Dương Cảnh Công và nhị vị phu nhân

Yên Giang (sưu tầm)| 22/01/2021 09:23

(Thành hoàng làng La Cả, phường Dương Nội, quận Hà Đông, TP. Hà Nội)

Dương Cảnh Công và nhị vị phu nhân
Đình La Cả
Theo thần phả hiện còn lưu giữ ở quán La, tương truyền: mẫu ở Thành hoàng làng là cô thợ nhuộm Trần Thị Châu, quê ở Sài Trang, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, đạo Hải Dương. Một lần cô đi nhuộm đến Đại La Trang và Kỳ La Khu gặp đúng dịp mở hội. Cô dừng chân xem hội và nghỉ lại đêm tại bờ rừng, nay là nền quán. Đêm ấy cô được thần mộng triệu hồi thai nghén mà sinh ra ngài. Lớn lên Đương Cảnh Thành hoàng theo học Tản Viên Sơn Thánh rồi kết duyên cùng hai nàng Tuyên Nương và Chính Nương là con gái động chủ Ma Thị (mẹ nuôi Sơn Tinh, cùng dòng dõi tiên thánh). Nhớ lời mẹ kể về nguồn gốc của mình, ngài đưa hai nàng về Đại La sinh sống. 

Ít năm sau cả một vùng rộng lớn của đất nước bị thú dữ hoành hành gây thiệt hại cho gia súc và mùa màng. Vua Hùng Duệ Vương cho sứ giả chiêu cầu người tài ra diệt ác thú cứu dân. Đương Cảnh nghe chiếu truyền, liền tuyển mộ tráng sĩ lên kinh đô xin vua cho đi diệt trừ thú dữ. Hùng Duệ Vương ban cho Vương Cảnh làm Đô đốc, Chính Nương thông thạo rừng núi dẫn đường. Với tài trí của mình cùng sức mạnh của dân binh, bầy thú dữ lần lượt bị ngài tiêu diệt. 

Cuối cùng chúa sơn lâm là “hổ lang vàng mép” bị sa lầy tại Đại La. Ngài cho dân giết hổ lột da, xả thịt mở tiệc ăn mừng. Xương hổ chất thành đống, đến nay còn dấu tích là Đống Hùm nằm trên đường từ đình lên quán La. Da hổ được giữ làm kỷ niệm chiến tích diệt trừ dã thú. Về sau, trong hội rước tấm da hổ được trải trên kiệu của ngài. 

Một hôm vào ngày mùng 2 tháng Chạp tự nhiên có một dải mây hồng đẹp như tấm lụa buông xuống trước cửa trại ngài. Ngài chưa kịp định thần thì hai phu nhân tiên thánh đã theo đó mà ngược về trời. Cảm buồn về cảnh cô đơn, ngài lên ngựa đi sâu vào rừng và cũng không bao giờ về nữa. 

Dân địa phương vội trình việc này lên với vua. Nhớ công trạng của ngài, vua Hùng phong ngài chức Đô đốc Linh Ứng Đại vương và cho dân làng tôn thờ làm Thành hoàng. Dân làng nhớ ơn ngài và hai phu nhân đã dựng quán làm đình đời đời đèn nhang thờ phụng. Lễ hội thường 5 năm mới mở đại đám một lần vào các ngày từ mùng 6 đến 12 tháng Giêng.

Giã La là đoạn cuối của lễ hội diễn ra từ chiều đến hết đêm 14 tháng Giêng, có tục tắt đèn đánh hổ rất hấp dẫn, người xưa có câu: 

Bơi Đăm, rước Giá, hội Thầy
Vui thì vui vậy, chẳng tày Giã La

Đình La Cả là một ngôi đình lớn gồm hai tòa Tiền tế và Đại bái, xếp song song theo kiểu chữ nhị (=).

Trong đình, trên những hàng cột có nhiều câu đối sơn son thiếp vàng ca ngợi công lao của Thành hoàng, trong đó có câu:

Cứu thử vạn phương dân, 
phạt hổ khu lang, tồn hiển tích,
Nguy nhiên nhiên cổ thánh, đằng vân 
giá phượng, tủng anh thanh. 

Dịch nghĩa:

Cứu vạn dân vùng này, dẹp hùm
 đuổi sói, dấu in còn rõ,
Vòi vọi mình thánh muôn thủa, đè mây 
cưỡi phượng tiếng lẫy lừng.

Trong đình hiện còn lưu giữ 22 đạo sắc phong, đạo sớm nhất vào năm Vĩnh Thị thứ 3 (1660), đạo muộn nhất vào năm Duy Tân thứ 3 (1909). Đáng lưu ý có 2 đạo sắc thời Tây Sơn (1792, 1793).

Đình La Cả đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia ngày 7/1/2000. 
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khám phá ngã ba Tuần - nơi an giấc nghìn thu của 2 vua, 9 chúa nhà Nguyễn
    Khu vực ngã ba Bằng Lãng (xã Hương Thọ, TP Huế) là hợp nguồn tạo thành sông Hương với vị thế đất đặc biệt nên được các vua chúa nhà Nguyễn chọn làm nơi an nghỉ cuối đời.
  • Gần 500 lễ hội tại Hà Nội được tổ chức, đảm bảo trang trọng, lành mạnh
    Theo báo cáo của UBND Thành phố Hà Nội tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024” chiều 28/3, từ đầu năm đến nay, gần 500 lễ hội của Thủ đô được tổ chức, đảm bảo trang trọng, vui tươi, lành mạnh…
  • Có một miền chỉ một…
    Cách nay không lâu, nhà thơ Quang Hoài trải qua một cơn bạo bệnh. Rất nhiều bạn thơ lo lắng và không khỏi ái ngại cho ông. Rồi may mắn thay, ông đã “thoát hiểm”! Đó cũng là sự ngạc nhiên mà số phận dành cho ông. Càng ngạc nhiên hơn là sau đó cũng không lâu, gần như ngay lập tức, ông cho hạ sinh đứa con tinh thần thứ mười ba mang tên “Miền Hoài Phương”- một cái tên thật có ý nghĩa, lại rất lạ và hấp dẫn độc giả. Hỏi tác giả, mới hay: Đó là cái tên được kết nối, gắn kết thật khéo bởi tên ông (Hoài) cùng tên
  • Gắn biển công trình chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII
    Sáng 29/3, Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBND - UBMTTQ) quận Tây Hồ tổ chức lễ gắn biển công trình nâng cấp, cải tạo Trường Trung học cơ sở (THCS) Quảng An. Đây là công trình tiêu biểu được quận lựa chọn gắn biển chào mừng Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII - nhiệm kỳ 2024 - 2029.
  • Kỳ họp chuyên đề HĐND Thành phố Hà Nội quyết định 17 nội dung về 4 nhóm vấn đề
    “Thành phố quyết định triệu tập kỳ họp thứ 15 để kịp thời xem xét, quyết định các vấn đề lớn, quan trọng theo thẩm quyền liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội, công tác cán bộ kiện toàn chức danh Ủy viên UBND Thành phố, gồm 17 nội dung liên quan đến 04 nhóm vấn đề chính”, đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Chủ tịch HĐND Thành phố, Phó Trưởng đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội phát biểu.
Đừng bỏ lỡ
Dương Cảnh Công và nhị vị phu nhân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO