Đứa trẻ khóc thét khi cha đánh mẹ

Theo phunuonline.com.vn| 16/06/2017 15:59

Rất nhiều đứa trẻ ôm lòng hận thù, mất hết lòng tin vào những điều tốt đẹp, vào tình yêu hôn nhân, thậm chí lớn lên, chúng cũng tự nhiên mà hình thành kiểu cư xử đầy bạo lực.

Tôi mở máy tính sáng 14/6, tràn ngập các trang mạng là clip “Bé gái khóc thét khi cha đánh mẹ bật máu giữa phố”. Tiếng khóc của bé làm tôi lạnh người, bởi tôi như nghe thấy tiếng thét gào của đàn em giữa sân, khi ba tôi đang la hét, điên loạn táng vào đầu mẹ tôi...
Dua tre khoc thet khi cha danh me
Bé gái tội nghiệp khóc thét khi cha đánh mẹ giữa đường

Cô gái xinh đẹp nọ nói với tôi, cô sẽ không bao giờ để ai đánh mình, cô không sợ bất kỳ thằng đàn ông nào trên đời, vì cô có món võ đặc biệt, chỉ một cú thôi, chúng sẽ đau đớn mà chạy hết. “Võ này em từng dùng khi cha em đánh mẹ em và thành công mỹ mãn”, cô khẳng định.

Món võ của em không xa lạ với bọn trẻ chúng tôi ngày xưa, đó chiêu “bóp hai hòn”. Có điều, tôi và chúng bạn chỉ nghĩ sẽ làm vậy với kẻ thù, chứ chưa từng nghĩ một đứa trẻ phải ra tay với chính cha mình. Nghe cứ vô lý, xót xa thế nào ấy.

“Nhưng khi ấy cha em đang đánh mẹ em như đánh kẻ thù, mẹ em không có khả năng chống trả. Em không cứu mẹ, mẹ bị thương, mẹ chết thì sao?”. Câu chuyện cô gái kể lướt qua trong cuộc chuyện gẫu, nhưng dư âm ám ảnh thì khôn cùng.

Sáng nay, vô tình một clip lan truyền trên mạng ập vào mắt tôi: “Bé gái khóc thét khi cha đánh mẹ bật máu giữa phố”. Tôi hiểu tiếng khóc sợ hãi của bé. Khiếp sợ với hình ảnh kinh dị khác thường của cha, sợ mẹ đau đớn, sợ cha đánh cả mình, một nỗi bất lực không biết làm gì, chỉ còn bật ra tiếng khóc bản năng.

Tôi như nghe thấy tiếng khóc của đàn em mình giữa sân khi ba tôi đang la hét, điên loạn đập phá, táng đủ thứ vào đầu, vào mặt mẹ tôi. Mẹ tôi khi ấy chửi rủa không ngừng, tóc tai rũ rượi, máu me tèm lem. Mỗi khi có ai can ngăn, bà lại la lớn: “Tao làm đơn ly hôn. Chúng mày đi theo ai?”, mấy đứa em tôi vừa khóc vừa nhào vào mẹ.

Mẹ như được tiếp thêm tinh thần, tiếp tục chửi bới ba tôi, nhưng cơn điên giận của ba thì chưa thể ngừng, nó luôn tiếp tục ngùn ngụt bốc cao mỗi khi mẹ dùng cái bài “ly hôn và lôi kéo con cái”.

Chắc hẳn với 100% những đứa trẻ lớn lên trong gia đình bạo lực, từng chứng kiến cha đánh mẹ như tôi, ai cũng nghĩ nỗi đau của mình là dữ dội nhất thế giới, hoàn cảnh gia đình mình là đen tối nhất thế giới, mình là kẻ bất hạnh nhất thế giới.

Rất nhiều đứa trẻ ôm lòng hận thù, mất hết lòng tin vào những điều tốt đẹp, vào tình yêu hôn nhân, thậm chí lớn lên, chúng cũng tự nhiên mà hình thành kiểu cư xử đầy bạo lực. 

Tôi nhớ thời trẻ, mỗi khi gặp một người đàn ông yêu thương mình, tôi đã làm mọi cách khó ưa để anh ta bộc lộ nỗi giận dữ. Tôi muốn biết trong tột cùng điên loạn, trong cơn mất khả năng kiểm soát hành vi, người chồng tương lai của tôi có dùng bạo lực, có trút giận dữ thành đòn roi lên đầu tôi hay không.

Đáng tiếc là phép thử của tôi luôn cho kết quả rất tệ. Có người thẳng tay tát tôi, có người không đánh tôi, nhưng họ sỉ vả, nhiếc móc, bạo hành kiểu tâm lý vô cùng ghê rợn. Người cuối cùng tôi chọn làm chồng vì anh chỉ ném chiếc chìa khóa vào tường và giậm chân bỏ đi khi thấy tôi ôm eo một đồng nghiệp trong hẻm.

Tôi đã tìm hiểu nhà anh rất nhiều. Từ nhỏ tới lớn, anh chưa từng bị ai đánh đòn. Cha mẹ anh chưa bao giờ nặng lời với nhau. Các dì các cậu đều khẳng định mẹ anh là người phụ nữ duy nhất trong dòng họ chưa từng “ăn” một cái tát nào của chồng. 

Biết rằng hôn nhân là bài toán khó, không ai có thể tuyên bố rằng mình đã chủ động chọn này chọn kia và ra đáp án hoàn hảo. Tôi cũng vậy, tôi có thể chọn chồng sai ở những “hạnh mục” như tiền của, sức khỏe, công việc... song những năm tháng mật ngọt luôn đọng lại trong tôi cảm giác bình an.

Mỗi khi ra khỏi nhà, chồng tôi hôn vợ trong tiếng vỗ tay của cậu con trai khi nó còn bò lê trên sàn và tiếng cười châm chọc cha mẹ “sến” khi nó vào tuổi teen. Tôi có thể tự hào nói với chúng bạn: “Mình chẳng bao giờ sợ chồng mình đánh, vì anh ấy không có tính khí ấy. Con trai mình chắc cũng thế, nó chưa từng nhận cú đét mông, tét tay nào của mẹ cha”. 

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Trấn Bình Môn Kinh thành Huế như bị lãng quên
    Trấn Bình Môn là một cổng phụ trong 13 cửa của Kinh thành Huế nhưng ít người lui tới; như bị lãng quên, xuống cấp theo thời gian và tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai di dời dân để trả lại nguyên trạng cho di tích.
  • Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”
    Chiều 28/3, Báo Hà Nội mới tổ chức lễ phát động viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”. Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 67 năm ngày Báo Hà Nội mới xuất bản số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2024). Đây cũng là dịp tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về truyền thống văn hóa lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là những thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội của Thủ đô trên hành trình 70 năm xây dựng và phát triển.
  • Phú Thọ ra mắt tour du lịch "Về miền Di sản UNESCO ghi danh"
    Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ năm 2024 diễn ra từ ngày 9-18/4 (tức ngày 1-10 tháng 3 âm lịch) tại Khu Di tích lịch sử đền Hùng thành phố Việt Trì và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Phú Thọ, với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn. Đặc biệt, dịp này, Phú Thọ ra mắt tour du lịch “Về miền Di sản UNESCO ghi danh”, lấy đền Hùng làm điểm xuất phát chính để đi đến các điểm danh lam, thắng cảnh khác.
  • Quý I năm 2024, Thành phố Hà Nội đã thu hút 953,2 triệu USD vốn FDI
    Đây là thông tin được Chánh Văn phòng UBND Thành phố kiêm người phát ngôn UBND Thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng chia sẻ tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024”, diễn ra chiều 28/3 tại Trụ sở UBND Thành phố Hà Nội.
  • Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội
    Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội sẽ diễn ra đêm nhạc tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff.
  • Giải Cống hiến 2024: Hòa Minzy là Nữ ca sĩ của năm, Đen Vâu lập cú đúp
    Tối 27/3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cống hiến 2024. Đây là mùa giải Cống hiến lần thứ 18 được tổ chức và mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.
  • “Đào, phở & piano” - trọn vẹn tình yêu Hà Nội
    Từ cuối năm 2023, tín hiệu rất vui với điện ảnh trong nước khi những bộ phim cả tư nhân và nhà nước lần lượt ra rạp, tạo được hiệu ứng tích cực. “Đào, phở và piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn là một trong số đó. Phim được nhà nước đặt hàng, từng giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.
  • Hà Nội và những gánh hàng rong...
    Khi nhắc về Hà Nội, trong vô vàn dáng hình hiện hữu, người ta không thể không nhắc tới những gánh hàng rong. Cùng Người Hà Nội hòa vào nhịp sống hối hả của 36 phố phường trên những gánh hàng rong...
  • Phố cổ của tôi
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Phố cổ của tôi của tác giả Nguyễn Duy Quý.
  • Quận uỷ Tây Hồ ra mắt Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây
    Sáng 27/3, Quận ủy Tây Hồ tổ chức lễ ra mắt Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây. Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây phấn đấu thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, tham mưu, giúp việc cho Quận ủy, UBND quận Tây Hồ quản lý toàn diện, tập trung thống nhất khu vực Hồ Tây và vùng phụ cận; triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng Đảng.
Đứa trẻ khóc thét khi cha đánh mẹ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO