Giọng điệu trẻ trung nhưng kinh lịch trong thơ Quang Hoài

Bùi Văn Kha| 22/03/2018 11:05

Giọng điệu trẻ trung nhưng kinh lịch trong thơ Quang Hoài

Tôi quen anh Quang Hoài đủ lâu để trò chuyện tâm giao, nhưng đọc thơ anh thì chỉ hai mươi năm nay, khi tôi cùng nhà thơ Bùi Việt Mỹ làm cuốn Hà Nội thơ tình tuyển chọn. Tôi chọn bài thơ Nôn nao anh nhớ Nam Hồng vì nó thật sáng sủa. Tôi cho anh là người làm thơ lục bát thuộc tạng quen tay…

Rồi mười năm sau tôi gặp anh thường xuyên hơn khi anh làm biên tập thơ cho tạp chí Tản Viên Sơn. Lúc này tôi mới thật sự đọc thơ Quang Hoài nhiều vì hai lẽ. Một là anh đều đặn cho ra các tập thơ chất lượng; hai là anh ham mê hoạt động thơ với tư cách nhà thơ.

Giọng điệu trẻ trung nhưng kinh lịch trong thơ QUANG HOÀI
Càng ngày, Quang Hoài càng sáng tác và hoạt động với ý thức tác giả. Anh gần như không tính những sáng tác thời kỳ trước 1975 của mình, mà chỉ chuyên chú vào các ấn phẩm có mốc thời gian là thế kỷ hai mốt. Anh không nhận mình là nhà thơ chống Mỹ mà là nhà thơ của hiện thời và hôm nay. 

Trong tập Gió sông Hồng vẫn thổi xuất bản năm 2006, anh cho thấy quan niệm của anh về một thứ thơ dù có vẻ hơi hướng báo chí: Nhà thơ…/ Chỉ có nhà thơ/ Sung mãn đôi cánh mềm mại/ Tung hoành giữa có và không/ (Nhà thơ)

Tuy nhiên giữa có và không, Quang Hoài nghiêng về cái không hơn: Mẹ đã cho con cánh cò giấc mơ tuổi nhỏ, mà sao con chẳng thể bay cao bay xa giữa trời lộng gió, để lụi tàn bếp lửa mẹ nhen? (Trước mộ mẹ)

Chẳng biết trái ngang đời thực thế nào, mà hình tượng Mỵ Châu cứ ám ảnh nhà thơ, để mấy lần trong thơ đọng nỗi niềm oan khuất: Dẫu lầm lỡ hay dại khờ/ Trắng trong sao hóa vết nhơ để đời?/… Cúi xin hỏi đất cùng trời/ Oan này kêu đến bao đời cho khuây/ (Trước am thờ Mỵ Châu)

Mấy câu này tuy không nói rõ là ai, mà cái liên tưởng lại trầm buồn đến vậy:

Thương ai trót nông nổi/ Đợi chờ ai sám hối/ Mà mắt sóng đỏ hoe/ Rưng rưng bên cố đô? (Gió sông Hồng vẫn thổi).

Xin nhắc lại, đây là những câu thơ làm trước năm 2006.

Đã buồn như bao anh chàng làm thơ.

Giá đừng dốc cái đắm say/ Dại khờ đổi lấy tháng ngày xót xa/ Giá đừng bèo bọt sẻ chia/ Cả tin kẻ thả bùa mê lọc lừa/ Giá đừng tỉnh bán mê mua/ Vàng thau lẫn lộn thiếu thừa quẩn quanh/ (Gửi em đi Côn Sơn)

Đến nỗi, trước mộ cụ Nguyễn Tiên Điền, càng buồn, mà buồn cũng chỉ “một mình mình biết, một mình mình hay”: Anh cúi đầu đứng lặng/ Buồn không được cùng em…//…Một nỗi đau tái tê/ Em ơi! Em có biết? (Thơ tình viết trước mộ Nguyễn Du).

Trước những sự tình xảy ra buồn nhiều hơn vui, mà chỉ “giống nhà thơ” mới rõ: Ơi Thái Bình! Mẹ và em/ Ngày đêm lận đận lo toan…//…Tôi ở Đồng Châu đêm ấy/ Hồn theo trăng nhảy lung linh. (Trăng nhảy ở Đồng Châu).

Chỉ Quang Hoài, khi trước biển mới viết ra được cái hình ảnh trăng nhảy. Ban ngày là hoa sóng, ban đêm trăng trên sóng như đang nhảy. Tôi không bàn về cái sự vận động này. Thơ, đôi khi khó nói tách bạch được. Thì kệ nó đi. Miễn là nó đẹp.

Trong tập Chớp lửa đường cong viết năm 2009, nhà thơ Quang Hoài lại có suy ngẫm liên tưởng phi thực mà có lý: Người ngồi chuốc rượu dưới hoa/ Cùng Trăng với Bóng kết ba bạn đời/ Trăng nào chạm được chén mời/ Bóng nào cạn được cùng Người…Người ơi! (Với Lý Bạch)

Cùng mạch này, Quang Hoài viết về nhà thơ tiền bối Lê Đạt: Người “tử tế” của chữ/ ông tin không bao giờ không có/ và mê mải kiếm tìm/ suốt cuộc đời cách tân thơ Việt/ “phu chữ” chan chan nước mắt/ “bóng chữ” nhập nhòa bóng đen… (Người “tử tế” của chữ).

Cái tâm sự của người xưa truyền sang người nay một tâm trạng dài như một tứ thơ xuyên thời gian.

Mặt trăng gần ta dịu êm/ Mặt trời xa ta chói lóa/ Ai bảo đó không là sự thật (Sự thật).

Đúng quá còn gì cái anh hoàng đế của Andersen.

Ai bảo ao tù không có sóng/ Khi thấy gió về sóng chẳng nổi lên/ Gió càng to sóng càng lặn xuống/ Ở đáy ao sóng ẩn trong bùn./ (Sóng ở ao tù).

Sáng tạo nhất là câu “ở đáy ao sóng ẩn trong bùn”. Lặn xuống là ẩn mình, như cọp, như rồng, 

Men tình còn một chút này/ Ta làm cà cuống trút cay cho đời!/ (Cà cuống)

Mải mê tìm ngọt đầu môi/ Nên sa mộng mị… nửa đời long đong/ Biết đâu rực rỡ cầu vồng/ Chẳng bằng chớp lửa đường cong đầu mày/ (Chớp lửa đường cong).

Đây là những câu thơ tình, đậm cá thể (Cái cá thể của Đặng Huy Giang).

Khi đọc tập Giữa hai bờ trăng khuất làm năm 2010, tôi cứ băn khoăn về cái bờ trăng nó có hay không, vì trăng vốn hình tròn, vô thủy vô chung. Giữa trăng có phải là tâm hình tròn không? Giữa hai bờ trăng khuất/ Nõn nà hai vầng trăng/ Giữa hai bờ trăng khuất/ Thẳm sâu một mạch ngầm/ Anh về với miền em/ Về với miền bình yên/ Giữa hai bờ trăng khuất… (Giữa hai bờ trăng khuất).

Tôi bèn đọc câu dưới thì rõ là thi trung hữu họa. Tưởng như cái vùng lõm là một dòng sông, đó là nude. Nhưng về với miền em là thực, thực ra đây cũng là triết lý nhân bản gốc rễ. Ngay cả cái triết lý cộng sinh diễn giải quá hay: Chiều xuân bên gốc lim già/ Tôi ngồi nhẹ vuốt rễ đa mọc nhờ/…/ Sum suê đa giấu lá cành/ Rễ tìm về đất một nhành cắm sâu/ Chẳng làm tầm gửi lim đâu/ Rễ đa chiu chắt mỡ màu cho lim/ Cộng sinh rễ khỏe gốc bền/ Rễ đa trường thọ sống bên lim già (Bên gốc lim già).

Riêng cái suy lý ở bài này thì cần phải tán rộng, tỷ mà phú nhiều: Em và anh – hai cốc nước đầy/ Nước tràn bờ nhau trơ hai cốc rỗng/ Sau tột cùng giao hoan khát vọng/ Ta mất gì trong nguyên vẹn pha lê? (Pha lê)

Tôi đã được chính nhà thơ Quang Hoài kể về chuyện tên bài thơ lấy làm tập Giọt trời trên lá sen (làm năm 2012). 

Mùa đến… mùa đi… mùa không mùa/ Trong vô tận giọt giọt/ Anh tìm những giọt em/ Giọt trời trên lá sen… (Giọt trời trên lá sen).

Bài thơ này có cái tình trong cái dục. Nhưng không tà ý. Đây là siêu tinh túy em. Thơ nói được. Còn phàm thì khó.

Cũng như: Trăng hồ Văn ngàn năm/ Bùn hồ Văn ngàn năm/ Ngàn năm hương sóng… (Hồ Văn đêm Nguyên tiêu).

Hay như cách nói khác: Trên đầu ta/ Hồn 54 dân tộc/ Phần phật trưa Lũng Cú/ Ta kính cẩn cúi chào màu đỏ/ Ngẩng đầu lên/ Chất ngất cánh vàng bay!… (Trưa Lũng Cú)

Hay như câu hỏi thật, thật đến độ không cần suy diễn: Nhìn em và các bạn em/ Lòng tôi quặn thắt/ Rừng sao xanh mà người Mông héo hắt?/ Bao giờ điện sáng vùng biên?/ Bao giờ những chàng trai Mông như cây sến, cây lim?... (Ghi vội ở công trường thủy điện sông Nhiệm Ba).

Ta còn gặp ở Quang Hoài - con người công dân, ý thơ hùng bay:

Hỡi những mưu ma chước quỷ!/ Hỡi những khát vọng cuồng điên!.../ Chúng con có trong mình Điện Biên/ Mẹ ơi mẹ! xin mẹ đừng lo lắng/ Chim Lạc bay trên mặt trống đồng/ Trống Điện Biên dậy sóng biển Đông! (Trống Điện Biên dậy sóng biển Đông).

Hoặc:

Biển một ngày không thể vắng các anh/ Chân đạp nước đầu đội trời lồng lộng/ Như cánh hải âu vỗ mềm chân sóng/ Khát vọng hòa bình từ biển bay lên/ (Biển một ngày không thể vắng các anh). 

Câu “Khát vọng hòa bình từ biển bay lên” rất mới.

Hoặc trên biên giới phía Bắc:

Một tiếng gáy/ Sương tròn mắt lá/ Trong veo nước suối nguồn/ Bên cỏ bên hoa/ Xanh rờn đỏ thắm/ Nhặt những câu thơ/ Đúc phôi hồng… (Trong veo nước suối nguồn).

Đã đi cùng nhà thơ một đoạn đường ước khoảng mười lăm năm trong chặng đường sáng tác của anh, tôi phân vân không biết có dám như anh không? Bởi vì cái bảo thủ trong tôi đã yên định một cách nhìn rồi. Nhưng Quang Hoài bảo đây là ánh nhìn. Có lẽ cái tươi trẻ trong anh nó thường trực khát khao thay đổi, không, phủ định sạch trơn. Có phải vậy không? Vỡ sáng?
Ta cứ ngỡ đã đêm là tối, đã ngày là sáng/ Đâu biết nắng ngày ủ mật đêm đen/ Bỗng một đêm lòng ta vỡ sáng/ Sáng loang ra xóa sạch ánh nhìn! (Vỡ sáng).
(0) Bình luận
  • Dưới bóng cây mận già
    Năm ấy, một ngày đầu mùa hè, con ngựa bạch xuất hiện ở cổng nhà tôi với hai cái sọt to tướng đầy măng rừng trên lưng. Chở nặng, và bị cột vào gốc cây, con ngựa đứng im, đầu hơi cúi xuống trầm tư. Cái đuôi dài xác xơ thi thoảng vẩy lên đuổi một con ruồi vô ý.
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • Câu chuyện một giờ
    Kate Chopin (1850 - 1904) là nhà văn người Mỹ và là một trong những tác giả nữ quyền đầu tiên của thế kỷ 20. Vốn là một người nội trợ, nhưng cuộc đời bà đã thay đổi kể từ sau cái chết yểu của người chồng. Bà trở thành nhà văn viết truyện ngắn đầy tài năng và giàu năng lượng. Kate Chopin được biết đến nhiều nhất qua tiểu thuyết “The Awakening” (1899) - câu chuyện tiên tri đầy ám ảnh về một người phụ nữ.
  • Hoa thủy tiên của mẹ
    Đã nhiều năm trôi qua chúng tôi không lên bờ đón Tết. Mẹ nói đời mẹ gửi cả vào sông. Sống ở trên sông. Mai này mẹ nằm lại đáy sông, nhờ sông giữ giùm phần linh hồn người thiên cổ. Mẹ không muốn xa dòng sông nửa bước. Tôi lớn lên trên chiếc ghe chòng chành sóng nước, qua bao mùa gió trăng. Mùa xuân này tôi ra lái thuyền ngồi chải tóc.
  • Ký ức xương rồng
    (Làm sao em nhớ Mưa ngoài song bay… T.C.S)
  • Tin vào nắng
    Cuối giờ chiều, Diệp gọi cho cô về số máy cơ quan, vừa kịp “Alô” đã nghe đầu kia choe chóe: “Mày còn chết gí ở đấy à? Tuần sau tao cưới rồi, đang túi bụi đưa thiếp mời đây. Mày phải về từ hai hôm trước còn giúp các cụ tiếp khách ở nhà.” Diệp lúc nào cũng thế, cứ ào ào như đi đánh trận. Cầm tấm thiệp được thiết kế khá cầu kỳ, tên chú rể là Biền - không nằm trong số những người quen cũ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) qua tiếp thu, chỉnh lý đủ điều kiện trình Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội
    Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Nguyễn Công Anh, cho biết, Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) qua những lần xin ý kiến gần đây, cơ bản việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật được các cơ quan Trung ương, đại biểu Quốc hội đánh giá cao và tán thành nhiều nội dung, được lãnh đạo Quốc hội đánh giá đủ điều kiện để trình kỳ họp thứ 7 của Quốc hội.
  • Quận Tây Hồ: đối ngoại nhân dân góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp về công tác đối ngoại của Thủ đô
    Chiều 28/3, Quận uỷ Tây Hồ và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội đã tổ chức ký kết Chương trình phối hợp công tác đối ngoại nhân dân giai đoạn 2024 - 2025.
  • Trấn Bình Môn Kinh thành Huế như bị lãng quên
    Trấn Bình Môn là một cổng phụ trong 13 cửa của Kinh thành Huế nhưng ít người lui tới; như bị lãng quên, xuống cấp theo thời gian và tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai di dời dân để trả lại nguyên trạng cho di tích.
  • Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”
    Chiều 28/3, Báo Hà Nội mới tổ chức lễ phát động viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”. Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 67 năm ngày Báo Hà Nội mới xuất bản số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2024). Đây cũng là dịp tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về truyền thống văn hóa lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là những thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội của Thủ đô trên hành trình 70 năm xây dựng và phát triển.
  • Phú Thọ ra mắt tour du lịch "Về miền Di sản UNESCO ghi danh"
    Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ năm 2024 diễn ra từ ngày 9-18/4 (tức ngày 1-10 tháng 3 âm lịch) tại Khu Di tích lịch sử đền Hùng thành phố Việt Trì và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Phú Thọ, với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn. Đặc biệt, dịp này, Phú Thọ ra mắt tour du lịch “Về miền Di sản UNESCO ghi danh”, lấy đền Hùng làm điểm xuất phát chính để đi đến các điểm danh lam, thắng cảnh khác.
  • Quý I năm 2024, Thành phố Hà Nội đã thu hút 953,2 triệu USD vốn FDI
    Đây là thông tin được Chánh Văn phòng UBND Thành phố kiêm người phát ngôn UBND Thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng chia sẻ tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024”, diễn ra chiều 28/3 tại Trụ sở UBND Thành phố Hà Nội.
  • Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội
    Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội sẽ diễn ra đêm nhạc tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff.
  • Giải Cống hiến 2024: Hòa Minzy là Nữ ca sĩ của năm, Đen Vâu lập cú đúp
    Tối 27/3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cống hiến 2024. Đây là mùa giải Cống hiến lần thứ 18 được tổ chức và mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.
  • “Đào, phở & piano” - trọn vẹn tình yêu Hà Nội
    Từ cuối năm 2023, tín hiệu rất vui với điện ảnh trong nước khi những bộ phim cả tư nhân và nhà nước lần lượt ra rạp, tạo được hiệu ứng tích cực. “Đào, phở và piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn là một trong số đó. Phim được nhà nước đặt hàng, từng giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.
  • Hà Nội và những gánh hàng rong...
    Khi nhắc về Hà Nội, trong vô vàn dáng hình hiện hữu, người ta không thể không nhắc tới những gánh hàng rong. Cùng Người Hà Nội hòa vào nhịp sống hối hả của 36 phố phường trên những gánh hàng rong...
Giọng điệu trẻ trung nhưng kinh lịch trong thơ Quang Hoài
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO