Finado House: Ngôi nhà trí tuệ - Mái ấm tình thương

Hoàng Kim Đáng| 21/10/2019 13:09

Một ông lão và hai cô giáo “không danh hiệu”, không một đồng lương suốt 10 năm liên tục xây dựng nên ngôi trường nổi tiếng và độc đáo ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội để rồi học sinh của họ khi trưởng thành đã tôn vinh họ là “những vị thần” và một tác giả nước ngoài - bà Catherin Guillor (người Canada) qua bài viết đã khẳng định: “Một ngôi trường tuyệt vời cho những học sinh tuyệt vời”.

Finado House: Ngôi nhà trí tuệ - Mái ấm tình thương
Ngôi nhà nhân đạo FINADO trong ngày hội trường
Ông lão ấy là kỹ sư Lưu Quốc Sự, nay đã bước qua tuổi 80. Thời trai trẻ anh Sự là bộ đội cụ Hồ, là giám đốc một xí nghiệp của Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; là sáng lập viên - Phó Chủ tịch Hội cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam cùng với giáo sư bác sĩ, thầy thuốc nhân dân, anh hùng lao động thời kỳ đổi mới Nguyễn Tài Thu - người sáng lập ra tổ chức nhân đạo ấy và trực tiếp làm Chủ tịch Hội.

Hai cô giáo Lê Thị Thu Hiền và Vũ Thị Thu Hà xinh đẹp nhưng đáng tiếc là một người liệt cả hai chân, một người khuyết một bàn tay nhưng tình yêu lớn đã gắn kết họ với nhau làm nên sự nghiệp, tạo dựng nên Ngôi nhà FINADO - Mái ấm tình thương - Ngôi nhà trí tuệ cho hơn 2.000 trẻ em được bồi bổ kiến thức ngoại ngữ Anh văn miễn phí trong suốt 10 năm qua.

Ngôi nhà độc đáo và nổi tiếng ấy mang tên FINADO ra đời vào năm 2009. Lúc ấy trong tay ông Lưu Quốc Sự vừa có một dinh cơ “vườn không nhà trống” rộng đến 2.000m2 vùng nông thôn nghèo nhất, xa nhất của Thủ đô Hà Nội. Đây là cơ ngơi của cô con gái rượu Lưu Thị Cẩm Hà dành cho bố làm nơi tĩnh dưỡng tuổi già và ông Sự đã nhanh chóng đi đến quyết định dành để gây dựng cơ ngơi thành Ngôi nhà nhân đạo kiểu mới. Thời điểm ấy sẵn có mối quan hệ tốt đẹp với một tổ chức phi Chính phủ của Bỉ mang tên là FINADO - dự án giúp đỡ người khuyết tật, ông Sự cùng đồng nghiệp đã đàm phán và nhận được sự chấp thuận của FINADO Bỉ, vì họ biết đây là một dự án có nhiều khả thi, một mô hình mới, mở mang kiến thức và trí tuệ cho trẻ em nghèo ở nông thôn Việt Nam khá lý tưởng, một điển hình cần được nhân rộng. Với sự chung tay giúp sức của tổ chức này, ông Sự đã xây dựng thành một cơ ngơi có đủ văn phòng, các phòng học, phòng dạy nghề, khu nội trú cho giáo viên ở xa, có nhà khách, có nhà ăn… Ông Sự kể lại, lúc đầu ông phân vân không biết nên đặt tên cho Ngôi nhà nhân đạo này là gì? Cũng có số ý kiến về tên gọi nhưng cũng chưa thể ngã ngũ. Tức thì Thu Hiền với đôi mắt sáng lên khi đưa ra cái tên “NGÔI NHÀ NHÂN ĐẠO FINADO – FINADO HOUSE”, ông Sự liền gật đầu đồng tình. “FINADO HOUSE” - Cái tên vừa mang tình hữu nghị, vừa có ý nghĩa chính trị, văn hóa và ngoại giao.

Finado House: Ngôi nhà trí tuệ - Mái ấm tình thương
Kỹ sư Lưu Quốc Sự cùng cô giáo Lê Thu Hiền và cô giáo Vũ Thu Hà (người ngồi trên xe lăn)
những người đã đồng hành cùng Finado House trong suốt 10 năm qua.

Ông Sự thật sự mãn nguyện mà quả quyết rằng: “Nếu tôi chết, tôi sẽ chết ngay ở bên bàn làm việc của tôi, ở ngay cái Ngôi trường nhân đạo lý tường này!” - Và hai con người: Ông Lưu Quốc Sự, Thu Hiền âm thầm và cặm cụi với công việc.
 Tháng 10 năm 2010, FINADO chính thức tổ chức Lễ khai giảng năm học mới với chức năng: “Hỗ trợ học đường - Dạy tiếng Anh miễn phí cho trẻ em nghèo ở nông thôn”.  Tháng 7/2011, Ngôi nhà nhân đạo Finado tổ chức hoạt động hè. Finado Bỉ cử hai tình nguyện viên quốc tế sang dự khai mạc và cùng triển khai chương trình sinh hoạt hè với nhà trường trong thời gian một tháng. Tiếp theo đó, FINADO kết hợp với sinh viên khoa Quốc tế và CLB phát triển kỹ năng sư phạm (ETDC) Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội cử nhiều đoàn sinh viên giỏi cùng tham gia thực tập giảng dạy, áp dụng phương pháp giảng dạy mới gây được hứng thú trong học tập cho học sinh. 

Biết đến hoạt động của Finado, một cựu chiến binh Mỹ đã từng tham chiến tại Việt Nam cũng cử các tình nguyện viên quốc tế của mình tham gia giảng dạy, hỗ trợ cùng với hai cô giáo Thu Hiền và Thu Hà. 

Trong một bài viết về FINADO, tác giả Thùy Linh bày tỏ cảm xúc “bái phục” bởi “một ông lão và hai cô giáo “không danh hiệu”, không một đồng lương nhưng suốt 5 năm qua họ thầm lặng viết nên câu chuyện cảm động, cứ như chuyện cổ tích giữa đời thường ấy!”. Thùy Linh rất đỗi ngạc nhiên: không biết họ sống bằng cách gì để mà tồn tại, để mà nuôi sống cái Ngôi nhà nhân đạo và ba con người ấy. Không phải 5 năm mà đến nay đã 10 năm liên tục họ vẫn sống như vậy. 

Để tồn tại và tiếp tục phát triển, ông Lưu Quốc Sự và cô giáo Thu Hiền cũng phải nhận làm thêm các công việc khác để có thêm thu nhập trang trải cho sinh hoạt hàng ngày. Cô giáo Thu Hà bị liệt cả hai chân, từ thành phố Hồ Chí Minh, tình nguyện ra Hà Nội dạy học tiếng Anh miễn phí ở Ngôi nhà nhân đạo Finado. Thu Hà còn tranh thủ làm thêm công việc kế toán cho một công ty và làm thêm việc dàn trang sách cho một nhà xuất bản, mà quyết không chịu nhận sự trợ giúp kinh tế từ gia đình.

Thu Hiền hiện là Phó Giám đốc Ngôi nhà Finado. Bằng tiền túi, cứ 1 tháng 8 lần ngồi xe buýt từ Hà Nội - Sóc Sơn - Sóc Sơn - Hà Nội và 8 lần đi xe ôm từ bến xe vào đến trường. Đến nơi là bắt tay ngay vào soạn giáo án cho buổi lên lớp hôm sau. Một ngày lên lớp đến ba ca giảng dạy mệt bã cả người nhưng Hiền vẫn vui. Những ngày nhà trường có việc lớn Hiền kiêm luôn cả công việc của Ban tổ chức: trực tiếp xây dựng kịch bản, trực tiếp làm đạo diễn chương trình và dạy các em học hát, tập múa, làm báo tường…

Để Ngôi nhà FINADO tiếp tục tồn tại và phát triển, không thể không nhắc tới sự trợ giúp của Tổ chức FINADO - Bỉ, từ các cơ quan đoàn thể như: Hội cựu chiến binh Sư đoàn 5, Hội thiện tâm của Tập đoàn Vincom, Quỹ trái tim Đại Việt, Câu lạc bộ Netlog miền Bắc, Tập đoàn Toàn Cầu Xanh và đoàn thiện nguyện các giáo viên Hà Nội… 

Vào các dịp Tết Trung thu, Tết Nguyên đán, lễ Giáng sinh… các tổ chức này thường xuyên đến thăm, trao quà, lương thực, thực phẩm, bàn ghế, sách vở cho học sinh của trung tâm. Cô giáo Vũ Hải Hà và các bạn đồng nghiệp từ Thụy Sỹ hay cô hiệu trưởng Trường Tô Hoàng Nguyễn Thu Phương, từ năm 2016 đến nay năm nào cũng đến thăm FINADO, vận động các giáo chức Hà Nội gửi nhu yếu phẩm như gạo, muối, nước mắm, đường, xà phòng và sách vở cho thầy giáo và học sinh của FINADO… Gia đình nhà báo Diệu Ân, gia đình kiến trúc sư Nguyễn Phú Đức cùng với Câu lạc bộ chân dung Hà Nội (Help Porait Hà Nội) đã nhiều lần đến trường tặng quà và chụp ảnh chân dung miễn phí cho các thầy giáo, cô giáo và toàn bộ học sinh.

Sắp đến ngày kỷ niệm 10 năm thành lập (2009 - 2019) không khí nhà trường nhộn nhịp hẳn lên. Tình cảm buồn vui khôn tả. Học sinh ra trường từ khóa đầu tiên cho đến nay các em tới tấp gửi thư về tỏ lòng biết ơn các thầy cô, cảm ơn FINADO - Ngôi nhà đã giúp cho các em bay cao, bay xa. Sinh viên Nguyễn Thị Hương viết: “FINADO - Nơi đầy ắp tình yêu thương và lòng nhiệt huyết của bác Sự, của cô Hiền, cô Hà. Các thầy cô không chỉ vun đắp cho chúng con về kiến thức sách vở mà còn dạy con cách sống, cách yêu thương và cách chia sẻ tấm lòng Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”… “Hai cô đã dành cả tuổi xuân, kiến thức và hơn cả là tình yêu lớn đối với lũ trò nhỏ…” . Còn cô huấn luyện viên Đàm Thị Thanh Huyền cũng ghi lại những cảm xúc hết sức cảm động: “…Cuối cùng, con xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới “Ba vị thần” của con, của FINADO HOUSE!”. Nhiều đoàn khách nước ngoài đến thăm, tặng quà và từ ngạc nhiên đến khâm phục: “…10 năm là cả chặng đường dài, dạy học mà không thu học phí, tự nuôi bản thân mình, đóng góp cả tinh thần lẫn vật chất để xây dựng trường…quả thực là khó khăn lắm, gian nan lắm và cũng vĩ đại lắm!”. “Thật khó có thể tưởng tượng được rằng chỉ với ba nhân vật trong ngôi nhà nhân đạo này mà lại có thể làm nên kỳ tích ấy. Cảm phục thay!” (Ngài phó Đại sứ Hy Lạp Ioannis Tsapanidh thổ lộ với nhà thơ Vũ Minh Huệ - Giám đốc Công ty Vietlink).
(0) Bình luận
  • Gần 500 lễ hội tại Hà Nội được tổ chức, đảm bảo trang trọng, lành mạnh
    Theo báo cáo của UBND Thành phố Hà Nội tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024” chiều 28/3, từ đầu năm đến nay, gần 500 lễ hội của Thủ đô được tổ chức, đảm bảo trang trọng, vui tươi, lành mạnh…
  • Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”
    Chiều 28/3, Báo Hà Nội mới tổ chức lễ phát động viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”. Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 67 năm ngày Báo Hà Nội mới xuất bản số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2024). Đây cũng là dịp tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về truyền thống văn hóa lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là những thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội của Thủ đô trên hành trình 70 năm xây dựng và phát triển.
  • Bồi đắp hệ giá trị gia đình Thủ đô
    Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến là nơi hội tụ nhiều nét tinh hoa của dân tộc. Nổi bật trong đó là nét đẹp văn hóa gia đình, là ứng xử thanh lịch, văn minh trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Nói theo cách khác, văn hóa gia đình là một trong những nền tảng, cốt lõi để hình thành nên giá trị văn hóa người Hà Nội; góp phần đưa những giá trị văn hóa Thủ đô thăng hoa lên tầm cao mới trong thời đại hội nhập quốc tế.
  • Vinh danh 70 cán bộ Đoàn Thủ đô Hà Nội tiêu biểu năm 2023
    Kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2024), ngày 22/3/2024, Ban Chấp hành Thành đoàn Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm và Lễ Tuyên dương 70 cán bộ Đoàn Thủ đô tiêu biểu năm 2023.
  • Hà Nội: Hành trình cảm xúc của người phụ nữ đi tìm ánh sáng cho con trai, em trai
    Chị Trần Thị Xuân (33 tuổi, thị trấn Vân Canh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội) là nhân vật đặc biệt và đến với khán giả cả nước trong chương trình “Trạm yêu thương” - chủ đề “Điểm tựa bình yên”, phát sóng lúc 10 giờ ngày 23/3 trên kênh VTV1.
  • Lễ hội xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm: Tái hiện nét đẹp giá trị văn hóa truyền thống
    Sáng ngày 22/3, đoàn kiểm tra của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội do đồng chí Bùi Minh Hoàng - Trưởng phòng Xây dựng Nếp sống văn hóa và gia đình (Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội) đã kiểm tra công tác chuẩn bị lễ hội tại xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khám phá ngã ba Tuần - nơi an giấc nghìn thu của 2 vua, 9 chúa nhà Nguyễn
    Khu vực ngã ba Bằng Lãng (xã Hương Thọ, TP Huế) là hợp nguồn tạo thành sông Hương với vị thế đất đặc biệt nên được các vua chúa nhà Nguyễn chọn làm nơi an nghỉ cuối đời.
  • Gần 500 lễ hội tại Hà Nội được tổ chức, đảm bảo trang trọng, lành mạnh
    Theo báo cáo của UBND Thành phố Hà Nội tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024” chiều 28/3, từ đầu năm đến nay, gần 500 lễ hội của Thủ đô được tổ chức, đảm bảo trang trọng, vui tươi, lành mạnh…
  • Có một miền chỉ một…
    Cách nay không lâu, nhà thơ Quang Hoài trải qua một cơn bạo bệnh. Rất nhiều bạn thơ lo lắng và không khỏi ái ngại cho ông. Rồi may mắn thay, ông đã “thoát hiểm”! Đó cũng là sự ngạc nhiên mà số phận dành cho ông. Càng ngạc nhiên hơn là sau đó cũng không lâu, gần như ngay lập tức, ông cho hạ sinh đứa con tinh thần thứ mười ba mang tên “Miền Hoài Phương”- một cái tên thật có ý nghĩa, lại rất lạ và hấp dẫn độc giả. Hỏi tác giả, mới hay: Đó là cái tên được kết nối, gắn kết thật khéo bởi tên ông (Hoài) cùng tên
  • Gắn biển công trình chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII
    Sáng 29/3, Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBND - UBMTTQ) quận Tây Hồ tổ chức lễ gắn biển công trình nâng cấp, cải tạo Trường Trung học cơ sở (THCS) Quảng An. Đây là công trình tiêu biểu được quận lựa chọn gắn biển chào mừng Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII - nhiệm kỳ 2024 - 2029.
  • Kỳ họp chuyên đề HĐND Thành phố Hà Nội quyết định 17 nội dung về 4 nhóm vấn đề
    “Thành phố quyết định triệu tập kỳ họp thứ 15 để kịp thời xem xét, quyết định các vấn đề lớn, quan trọng theo thẩm quyền liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội, công tác cán bộ kiện toàn chức danh Ủy viên UBND Thành phố, gồm 17 nội dung liên quan đến 04 nhóm vấn đề chính”, đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Chủ tịch HĐND Thành phố, Phó Trưởng đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội phát biểu.
Đừng bỏ lỡ
Finado House: Ngôi nhà trí tuệ - Mái ấm tình thương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO