Giàu vì làm thợ

Ngọc Tú (Lao động Thủ Đô)| 29/12/2017 10:35

Trong khi rất nhiều cử nhân ra trường phải chật vật vẫn không xin được việc làm, thì không ít học sinh trường nghề, nhất là một số nghề như nghề hàn, điện tử, điện lạnh... lại “đắt giá” ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Tốt nghiệp PTTH, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, Nguyễn Văn Việt (Hoài Đức, Hà Nội) không thi Đại học như bạn bè cùng trang lứa mà quyết định theo học nghề hàn kỹ thuật cao tại một trung tâm dạy nghề ở địa phương.

"Sống khỏe" dù thời buổi khó khăn

Sau 6 tháng học nghề, Việt nhanh chóng tìm được việc làm tại một công ty cơ khí xây dựng, chuyên đi lắp đặt nhà xưởng trong các khu công nghiệp, mức lương khởi điểm 6 triệu đồng/tháng. Với lòng yêu nghề và năng khiếu sẵn có, cộng với sự chịu khó quan sát, học hỏi, Việt nhanh chóng trở thành người thợ hàn lành nghề. Lương của anh tăng dần và hiện đạt mức 11 triệu đồng/tháng.

Trái ngược với Việt, gia đình Hoàng Long (Đông Anh, Hà Nội) rất khá giả, luôn kỳ vọng và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho Long được học hành, phấn đấu. Ấy vậy, mà học hết cấp III, Long không thi đại học mà quyết định nộp đơn học trung cấp nấu ăn, với lý do "có năng khiếu và đam mê nấu nướng". Mặc cho bố mẹ từ khuyên nhủ, động viên đến la mắng, Long vẫn quyết tâm giữ ý định.

Giau-vi-lam-tho

Những người thợ giỏi nghề luôn có cơ hội phát triển, thu nhập cao. Ảnh minh họa: P.D

Học xong, Long xin vào làm một nhà hàng của Nhật. Với năng khiếu và niềm đam mê từ nhỏ, Long vừa làm, vừa tự mày mò học hỏi, nên tay nghề của anh được nâng lên rất nhanh. Long được ông đầu bếp người Nhật quý mến, tin tưởng, cho làm phụ tá và dạy thêm nghề. Được vài năm, lương của anh đã 15 triệu đồng/tháng. Từ ghét bỏ, phàn nàn, trách mắng, giờ đây bố mẹ Long rất tự hào vì cậu con tài năng, ý chí.

Trên thực tế, còn nhiều câu chuyện khác cho thấy những người thợ có nghề luôn sống "khỏe" dù nền kinh tế có khó khăn tới đâu. Chẳng hạn như mấy cô thợ may gần nhà tôi, chỉ có cái cửa hàng nhỏ trong con ngõ nhỏ ngoằn ngoèo, vậy mà khách hàng nườm nượp, chưa kể còn may bỏ mối cho shop thời trang. Những dịp cao điểm như cận Tết, các cô làm ngày đêm không hết việc, thậm chí còn không dám nhận hàng vì quá tải. Một người họ hàng của tôi làm nghề sửa chữa điện lạnh (máy lạnh, tủ lạnh) mùa hè vừa rồi cũng "chạy sô" bở hơi tai, vì khách hàng tin tưởng, gọi tới nhà liên tiếp. Một người bạn của tôi là thợ sửa vi tính cũng vậy, khách hàng luôn ưu ái, vì hầu hết nhà nào cũng có máy tính, có trục trặc nhỏ, họ thích gọi thợ về nhà, đỡ phải mất công mang ra cửa hàng. Chỉ làm vệ sinh máy thôi đã gần 100.000 đồng/lần. Nếu máy hỏng nhiều nhiều thì thợ sẽ tự mang đi, rồi trả lại sau, giá cả "ngon lành".

Đừng chạy theo ngành "hot"

Thực tế hiện nay, phần lớn các gia đình và bản thân các bạn trẻ đều thích đi học đại học, nhất là học các ngành "hot", ngành "sang" chứ không mấy người mặn mà với việc học nghề. Điều này có mặt tích cực, vì để đỗ đại học, để được làm "thầy" thì phải học thật giỏi, và mục tiêu ấy thúc giục con em họ không ngừng phấn đấu.

Song điều đáng nói ở đây, là hầu hết các bậc cha mẹ khi định hướng cho con em mình học đại học, lại chỉ nghĩ đến việc sau này con ra trường sẽ có được một công việc lương cao, nhàn hạ, hơn là làm thợ trực tiếp vừa vất vả, vừa kém "oai". Vì suy nghĩ ấy, không ít người đã bất chấp việc lực học của con mình có hạn, vẫn tạo ra áp lực học hành đè nặng lên vai con em mình, đến mức, có em không đỗ đại học đã buồn chán tìm đến cái chết.

Nhiều gia đình khác, điều kiện kinh tế không cho phép, vẫn cố thắt lưng buộc bụng, thậm chí bán tài sản, đi vay mượn tiền để con được thi cử, học đại học. Bao nhiêu niềm hy vọng đặt cả vào con, nhưng nỗi thất vọng của sẽ lớn hơn khi con ra trường mà không tìm được việc làm hoặc phải làm việc khác với ngành đã học.

Hiện nay, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, việc làm ít, rất nhiều sinh viên kế toán, luật, quản trị kinh doanh, ngân hàng ra trường thất nghiệp. Trong khi đó những thợ tay nghề cao, chuyên môn giỏi ở nhiều lĩnh vực như kỹ thuật điện, điện tử, điện gia dụng, cơ khí, ô-tô, nhiệt, xây dựng, thực phẩm,may mặc, bác sĩ máy tính v.v… đều có nhiều cơ hội việc làm với mức thu nhập cao. Thiết nghĩ các bậc cha mẹ nên chăng đừng quá ảo tưởng vào những chức danh mà cần nhìn thẳng vào năng khiếu của con mình và vào thực tế xã hội để tìm ngành học và nơi học vừa sức, phù hợp.

Khi người ta yêu nghề, làm đúng sở trường thì khả năng thành công và hạnh phúc lớn hơn. Và làm thầy hay làm thợ không quan trọng, mà phải chọn nghề đúng với sở trường và lương tâm, thì chắc chắn sẽ thành công.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”
    Chiều 28/3, Báo Hà Nội mới tổ chức lễ phát động viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”. Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 67 năm ngày Báo Hà Nội mới xuất bản số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2024). Đây cũng là dịp tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về truyền thống văn hóa lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là những thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội của Thủ đô trên hành trình 70 năm xây dựng và phát triển.
  • Phú Thọ ra mắt tour du lịch "Về miền Di sản UNESCO ghi danh"
    Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ năm 2024 diễn ra từ ngày 9-18/4 (tức ngày 1-10 tháng 3 âm lịch) tại Khu Di tích lịch sử đền Hùng thành phố Việt Trì và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Phú Thọ, với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn. Đặc biệt, dịp này, Phú Thọ ra mắt tour du lịch “Về miền Di sản UNESCO ghi danh”, lấy đền Hùng làm điểm xuất phát chính để đi đến các điểm danh lam, thắng cảnh khác.
  • Quý I năm 2024, Thành phố Hà Nội đã thu hút 953,2 triệu USD vốn FDI
    Đây là thông tin được Chánh Văn phòng UBND Thành phố kiêm người phát ngôn UBND Thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng chia sẻ tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024”, diễn ra chiều 28/3 tại Trụ sở UBND Thành phố Hà Nội.
  • Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội
    Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội sẽ diễn ra đêm nhạc tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff.
  • Giải Cống hiến 2024: Hòa Minzy là Nữ ca sĩ của năm, Đen Vâu lập cú đúp
    Tối 27/3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cống hiến 2024. Đây là mùa giải Cống hiến lần thứ 18 được tổ chức và mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.
  • “Đào, phở & piano” - trọn vẹn tình yêu Hà Nội
    Từ cuối năm 2023, tín hiệu rất vui với điện ảnh trong nước khi những bộ phim cả tư nhân và nhà nước lần lượt ra rạp, tạo được hiệu ứng tích cực. “Đào, phở và piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn là một trong số đó. Phim được nhà nước đặt hàng, từng giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.
  • Hà Nội và những gánh hàng rong...
    Khi nhắc về Hà Nội, trong vô vàn dáng hình hiện hữu, người ta không thể không nhắc tới những gánh hàng rong. Cùng Người Hà Nội hòa vào nhịp sống hối hả của 36 phố phường trên những gánh hàng rong...
  • Phố cổ của tôi
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Phố cổ của tôi của tác giả Nguyễn Duy Quý.
  • Quận uỷ Tây Hồ ra mắt Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây
    Sáng 27/3, Quận ủy Tây Hồ tổ chức lễ ra mắt Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây. Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây phấn đấu thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, tham mưu, giúp việc cho Quận ủy, UBND quận Tây Hồ quản lý toàn diện, tập trung thống nhất khu vực Hồ Tây và vùng phụ cận; triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng Đảng.
  • Quy hoạch Phong Hòa: Phát triển đô thị theo hướng bảo tồn các giá trị di tích lịch sử
    Định hướng Quy hoạch phân khu xã Phong Hòa (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) thành lập phường đến năm 2045 và phát triển đô thị theo hướng bảo tồn các giá trị của di tích lịch sử kết hợp giữ gìn cảnh quan sông Ô Lâu, làng cổ Phước Tích.
Giàu vì làm thợ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO