Đường Phan Đăng Lưu, huyện Gia Lâm, Hà Nội

06/06/2018 14:52

Đường Phan Đăng Lưu bắt đầu từ đường Hà Huy Tập (ngã tư đường đi Phù Đổng, phía bắc Cầu Đuống) đến Xí nghiệp Gốm xây dựng Cầu Đuống, quốc lộ 3 cũ.

Đường Phan Đăng Lưu dài 700m, rộng 8m.

Đường Phan Đăng Lưu, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Đất xã Yên Viên, huyện Gia Lâm, nay thuộc thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm.

Tên đường mới đặt tháng 7/2000.

Phố này nằm gọn trong thôn Ái Mộ, đây là một thôn đã cùng với 4 thôn: Cống Thôn, Kim Quan Đông, Lã Côi và Yên Viên hợp thành xã Yên Viên, huyện Gia Lâm ngày nay. Thôn Ái Mộ này (khác với Ái Mộ ở đầu phía bắc cầu Long Biên) nguyên có đình thờ vua Lý Thánh Tông làm Thành hoàng làng.

Phan Đăng Lưu(1901-1941) người xã Tràng Thành, huyện yên Thành, tỉnh Nghệ An. Tốt nghiệp Trường Canh nông thực hành, ông ra làm ở nhiều nơi trên miền Bắc, miền Trung. Tham gia đảng Tân Việt ở Vinh, được bầu làm Ủy viên Thường vụ, phụ trách tuyên huấn (1928), rồi sang Quảng Châu liên lạc với Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên để bàn việc hợp nhất. Năm 1930 bị bắt ở Hải Phòng, Pháp kết án 3 năm khổ sai đày đi Buôn Ma Thuột. Năm 1936 bị quản thúc tại Huế ông vẫn tham gia phong trào Đông Dương đại hội, lãnh đạo các báo Sông Hương, Dân, viết sách lý luận chính trị.

Năm 1939 được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương. Tháng 11/1940, ông vào Nam truyền đạt chỉ thị hoãn cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ nhưng không kịp và bị thực dân Pháp bắt, kết án tử hình. Ông hy sinh cùng các đồng chí lãnh đạo Nam Kỳ khởi nghĩa tại Bà Điểm (Gia Định) ngày 26/8/1941.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Đường Phan Đăng Lưu, huyện Gia Lâm, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO