Giữ "chất" Tràng An

Dã Liên/NSHN| 14/02/2019 07:07

Cũng là chén trà sen, nhưng vì sao trà sen của người Hà Nội làm nên lại có sự khác biệt? Cũng là cây đào Tết, nhưng vì sao người tinh ý phải chọn đào Nhật Tân mà không cứ phải những cây "cành to, gốc lớn"? Cũng bát phở, nhưng sao cứ phải phở phố cổ mới ngon? Phải chăng sự tinh tế đã làm nên những sản phẩm "thương hiệu Hà thành". Nhưng thị trường cạnh tranh đang đặt ra những thách thức trong việc giữ gìn nét đẹp ấy. Bản sắc văn hóa Thăng Long - Hà Nội, không gì khác hơn chính là gìn giữ sự tinh tế trong cách

Giữ
Tinh tế trong những điều giản dị

Ông Nguyễn Văn Toàn (phường Nhật Tân, quận Tây Hồ) đang chăm những gốc đào chuẩn bị đón Tết. Đường vào khu vườn qua con ngõ nhỏ, khiến khu vườn yên tĩnh, tách biệt hẳn khỏi những ồn ào. Những gốc đào đều xù xì màu thời gian, nếu tinh ý, sẽ nhận ra gốc, thân, cành, dăm đều cân đối. Ông Toàn nói rằng, phải tuân thủ tỷ lệ phù hợp, mới tạo ra sự cân đối, chứ không phải chạy theo "mốt" gốc "khủng" nhưng cành chỉ bằng que tăm. Những gốc đào xù xì một cách tự nhiên chứ không phải là những nhát băm bổ nhân tạo thô kệch.

Không chỉ đào cây mà đào cành cũng phải chỉn chu chăm sóc. "Phải cỡ 5-7 tuổi trở lên đào mới cho hoa ở độ khỏe nhất, đẹp nhất. Gia đình tôi trồng đào đủ tuổi rồi mới bán cho khách" - ông Toàn chia sẻ. Nghe có vẻ kỳ cục, nhưng những cây đào non tuổi ra hoa thì sẽ bị cắt đi, chứ không bán ra thị trường. Ngoài chuyện cầu kỳ trong cách thức chăm sóc đào, ông Nguyễn Văn Toàn còn được biết đến là người hiếm hoi ở Nhật Tân giữ được giống đào cổ. Đào cổ Nhật Tân sắc thắm, bông to. Nhưng nhược điểm là hoa thưa, chỉ nở đúng một đợt. Chẳng may nở không đúng hẹn là hỏng cả vụ. Giờ người ta trồng giống mới nhiều hơn. Hoa dày, nhỡ nở sớm, vặt đi lại có đợt khác đón Tết. Nhà ông Toàn nằm sâu trong ngõ, nhưng những người sành chơi tìm đến vườn đào của ông từ rất sớm. Nhiều năm đến rằm tháng Chạp là đã không còn đào để bán.

Ngày xưa chỉ có Nhật Tân, bây giờ thì nhiều nơi người ta cũng trồng đào. Những ngày giáp Tết đào được bày bán khắp nơi, nhưng phải đến vườn đào ở Nhật Tân mới nhận ra sự khác biệt. Không nhất thiết phải "gốc lớn, cành to", mà là ở sự tinh tế trong cách chơi. Một cây đào nhỏ xinh trong chậu, nhưng gốc nhuốm màu sương gió. Trên cái nền già cỗi ấy, những mầm, những nụ bừng lên sức xuân mãnh liệt.

Người Hà Nội vốn tinh tế trong lối sống, trong cách thưởng ngoạn, cách chơi. Những sản phẩm làm ra hay mua về cũng phải đáp ứng được yêu cầu ấy. Tích lũy qua tháng, qua năm, những điều tưởng giản dị cũng mang những nét cầu kỳ, tài hoa. Người ta gọi đó là bản sắc, là "chất" Tràng An. Cùng một bài ca trù, nhưng khi người nghệ nhân của đất Thăng Long trình diễn, chỉ nhìn đào nương cúi chào, chỉ mới nghe tiếng phách, tiếng đàn đã thấy khác. Ngoài sự kỳ công, luyện tập sao cho khuôn miệng ca nương khi nhả chữ buông câu phải như hoa nụ, hoa khai cũng là một sự khổ công. Sự nền nã, cao sang là thứ không dễ bắt chước được. Chí ít, nó cần sự thẩm thấu bởi thời gian.

Nói về tinh hoa Hà Nội, nhiều người cũng thường nhắc đến trà sen. Cũng như cây đào Tết hay ca trù, trà sen đâu phải "của riêng" Hà Nội? Cứ có trà, có sen, khắc có những ấm trà sen. Nhưng trà sen Quảng An vẫn cứ được tìm kiếm nhiều nhất và khó mua nhất. Không chỉ do ướp bằng giống sen "bách diệp" (trăm cánh) ngát hương của Tây Hồ mà còn bởi cách thức ướp "chẳng giống ai". Người ta chỉ lựa những bông sen chúm chím. Ấy là khi hương thơm đã "đến độ" nhưng vẫn được những cánh hoa giữ lại, chưa kịp tỏa đi. Thời điểm hái sen cũng là lúc sớm tinh mơ, trước khi mặt trời lên. Đấy cũng là thời điểm hương sen đằm nhất. Cánh sen, nhụy sen được tách ra, chỉ lấy gạo sen để ướp.

Trà được ủ với cánh sen cho mềm rồi mới rải đều với gạo sen. Ướp với gạo sen xong, lại sấy khô trà rồi lại ướp. Sáu, bảy lần như thế, trà sen mới thành. Không ngạc nhiên khi hơn 1.000 bông hoa mới cho được một cân trà sen Quảng An. Và cũng không ngạc nhiên khi người ta cho rằng ướp trà sen là một nghệ thuật.

Thử thách mới

Những người địa phương khác dễ có cảm giác "kỳ kỳ", khi người Hà Nội rồng rắn xếp hàng để ăn một bát phở hay mua mấy chiếc bánh chưng, bánh Trung thu hương vị Hà Nội. Chỉ vì mấy món "khoái khẩu" mà sao phải khổ sở thế?! Nhưng sống ở Hà thành lâu năm, khi đã thưởng thức đủ những món ngon vật lạ, người ta sẽ thấy sự khổ công ấy... có lý! Ấy là vì những tiệm phở lâu năm ở Hà Nội, mỗi tiệm có một hương vị riêng, trên cái nền chung. Chỉ một "khoảng cách" rất nhỏ trong hương vị bát phở của một hiệu gia truyền thôi nhưng học theo dường như là chuyện bất khả thi. Nhiều người nấu phở chuyên nghiệp khác học mãi, thử mãi mà vẫn thất bại.

Chỉ khi đã nếm qua nhiều món ăn Nam - Bắc, khi khẩu vị đã trở nên sành sỏi, người ta mới nhận ra sự khác biệt tinh tế trong hương vị bát phở, giữa những bát phở "chất Hà thành" với phần còn lại. Những hiệu phở gia truyền thường đời nọ nối đời kia, chỉ kinh doanh ở một địa chỉ duy nhất. Quá lắm là mở thêm một, hai cửa hàng khi con cháu muốn kinh doanh riêng. Thành thử, muốn thưởng thức đương nhiên chỉ còn mỗi cách... xếp hàng!

Nhiều gia đình Hà Nội vẫn giữ cái nếp "làm thương hiệu theo địa chỉ". Là bánh cốm Nguyên Ninh phố Hàng Than, là phở Sướng trong ngõ Trung Yên, là hương trầm ở phố Hàng Khoai... Chữ "tín" được bồi đắp theo năm tháng qua những lời "mách nhỏ". Rằng muốn ăn, muốn mua sản phẩm ấy thì chỉ có ở địa chỉ này. Cái lối kinh doanh có phần "chảnh", "khái" ấy là nét văn hóa thú vị, nhưng cũng là điểm yếu trong cơ chế thị trường. Kinh doanh thời hiện đại chú trọng đến chăm sóc khách hàng. Thay vì xếp hàng, người ta có thể nhận hàng tại nhà, chỉ cần đặt qua mạng. Thương hiệu thời hiện đại không còn gắn với những địa chỉ cụ thể nào. "Chuỗi" cửa hàng có thể mọc lên bất cứ nơi đâu.

Xã hội luôn vận động, đổi thay. Thị trường Hà Nội hôm nay khác nhiều so với mươi năm trước, càng khác xa thời điểm 1954, khi toàn thành phố chỉ có 53 nghìn dân. Hà Nội vẫn có những cửa hàng làm hương gia truyền, với nguyên liệu "như những vị thuốc Bắc", không độc hại cho sức khỏe mà hương thơm ấm áp, dễ chịu, nhưng hiện giờ những thương hiệu hương hiện diện trong các siêu thị với giá cao lại không phải những nhãn hàng hương lâu đời của người Hà Nội. Ô mai Hàng Đường vẫn là ngon nhất xưa nay, thế mà thương hiệu nổi tiếng nhất, được biết đến rộng rãi nhất lại là của một ông chủ mới kinh doanh ô mai chưa lâu. Và bây giờ thương hiệu ấy cũng thuê cửa hàng, đặt cơ sở đại diện tại chính phố Hàng Đường. Có thể thấy những sản phẩm gia truyền của Hà Nội đang thua kém về thương hiệu và khả năng tiếp cận thị trường. Cơ hội bị bỏ qua không chỉ nằm ở khía cạnh kinh tế mà cả ở việc quảng bá văn hóa Hà Nội. Vẫn biết người Hà Nội thích sự "vừa đủ", song rõ ràng tính cách đó cũng hạn chế sự phát huy nét tinh hoa.

Tiếp tục giữ sản xuất, kinh doanh các sản phẩm truyền thống theo quy mô hộ gia đình hay đổi mới, đưa những giá trị cổ truyền vươn tới thương hiệu lớn hơn, đem lại giá trị kinh tế cao hơn? Mỗi người có một lựa chọn, nhưng cũng đã có những chuyển dịch nhất định về tư duy, về lề lối làm ăn. Giò chả Quốc Hương (phố Hàng Gai) trước giờ vẫn chỉ bán ở một địa chỉ, nhưng đã nhận đặt hàng qua mạng và giao tận nơi. Người Quảng An đã thuê những vùng ao hồ tại Bắc Từ Liêm, Thường Tín để nhân rộng giống sen bách diệp của Hồ Tây. Tại "nơi ở" mới, giống sen Hồ Tây cho chất lượng hoa bằng 70-80% bông sen chốn cũ. Sản lượng trà sen Hồ Tây giờ đã gấp đôi, gấp ba so với trước.

Giữ quy mô nhỏ, dễ giữ được cái "tinh" trong sản xuất, nhưng lại kém về hiệu quả kinh tế cũng như quảng bá giá trị. Nhưng mở rộng lại luôn đi kèm nguy cơ "lượng" nhiều mà "chất" ít. Câu chuyện giữ "chất Tràng An" bây giờ đang đứng trước một thử thách mới, rất khác xưa...
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Vẽ tiếp bức tranh về “Văn minh trà Việt”
    Hành trình văn hóa uống trà trải dọc bề dày suốt hơn 5000 năm của người Việt đã được tác giả Trịnh Quang Dũng phác thảo sinh động trong cuốn sách “Văn minh trà Việt”. Sách do NXB Phụ nữ ấn hành vừa trình làng bạn đọc đúng vào dịp Ngày Sách Việt Nam lần thứ 3 – 2024.
  • Triển lãm kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa
    Thông tin từ Ban quản lý Khu di tích Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội), sáng 19/4/2024, đơn vị sẽ tổ chức lễ khai mạc triển lãm “Ngô Quyền – Anh hùng dân tộc kiệt xuất” nhân kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa (939 - 2024).
  • Giới thiệu gần 100 hiện vật, hình ảnh, tài liệu quý của văn hóa Đông Sơn
    Sáng 18/4/2024, tại Bảo tàng Hà Nội, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc trưng bày chuyên đề “Tiếng vọng”. Đây là hoạt động ý nghĩa nhân dịp Lễ giỗ tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam.
  • Khai mạc triển lãm quốc tế về làm đẹp tại Hà Nội
    Triển lãm quy tụ hơn 250 gian hàng đến từ gần 20 quốc gia và vùng lãnh thổ đi đầu trong lĩnh vực làm đẹp toàn cầu như Đức, Hà Lan, Ma-rốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc… Tại đây, công chúng được tham quan các gian trưng bày nhiều lĩnh vực như mỹ phẩm, thực phẩm chức năng làm đẹp, kính áp tròng và kính thời trang; thẩm mỹ…
  • Đà Lạt được du khách tìm kiếm nhiều nhất dịp nghỉ lễ 30/4
    Nền tảng du lịch Booking.com vừa công bố những điểm đến trong nước và quốc tế được du khách Việt Nam tìm kiếm nhiều nhất trong dịp lễ 30/4 – 1/5.
Đừng bỏ lỡ
  • Khoảnh khắc chính là yếu tố tạo nên giá trị cho mỗi bức ảnh nghệ thuật
    Trong kỷ nguyên bùng nổ của công nghệ số, mọi bức ảnh đều có thể dễ dàng chỉnh sửa và dàn dựng như ý muốn. Điều này tạo ra một thách thức lớn trong việc gìn giữ chân thực trong ống kính đối với nền nhiếp ảnh Việt Nam, đặc biệt là đối với ảnh báo chí.
  • Tự hào, yêu mến hơn với Phố Sách Hà Nội
    Theo bà Khúc Thị Hoa Phượng, Giám đốc - Tổng biên tập NXB Phụ nữ, 3 năm trở lại đây, Phố Sách Hà Nội đã “thay da đổi thịt”, chúng ta đến với không gian này đều cảm thấy niềm tự hào, yêu mến.
  • Sân khấu Sen Việt ra mắt vở Nhạc kịch "Lá cờ thêu sáu chữ vàng"
    Dù trước đây hình tượng anh hùng thiếu niên Trần Quốc Toản với "Lá cờ thêu sáu chữ vàng" đã được dàn dựng với nhiều loại hình sân khấu như tuồng, chèo, cải lương…, nhưng lần này với phiên bản mới là Nhạc kịch Dân ca Nam Bộ, hy vọng bằng cách kể chuyện vừa dân tộc vừa hiện đại, tác phẩm sẽ tạo được ấn tượng với người xem, đặc biệt là khán giả trẻ...
  • Sách và văn hóa đọc giữ vai trò quan trọng trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Hà Minh Hải, khẳng định: “Những năm gần đây văn hóa đọc Thủ đô đã từng bước phát triển rõ rệt, có chuyển biến thực chất, đọc sách trở thành thói quen, nét đẹp trong đời sống xã hội, ngành xuất bản đã khẳng định được vị trí, tầm quan trọng trong việc xây dựng xã hội học tập, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
  • Tác giả trẻ và độc giả tuổi teen - một thế hệ, một tiếng nói
    Sáng ngày 18/4, tại phố sách Hà Nội đã diễn ra tọa đàm “Tác giả trẻ và độc giả tuổi teen - một thế hệ, một tiếng nói” do nhà sách Phương Nam, Linh Lan Books và phố sách Hà Nội tổ chức nhân dịp ra mắt tiểu thuyết “Như Sơ” của tác giả Việt Chi.
  • Phát hành cuốn sách tái hiện chân dung các anh hùng, chiến sĩ Điện Biên Phủ
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 17/4/2024, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật đã phát hành cuốn sách “Anh hùng, chiến sĩ Điện Biên Phủ”. Cuốn sách do Tỉnh ủy Điện Biên và NXB Chính trị Quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức biên soạn.
  • “Đồi Thịt Băm” huyền thoại trên dãy Trường Sơn trở thành điểm du lịch mới
    Đồi A Bia hay còn gọi là “Đồi Thịt Băm” (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) trước đây là khu vực diễn ra trận chiến căng thẳng 10 ngày đêm giữa quân dân ta và quân đội Mỹ nhưng hiện nay đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn.
  • Triển lãm “Sofia Yablonska - Hành trình xuyên thế kỷ”
    Tối ngày 17/4, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (36 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Sofia Yablonska - Hành trình xuyên thế kỷ” do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán U-crai-na tại Việt Nam tổ chức nhân kỷ niệm 32 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và U-crai-na.
  • Sôi nổi “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam” ở Huế
    Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam cho các em học sinh Trường THCS thị trấn Phú Lộc (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế).
  • Người dân nô nức về đền Hùng trước ngày giỗ Tổ
    Trước ngày chính Lễ hội đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch đất Tổ năm Giáp Thìn 2024, đông đảo người dân và du khách thập phương về dâng hương, trẩy hội.
Giữ "chất" Tràng An
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO