi thực hiện và Dự án nghệ thuật công cộng Phúc Tân - sông Hồng đã chạm tới giá trị nhân văn sâu sắc khi hướng tới những lợi ích cho cộng đồng. 

Để nơi đây trở thành một điểm nhấn tiếp theo của thành phố, có khả năng thu hút cộng đồng cũng như mang lại lợi ích về văn hóa và tham quan du lịch cho chính người dân địa phương, rõ ràng sẽ còn nhiều việc phải làm như: đầu tư cơ sở hạ tầng con đường ven sông, tăng cường công tác vệ sinh môi trường, an ninh trật tự…

Khép lại bài viết này tôi lại nhớ câu chuyện của họa sĩ Phạm Khắc Quang trong sáng xuân hôm ấy. Anh kể, nhà anh ở phường Ngọc Thụy, bên kia sông, mỗi lần qua cầu Long Biên cả đi hay về anh đều dừng lại, dõi mắt về Phúc Tân - nơi mà anh và các nghệ sĩ đã dốc sức để làm đẹp cho không gian công cộng ven sông. Lại mong sẽ có nhiều người như anh đến và dõi về bờ vở ấy mai này.
(0) Bình luận
  • Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”
    Chiều 28/3, Báo Hà Nội mới tổ chức lễ phát động viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”. Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 67 năm ngày Báo Hà Nội mới xuất bản số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2024). Đây cũng là dịp tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về truyền thống văn hóa lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là những thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội của Thủ đô trên hành trình 70 năm xây dựng và phát triển.
  • Bồi đắp hệ giá trị gia đình Thủ đô
    Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến là nơi hội tụ nhiều nét tinh hoa của dân tộc. Nổi bật trong đó là nét đẹp văn hóa gia đình, là ứng xử thanh lịch, văn minh trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Nói theo cách khác, văn hóa gia đình là một trong những nền tảng, cốt lõi để hình thành nên giá trị văn hóa người Hà Nội; góp phần đưa những giá trị văn hóa Thủ đô thăng hoa lên tầm cao mới trong thời đại hội nhập quốc tế.
  • Vinh danh 70 cán bộ Đoàn Thủ đô Hà Nội tiêu biểu năm 2023
    Kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2024), ngày 22/3/2024, Ban Chấp hành Thành đoàn Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm và Lễ Tuyên dương 70 cán bộ Đoàn Thủ đô tiêu biểu năm 2023.
  • Hà Nội: Hành trình cảm xúc của người phụ nữ đi tìm ánh sáng cho con trai, em trai
    Chị Trần Thị Xuân (33 tuổi, thị trấn Vân Canh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội) là nhân vật đặc biệt và đến với khán giả cả nước trong chương trình “Trạm yêu thương” - chủ đề “Điểm tựa bình yên”, phát sóng lúc 10 giờ ngày 23/3 trên kênh VTV1.
  • Lễ hội xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm: Tái hiện nét đẹp giá trị văn hóa truyền thống
    Sáng ngày 22/3, đoàn kiểm tra của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội do đồng chí Bùi Minh Hoàng - Trưởng phòng Xây dựng Nếp sống văn hóa và gia đình (Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội) đã kiểm tra công tác chuẩn bị lễ hội tại xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
  • Cuộc thi báo chí viết về công tác Đoàn và phong trào Thanh thiếu nhi Thủ đô năm 2024
    Thành đoàn Hà Nội vừa phát động “Cuộc thi báo chí viết về công tác Đoàn và phong trào Thanh thiếu nhi Thủ đô năm 2024”. Các tác phẩm dự thi ở 1 trong 4 thể loại: Báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình được đăng tải từ ngày 1/3 đến hết ngày 30/10/2024.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Quận Tây Hồ: đối ngoại nhân dân góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp về công tác đối ngoại của Thủ đô
    Chiều 28/3, Quận uỷ Tây Hồ và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội đã tổ chức ký kết Chương trình phối hợp công tác đối ngoại nhân dân giai đoạn 2024 - 2025.
  • Trấn Bình Môn Kinh thành Huế như bị lãng quên
    Trấn Bình Môn là một cổng phụ trong 13 cửa của Kinh thành Huế nhưng ít người lui tới; như bị lãng quên, xuống cấp theo thời gian và tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai di dời dân để trả lại nguyên trạng cho di tích.
  • Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”
    Chiều 28/3, Báo Hà Nội mới tổ chức lễ phát động viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”. Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 67 năm ngày Báo Hà Nội mới xuất bản số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2024). Đây cũng là dịp tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về truyền thống văn hóa lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là những thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội của Thủ đô trên hành trình 70 năm xây dựng và phát triển.
  • Phú Thọ ra mắt tour du lịch "Về miền Di sản UNESCO ghi danh"
    Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ năm 2024 diễn ra từ ngày 9-18/4 (tức ngày 1-10 tháng 3 âm lịch) tại Khu Di tích lịch sử đền Hùng thành phố Việt Trì và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Phú Thọ, với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn. Đặc biệt, dịp này, Phú Thọ ra mắt tour du lịch “Về miền Di sản UNESCO ghi danh”, lấy đền Hùng làm điểm xuất phát chính để đi đến các điểm danh lam, thắng cảnh khác.
  • Quý I năm 2024, Thành phố Hà Nội đã thu hút 953,2 triệu USD vốn FDI
    Đây là thông tin được Chánh Văn phòng UBND Thành phố kiêm người phát ngôn UBND Thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng chia sẻ tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024”, diễn ra chiều 28/3 tại Trụ sở UBND Thành phố Hà Nội.
  • Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội
    Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội sẽ diễn ra đêm nhạc tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff.
  • Giải Cống hiến 2024: Hòa Minzy là Nữ ca sĩ của năm, Đen Vâu lập cú đúp
    Tối 27/3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cống hiến 2024. Đây là mùa giải Cống hiến lần thứ 18 được tổ chức và mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.
  • “Đào, phở & piano” - trọn vẹn tình yêu Hà Nội
    Từ cuối năm 2023, tín hiệu rất vui với điện ảnh trong nước khi những bộ phim cả tư nhân và nhà nước lần lượt ra rạp, tạo được hiệu ứng tích cực. “Đào, phở và piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn là một trong số đó. Phim được nhà nước đặt hàng, từng giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.
  • Hà Nội và những gánh hàng rong...
    Khi nhắc về Hà Nội, trong vô vàn dáng hình hiện hữu, người ta không thể không nhắc tới những gánh hàng rong. Cùng Người Hà Nội hòa vào nhịp sống hối hả của 36 phố phường trên những gánh hàng rong...
  • Phố cổ của tôi
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Phố cổ của tôi của tác giả Nguyễn Duy Quý.
Dự án nghệ thuật Phúc Tân - sông Hồng: Đánh thức một không gian bị lãng quên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO