Đường Kim Giang, thuộc quận Thanh Xuân và huyện Thanh Trì, Hà Nội.

29/08/2017 09:19

Đường Kim Giang dài 3.000m, rộng 6-7m. Nối tiếp phố Khương Đình, chạy bên bờ tây sông Tô Lịch, qua khu nhà ở Kim Giang, hết địa phận quận Đống Đa, đi tiếp qua hai xã Đại Kim, Thanh Liệt huyện Thanh Trì, đến cầu Bươu trên đường Văn Điển - Hà Đông.


Đường Kim Giang dài 3.000m, rộng 6-7m.


Đường Kim Giang, thuộc quận Thanh Xuân và huyện Thanh Trì, Hà Nội.

Nối tiếp phố Khương Đình, chạy bên bờ tây sông Tô Lịch, qua khu nhà ở Kim Giang, hết địa phận quận Đống Đa, đi tiếp qua hai xã Đại Kim, Thanh Liệt huyện Thanh Trì, đến cầu Bươu trên đường Văn Điển – Hà Đông.

Đường Kim Giang vốn là đất của một thôn thuộc xã Đại Kim, huyện Thanh Trì.

Tên đường đặt tháng 10/1998.

Nay thuộc 2 phường Kim Giang, Hạ Đình quận Thanh Xuân và hai xã Đại Kim, Thanh Liệt huyện Thanh Trì, Hà Nội.

Kim Giang vốn là một trng ba thôn hợp thành thôn Kim Lũ (tên nôm là Lủ): Kim Giang, Kim Lũ, Kim Văn, tên nôm là Lủ Cầu, Lủ Trung, Lủ Văn. Gọi Kim Giang là Lủ Cầu vì ở đây có cầu bắc qua sông Tô Lịch sang xã Định Công. Thôn này thờ Từ Vinh, là cha của Từ Đạo Hạnh, vì Từ Vinh bị Đại Điên chém làm 3 khúc ném xuống sông Tô, đầu dạt vào làng Mọc Thượng Đình, phần chân dạt vào Lủ Cầu và thân mình vào làng Pháp Vân. Cho nên vùng này có câu ca: “Làng Mọc thờ đầu, Lỷ Cầu thờ chân, Pháp Vân thờ mình”.

Nay khu tập thể Kim Giang gồm 8 khu nhà trở thành một phường Kim Giang – vốn là cánh đồng của thôn này.

Đền Kim Giang cũng được gọi là đền Lủ Cầu, hiện trên đường Kim Giang. Đình, đền, chùa đều nằm trên cùng một khu vực. Đền thờ bà Lê Ngại Mỵ Châu, người đã sinh ra Mạo Giáp Hoa. Đình Kim Giang còn gọi là đình Lủ Cầu, thờ tướng Mạo Giáp Hoa sinh vào thời Lê Anh Tông (1557 – 1573) có công đánh giặc Chiêm Thành.

Đình, đền, chùa Kim Giang được xếp hạnh di tích lịch sử văn hóa năm 1989.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Chợ tranh Đông Hồ xưa được tái hiện tại Bắc Ninh
    Tranh Đông Hồ, tên đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, một dòng tranh dân gian Việt Nam có xuất xứ từ làng Đông Hồ (khu Tú Khê, phường Song Hồ, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Tranh Đông Hồ thường được phát hành vào dịp Tết nguyên đán, còn gọi là tranh Tết.
  • Người lính và mùa xuân đất nước muôn đời
    Nguyễn Khoa Điềm là tác giả lớn của nền thơ Việt Nam hiện đại. Ông góp vào gia tài thơ ca Việt Nam nhiều tác phẩm xuất sắc, trong đó có bài “Đồng dao mùa xuân”. “Đồng dao mùa xuân” được sáng tác vào tháng 12/1994, in trong sách “Thơ Nguyễn Khoa Điềm - Tuyển tập 40 năm do tác giả chọn” (Nxb Văn học, Hà Nội, 2011). Tác phẩm gồm 9 khổ với 33 dòng thơ, theo thể 4 chữ với phong cách đồng dao. Bài thơ được xem là một trong những tác phẩm thành công trong việc khắc họa hình tượng người lính.
  • Đoàn văn nghệ sĩ Thủ đô đi thực tế sáng tác tại Thái Bình
    Triển khai kế hoạch hoạt động 6 tháng đầu năm 2024, trong hai ngày 20 và 21/4/2024, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội đã tổ chức chuyến thực tế sáng tác tại tỉnh Thái Bình. Đoàn văn nghệ sĩ Thủ đô do NSND Trần Quốc Chiêm, Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội làm Trưởng đoàn.
  • Cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu không được tăng giá vé xe khách dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
    Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi Sở GTVT các tỉnh, thành phố yêu cầu tăng cường các giải pháp phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân, bảo đảm trật tự, ATGT trong dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 năm 2024.
  • Công thức “vàng” cho bữa ăn nhẹ dinh dưỡng, tiện lợi từ sữa tươi và yến mạch
    “Tầm 4h chiều là lúc cơ thể thèm ăn nhất sau khi đã sử dụng hết năng lượng từ bữa trưa và trải qua mấy tiếng làm việc căng thẳng nhất trong ngày. Những lúc “yếu lòng” này thường được vượt qua suôn sẻ nếu có sẵn ít trái cây, hũ sữa chua hay thanh yến mạch. Riêng tôi thường mang sẵn trong túi một hộp sữa tươi bổ sung ngũ cốc TH true MILK LIGHT MEAL”.
Đừng bỏ lỡ
Đường Kim Giang, thuộc quận Thanh Xuân và huyện Thanh Trì, Hà Nội.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO