Hà Nội chung tay ủng hộ người dân miền Trung bị thiệt hại vì lũ lụt

Kim Thoa| 21/10/2020 14:52

Hà Nội chung tay ủng hộ người dân miền Trung bị thiệt hại vì lũ lụt
Nước lũ dâng cao, nước từ thượng nguồn đổ về ngày càng mạnh khiến hàng chục ngàn ngôi nhà của người dân Quảng Bình ngập sâu trong nước từ 1m đến trên 3,5m. Ảnh: TTXVN 

Những ngày qua, các tỉnh miền Trung liên tiếp lũ chồng lũ, lụt chồng lụt. Hàng chục nghìn ngôi nhà bị ngập đến mái, hư hỏng hoặc đổ sập; hàng chục ngàn héc ta lúa và hoa màu ngập nước mất trắng… Trong khi những vùng trũng khốn đốn trong cảnh nước ngập sâu tới hàng mét, thì các khu vực miền núi lại phải chống chịu với lũ quét và nạn sạt lở đất kinh hoàng.

Nhiều địa phương, ở khu vực miền Trung như Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Quảng Nam,… đã phải gánh chịu ảnh hưởng, mất mát nặng nề. Tính đến tối 18/10/2020, mưa lũ đã làm trên 122 người chết và mất tích, nhiều người vẫn còn bị mất liên lạc; gần 600 ngôi nhà bị sập đổ, cuốn trôi. Nhiều công trình cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi bị sạt lở, vùi lấp. Hàng chục nghìn ha lúa, hoa màu và nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại. Đặc biệt, tại xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã xảy ra các sự cố sạt lở đất hết sức nghiêm trọng làm 17 công nhân của công trình thủy điện Rào Trăng 3 bị nạn, mất liên lạc và 13 cán bộ, sĩ quan của đoàn đi cứu hộ cứu nạn hy sinh. Lúc 1h sáng ngày 18/10, quả núi tại xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đã sạt lở vùi lấp 22 cán bộ, chiến sĩ Đoàn kinh tế quốc phòng 337.

Với tinh thần “Hà Nội vì cả nước, Hà Nội cùng cả nước”, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hà Nội kêu gọi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, lực lượng vũ trang, các tầng lớp nhân dân, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, đồng bào Thủ đô tại nước ngoài phát huy truyền thống “tương thân, tương ái” cùng chung tay chia sẻ, ủng hộ nhân dân vùng bị thiệt hại do bão lũ gây ra… Từ những người lao động, tiểu thương, công nhân viên chức bình thường, cho đến các văn nghệ sĩ, doanh nhân, cán bộ lãnh đạo, tất cả đều chung một tấm lòng cùng san sẻ khó khăn với “khúc ruột miền Trung”.  Không ít em học sinh đã góp số tiền nhỏ bé gửi đến đồng bào bị mưa lũ; hàng vạn công nhân viên chức góp ngày lương, ngày công lao động để san sẻ khó khăn; nhiều nhóm bạn trẻ, nhóm thiện nguyện ở các thành phố đã kêu gọi ủng hộ và lao nhanh vào tâm lũ với hàng trăm thùng mì, chai nước, hộp sữa... Đến sáng 19/10, hội Chữ Thập đỏ Thành phố Hà Nội đã quyên góp ủng hộ hơn 1 tỷ đồng để gửi tới ủng hộ người dân miền Trung hơn 1 tỷ đồng.

Hơn lúc nào hết, người dân vùng bị thiên tai, lũ lụt, đang rất cần sự quan tâm, cứu trợ từ các cấp, các ngành và toàn xã hội.  “Sự giúp đỡ thiết thực về tinh thần, vật chất, làm vơi bớt những đau thương, mất mát, góp phần nhanh chóng khôi phục sản xuất và ổn định đời sống của nhân dân vùng bị bão lũ, thiên tai" -  Bà Nguyễn Lan Hương - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hà Nội kêu gọi.

Trước đó, sau khi có thông tin về ảnh hưởng và thiệt hại do bão lũ gây ra, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã kịp thời chỉ đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố trích từ Quỹ cứu trợ của thành phố hỗ trợ 5 tỉnh miền Trung số tiền 7 tỷ đồng, trong đó, hỗ trợ tỉnh Thừa Thiên Huế 2 tỷ đồng, hỗ trợ tỉnh Quảng Trị 2 tỷ đồng, hỗ trợ tỉnh Quảng Nam 1 tỷ đồng, hỗ trợ tỉnh Quảng Bình 1 tỷ đồng, hỗ trợ tỉnh Hà Tĩnh 1 tỷ đồng.

“Thương về miền Trung” sẽ không chỉ là những gói hàng cứu trợ khẩn cấp quý báu giúp người dân chống đói qua ngày, mà còn là những giải pháp giúp đồng bào bảo đảm vệ sinh môi trường, phòng tránh dịch bệnh; giúp các em học sinh sớm trở lại trường lớp, khôi phục các cơ sở hạ tầng bị hư hại, và giúp người dân dần khôi phục sản xuất, ổn định đời sống. Ý nghĩa nhân văn sâu sắc của chủ trương hướng về miền Trung ruột thịt đã biến thành những hoạt động cụ thể được triển khai ở mọi cấp, mọi ngành của Hà Nội nói riêng và lan tỏa đến mọi miền của Tổ quốc.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Đấu xảo Hà Nội Vang bóng một thời
    Cách đây 78 năm, đúng vào ngày 1/5, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội) đã diễn ra cuộc mít tinh khổng lồ với trên 25.000 người tham gia. Địa điểm này khi xưa được mang tên Đấu xảo - một công trình tráng lệ và đồ sộ, mang tầm vóc quốc tế.
  • Vẽ tiếp bức tranh về “Văn minh trà Việt”
    Hành trình văn hóa uống trà trải dọc bề dày suốt hơn 5000 năm của người Việt đã được tác giả Trịnh Quang Dũng phác thảo sinh động trong cuốn sách “Văn minh trà Việt”. Sách do NXB Phụ nữ ấn hành vừa trình làng bạn đọc đúng vào dịp Ngày Sách Việt Nam lần thứ 3 – 2024.
  • Triển lãm kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa
    Thông tin từ Ban quản lý Khu di tích Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội), sáng 19/4/2024, đơn vị sẽ tổ chức lễ khai mạc triển lãm “Ngô Quyền – Anh hùng dân tộc kiệt xuất” nhân kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa (939 - 2024).
  • Trường Tiểu học Nam Thành Công tổ chức mô hình điểm Liên hoan "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên"
    Liên hoan “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” là đợt sinh hoạt truyền thống lịch sử, nhằm tạo nên bầu không khí thi đua học tập tốt, rèn luyện chăm sôi nổi trong toàn liên đội; qua đó biểu dương các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong hoạt động Đội.
  • MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng trong năm 2024
    Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, lãnh đạo MB đã chia sẻ những mục tiêu kinh doanh trước thềm kỷ niệm 30 năm ngày thành lập ngân hàng (04/11/1994 – 04/11/2024) cùng nhiều nội dung nổi bật khác.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội chung tay ủng hộ người dân miền Trung bị thiệt hại vì lũ lụt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO