Dưới mái vòm Ô Quan Chưởng

Giang Nam/ Báo Nhân Dân| 15/08/2019 07:34

Ô Quan Chưởng là dấu tích cuối cùng của tòa thành bao quanh Thăng Long - Hà Nội xưa. Ði dưới mái vòm Ô Quan Chưởng, bên những rêu phong, người ta thường mường tượng về bóng dáng kinh thành một thuở. Ít ai biết rằng, có một người đã tình nguyện chăm sóc cửa ô ấy 20 năm nay.

Dưới mái vòm Ô Quan Chưởng
Di tích lịch sử Ô Quan Chưởng.

Ô Quan Chưởng là dấu tích cuối cùng của tòa thành bao quanh Thăng Long - Hà Nội xưa. Ði dưới mái vòm Ô Quan Chưởng, bên những rêu phong, người ta thường mường tượng về bóng dáng kinh thành một thuở. Ít ai biết rằng, có một người đã tình nguyện chăm sóc cửa ô ấy 20 năm nay.

Với người Hà Nội, Ô Quan Chưởng (Ðông Hà môn, thuộc quận Hoàn Kiếm) không chỉ là di tích. Ðó là nơi chất chứa những nỗi niềm. Từng có một tòa thành bao quanh Thăng Long - Hà Nội. Từng có đến 21 cửa ô. Nhưng rồi, chỉ còn lại duy nhất cửa ô này. Nơi đây còn ghi dấu ký ức oai hùng, khi quân Pháp nổ súng tiến công thành Hà Nội năm 1873, một vị Chưởng cơ cùng đội quân của mình đã anh dũng chiến đấu đến người cuối cùng. Ô Quan Chưởng như một chứng nhân, ghi dấu những biến thiên của lịch sử. Mỗi khi qua đây, hầu như ai cũng lắng lòng khi tìm lại được bóng dáng xưa của kinh thành. Dưới rêu phong Ô Quan Chưởng, có một người đang ngày ngày lặng lẽ chăm sóc di tích này.

Ô Quan Chưởng không như những di tích khác, có khu vực khoanh vùng bảo vệ riêng. Nơi đây cuộc sống sôi động thường ngày vẫn diễn ra, xe cộ vẫn đi lại tấp nập. Không phải mọi người dân đều có ý thức tại không gian chung ấy. Chiếc vòm cổng là nơi dừng chân tránh nắng của nhiều hàng rong và khách bộ hành. Nhưng đôi khi người đi qua, rác ở lại. Ông Tạ Văn Nhân rời quân ngũ cách đây 20 năm có lẻ. Nhà ông ở ngay đầu phố Thanh Hà. Chứng kiến cảnh rác vương vãi khắp nơi, thấy xót xa cho di tích, ông tự nguyện cầm chổi ra quét dọn cho sạch sẽ. Ðã thế, thi thoảng trên tường xuất hiện những nét vẽ của một số bạn trẻ thiếu ý thức muốn để lại "dấu ấn" khi đến tham quan cửa ô. Lại có người tò mò tìm cách trèo lên để xem phía trên có những gì. Ông Nhân vác ghế ra ngồi ngay cạnh cửa ô, hễ thấy ai làm gì sai trái thì nhắc nhở.

Ngoảnh đi, ngoảnh lại, khi mới bắt đầu công việc, ông Nhân mới sang tuổi trung niên. Giờ thì mái đầu đã bạc ở tuổi 70. Nhiều người bảo cái việc ông Nhân làm là kỳ quặc. Chẳng ai phân công, trả lương thì lại càng không. Cũng chính bởi thế, khi ai đó hỏi về công việc mình làm, ông cũng rất chừng mực trả lời. Ông chỉ bảo mình rảnh rỗi, có thời gian thì tham gia việc chung, coi đó là niềm vui của tuổi già, cũng là để tri ân người đi trước. Công việc không vất vả, song không tránh được những va chạm. Nhiều người tìm cách trèo lên, hay đang xả rác bỗng nhiên thấy một ông già ra ngăn cản. Họ cự lại. Họ "vặn" ông có phải người của cơ quan chức năng không mà can thiệp. Những lúc ấy, ông thường kiên trì, mềm dẻo đến tận khi người ta nhận ra sai sót.

Ô Quan Chưởng được kết cấu theo kiểu vọng lâu. Phía trên cửa vòm là vọng gác của quân lính ngày xưa. Nhìn từ phía trên mới biết, những cây xà cừ lớn gần đó tạo không ít việc cho ông Nhân, nhất là mùa cây rụng lá. Ðể tránh ảnh hưởng tới người đi lại bên dưới, ông Nhân thường dậy sớm, quét dọn từ lúc 6 giờ. Sau khi dọn phần trên, ông mới xuống quét dọn phía dưới. Người ta làm việc một ngày tám giờ, riêng ông Nhân "canh" Ô Quan Chưởng đúng 12 giờ, đến xẩm tối mới về. Trên vọng lâu có một ban thờ nhỏ, thờ vị Chưởng cơ và những người lính hy sinh trong trận chiến chống lại quân Pháp năm ấy. Vào các ngày rằm, mồng một (âm lịch), ông luôn cẩn thận mua đồ lễ, thắp hương để tưởng nhớ anh linh các vị tiền nhân.

Ô Quan Chưởng đã trở thành một phần cuộc sống với ông Nhân. Ông nhớ từng bậc thang lên xuống. Ông nhớ từng vết nứt trên bức tường cổ, nhớ chỗ nào rêu ít, rêu nhiều. Có tuổi, mỗi lúc leo trèo đã khó khăn hơn. Nhưng ông Nhân chưa tính ngày dừng lại. Ông già bình dị, không học nhiều về lịch sử, song lại nhớ nhiều bài hát, câu thơ về những cửa ô. Gặp những vị khách du lịch say mê với di tích này, thi thoảng, ông đọc tặng cho họ những câu thơ mà không phải ai cũng biết…

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Dưới mái vòm Ô Quan Chưởng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO