Đường Hùng Vương, quận Ba Đình, Hà Nội

25/08/2017 09:02

Đường Hùng Vương dài 1.180m, rộng 12m. Từ ngã tư đường Quán Thánh - đường Thanh Niên bên bờ hồ Tây đến phố Nguyễn Thái Học.

Đường Hùng Vương dài 1.180m, rộng 12m.

Đường Hùng Vương, quận Ba Đình, Hà Nội

Từ ngã tư đường Quán Thánh – đường Thanh Niên bên bờ hồ Tây đến phố Nguyễn Thái Học.

Con đường lớn chạy ngang qua cổng Phủ Chủ tịch, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, quảng trường Ba Đình; cắt ngang qua các phố Phan Đình Phùng, Chùa Một Cột, Lê Hồng Phong, Trần Phú.

Thời Pháp thuộc là đường số 55 (voie No55) năm 1909 được đặt tên là đại lộ Bờ-ri-e đờ li-xlơ (avenue Brière de Isle). Năm 1945 đổi tên thành phố Hùng Vương. Sau năm 1954 gọi là đường Hùng Vương.

Nay thuộc các phường Quán Thánh, Điện Biên, quận Ba Đình.

Tương truyền Hùng Vương là tên hiệu của 18 đời vua đầu tiên của nước ta. Việt sử lược, bộ sử cổ nhát của ta, chép rằng: “Đời Chu Trang Vương (696 – 682 tr.CN) ở bộ Gia Ninh có người dùng thuật lạ hàng phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, hiệu là nước Văn Lang… Truyền 18 đời đều gọi là Hùng Vương”.

Đến bộ Đại Việt Sửtoàn thư thì chép như sau: Vua Phương Nam, hiệu là Kinh Dương Vương, sinh ra Sùng Lãm tức Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy vợ là Âu Cơ, sinh ra một trăm con trai, là tổ của Bách Việt. Người con trưởng nối ngôi vua, hiệu là Hùng Vương, gọi nước là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu. Truyền đến đời thứ 18 thì nước Văn Lang bị Thục Phán thôn tính.

Nếu tính từ Kinh Dương Vương cho đến hết đời Hùng Vương thứ 18 thì triều đại này dài tới 2.622 năm (từ năm 2879 đến năm 258 tr. CN).

Đó là truyền thuyết. Bằng các căn cứ khoa học, ngành sử học nước ta hiện nay đã nhất trí nhận định về thời đại Hùng Vương như sau:

Cách đây khoảng bốn ngàn năm, cùng với thời đại đồng thau phát triển, nước ta bước vào thời kỳ Hùng Vương. Nguyên là từ buổi đó, những bộ lạc thuộc tộc Việt đã định cư ở khu vực nay là Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Có khoảng 15 bộ lạc Lạc Việt sinh sống  chủ yếu ở trung du và đồng bằng châu thổ. Hàng chục bộ lạc Âu Việt sinh sống ở miền Việt Bắc. Tại nhiều nơi người Âu Việt và Lạc Việt sống xen kẽ với nhau cùng với các thành phần cư dân khác.

Do nhu cầu trị thủy, chống xâm lấn và do trao đổi kinh tế và văn hóa, giữa các bộ lạc Việt có xu hướng tập hợp, thống nhất lại. Trong số đó bộ lạc Văn Lang là mạnh hơn. Thủ lĩnh bộ lạc Văn Lang đã đứng ra thống nhất các bộ lạc Lạc Việt, dựng lên nước Văn Lang. Đó là người mà sử gọi là Hùng Vương và con cháu ông tiếp tục mang danh hiệu đó. Như vậy Hùng Vương là những thủ lĩnh của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ bắt đầu dựng nước.

Con đường này đã được mang tên thời kỳ dựng nước: ở đây di tích kiến trúc có Phủ Chủ tịch, có Lăng Bác Hồ vĩ đại, có quảng trưởng Ba Đình lịch sử (xem mục Ba Đình). Riêng Phủ Chủ tịch thì nguyên là Phủ Toàn quyền Đông Dương từ 1902 đến 1906. Để xây dựng dinh thự này thực dân Pháp đã lấy đất của hai làng Xuân Sơn, Khán Sơn thuộc tổng Yên Thành huyện Vĩnh Thuận.

Trước đây, khi còn tòa thành Thăng Long (đời Nguyễn) thì đường này là mặt thành phía tây. Trong những lần xây dựng quảng trường Ba Đình, đã phát hiện những đoạn móng thành đó xây bằng gạch vồ chạy dọc đường Hùng Vương.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Quận Tây Hồ: đối ngoại nhân dân góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp về công tác đối ngoại của Thủ đô
    Chiều 28/3, Quận uỷ Tây Hồ và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội đã tổ chức ký kết Chương trình phối hợp công tác đối ngoại nhân dân giai đoạn 2024 - 2025.
  • Trấn Bình Môn Kinh thành Huế như bị lãng quên
    Trấn Bình Môn là một cổng phụ trong 13 cửa của Kinh thành Huế nhưng ít người lui tới; như bị lãng quên, xuống cấp theo thời gian và tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai di dời dân để trả lại nguyên trạng cho di tích.
  • Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”
    Chiều 28/3, Báo Hà Nội mới tổ chức lễ phát động viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”. Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 67 năm ngày Báo Hà Nội mới xuất bản số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2024). Đây cũng là dịp tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về truyền thống văn hóa lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là những thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội của Thủ đô trên hành trình 70 năm xây dựng và phát triển.
  • Phú Thọ ra mắt tour du lịch "Về miền Di sản UNESCO ghi danh"
    Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ năm 2024 diễn ra từ ngày 9-18/4 (tức ngày 1-10 tháng 3 âm lịch) tại Khu Di tích lịch sử đền Hùng thành phố Việt Trì và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Phú Thọ, với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn. Đặc biệt, dịp này, Phú Thọ ra mắt tour du lịch “Về miền Di sản UNESCO ghi danh”, lấy đền Hùng làm điểm xuất phát chính để đi đến các điểm danh lam, thắng cảnh khác.
  • Quý I năm 2024, Thành phố Hà Nội đã thu hút 953,2 triệu USD vốn FDI
    Đây là thông tin được Chánh Văn phòng UBND Thành phố kiêm người phát ngôn UBND Thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng chia sẻ tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024”, diễn ra chiều 28/3 tại Trụ sở UBND Thành phố Hà Nội.
  • Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội
    Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội sẽ diễn ra đêm nhạc tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff.
  • Giải Cống hiến 2024: Hòa Minzy là Nữ ca sĩ của năm, Đen Vâu lập cú đúp
    Tối 27/3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cống hiến 2024. Đây là mùa giải Cống hiến lần thứ 18 được tổ chức và mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.
  • “Đào, phở & piano” - trọn vẹn tình yêu Hà Nội
    Từ cuối năm 2023, tín hiệu rất vui với điện ảnh trong nước khi những bộ phim cả tư nhân và nhà nước lần lượt ra rạp, tạo được hiệu ứng tích cực. “Đào, phở và piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn là một trong số đó. Phim được nhà nước đặt hàng, từng giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.
  • Hà Nội và những gánh hàng rong...
    Khi nhắc về Hà Nội, trong vô vàn dáng hình hiện hữu, người ta không thể không nhắc tới những gánh hàng rong. Cùng Người Hà Nội hòa vào nhịp sống hối hả của 36 phố phường trên những gánh hàng rong...
  • Phố cổ của tôi
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Phố cổ của tôi của tác giả Nguyễn Duy Quý.
Đường Hùng Vương, quận Ba Đình, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO