Hà Nội: Công tác triển khai phòng, chống dịch bệnh Covid-19 ngày 13/10

Sơn Dương| 13/10/2021 21:58

Chiều 13/10, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh ký ban hành Công điện số 21/CĐ-UBND về việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn Thành phố trong tình hình mới.

 Theo Công điện, Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu Giám đốc các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn Thành phố trong tình hình mới, cụ thể như sau:

Từ 06 giờ 00, ngày 14/10/2021, UBND Thành phố điều chỉnh một số hoạt động trên địa bàn Thành phố, cụ thể như sau:

Các cơ quan, công sở, tổ chức, doanh nghiệp trở lại hoạt động bình thường; thường xuyên tự đánh giá nguy cơ và thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định; khuyến khích làm việc trực tuyến.

Xe buýt, xe taxi được hoạt động theo công suất và hướng tuyến do Sở Giao thông vận tải hướng dẫn, đảm bảo các quy định của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế và các quy định phòng, chống dịch.

Các bảo tàng, công viên được mở cửa đón khách trở lại với số lượng không quá 10 người/đoàn, đảm bảo khoảng cách, thực hiện đầy đủ các quy định về phòng, chống dịch.

Khách sạn, cơ sở kinh doanh lưu trú được hoạt động trở lại không quá 50% công suất, đáp ứng đầy đủ điều kiện kinh doanh lưu trú và các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định và hướng dẫn của ngành Du lịch.

Nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống (trừ các cơ sở kinh doanh rượu, bia, bia hơi) được phép kinh doanh, phục vụ tại chỗ, không quá 50% chỗ ngồi và phải đảm bảo khoảng cách hoặc có vách ngăn/tấm chắn, chủ cơ sở và nhân viên phải được tiêm 02 mũi vắc xin phòng Covid-19; yêu cầu khách hàng thực hiện quét mã QR.

Các hoạt động và cơ sở kinh doanh phải đảm bảo biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19, thực hiện nghiêm 5K, cài đặt và quét mã QR theo quy định của Bộ Y tế và Thành phố gắn với trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, chủ các cơ sở kinh doanh, dịch vụ và các cá nhân tham gia.

Chủ tịch UBND TP yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã duy trì chế độ ứng trực thường xuyên, hoạt động của các Tổ Covid cộng đồng, đội phòng chống dịch cơ động của quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn để rà soát, quản lý, giám sát việc di biến động người dân trên địa bàn. Giám sát, theo dõi sức khỏe và xét nghiệm vi rút SARS-CoV-2 theo quy định và hướng dẫn của ngành Y tế đối với những người cư trú trên địa bàn khi trở về từ địa phương, khu vực nguy cơ rất cao, nguy cơ cao (được công bố tại trang thông tin điện tử của Bộ Y tế); xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân vi phạm trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Chủ động phối hợp Sở Y tế đảm bảo xử lý nhanh, kịp thời kiểm soát dịch bệnh trong mọi tình huống trên địa bàn; tăng cường thực hiện các biện pháp phòng và kiểm soát lây nhiễm Covid-19 và công tác kiểm tra, giám sát tại các cơ sở khám, chữa bệnh, các cơ sở kinh doanh, sản xuất, dịch vụ trên địa bàn và các khu vực có nguy cơ khác. Hoàn thành kế hoạch tiêm vắc xin mũi 2, ưu tiên tiêm vắc xin cho người trên 50 tuổi, công nhân các Khu/Cụm Công nghiệp, lực lượng vận chuyển, người làm việc tại các khu vực nguy cơ lây nhiễm cao như trung tâm thương mại, siêu thị,… theo hướng dẫn của ngành Y tế.

Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu Sở Y tế chủ trì phối hợp các Sở, ngành của Thành phố và các địa phương trên cơ sở quy định tại Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Y tế kịp thời tham mưu báo cáo UBND Thành phố, Ban Chỉ đạo Thành phố phòng, chống dịch Covid-19. Xây dựng, tổ chức thực hiện Kế hoạch “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” với lộ trình cụ thể, khả thi, bảo đảm kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Thực hiện hướng dẫn của Bộ Y tế đối với việc xét nghiệm, cách ly, theo dõi y tế người đến từ vùng dịch, từ các địa phương khác; người nhập cảnh (bao gồm trẻ em chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vắc xin); người hoàn thành cách ly tập trung được di chuyển thuận lợi về nơi cư trú/lưu trú, làm việc để phục vụ khôi phục và phát triển sản xuất theo quy định. Cập nhật các thông tin, dữ liệu phục vụ việc xác định cấp độ dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Căn cứ tình hình dịch trên địa bàn, tham mưu UBND Thành phố, Ban Chỉ đạo Thành phố phòng, chống dịch Covid-19 công bố mức độ dịch và các biện pháp áp dụng tương ứng…

Công tác y tế:

Công tác y tế: Trong ngày 13/10, Hà Nội ghi nhận tổng số 12 ca dương tính với SARS-CoV-2, đều đã được cách ly. Phân bố theo chùm ca bệnh bao gồm 11 ca thuộc chùm liên quan đến Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức và 01 ca thuộc chùm về từ các tỉnh có dịch. Tính từ ngày 29/4 đến nay, trên địa bàn thành phố ghi nhận 4066 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1606 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 2460 ca.

Khai báo y tế, theo dõi truy vết:

Tính đến ngày 12/10/2021, TP Hà Nội có tổng số tờ khai báo y tế trên hệ thống phần mềm: 10.681.987; số tờ khai trong ngày: 282.233 tờ khai, tăng 142.163 so với ngày hôm trước (140.070), trung bình 7 ngày 133.735 trường hợp.

Tình hình khai báo ho sốt khó thở ngày 12/10/2021, có tổng cộng 420 người khai báo tình hình ho sốt khó thở, giảm 01 trường hợp so với ngày hôm trước (421), trong đó: có 163người khai báo ho, sốt qua Pc-Covid, giảm 5 so với ngày hôm trước (168); có 257 người khai báo ho sốt qua tokhaiyte, tăng 04 trường hợp so với ngày hôm trước (253).

Số smartphone có cài đặt PC-Covid trên tổng số smartphone đến 18h00 ngày 12/10/2021: 3.569.674/6.685.289 (tỷ lệ 53%). Cài đặt mới trong ngày: 7312.

Tổng số địa điểm quét mã QR đến hết ngày 12/10/2021: 594.786, tăng 4.943 điểm so với ngày 11/10/2021 và tăng 298.539 địa điểm so với ngày 21/9/2021 (296.247 địa điểm), Số địa điểm quét QR tạo mới trong ngày 12/10/2021: 4.943, trung bình 7 ngày 6.138.

Số địa điểm QR Code có lượt quét mã QR trong ngày 12/10/2021: 71.942, giảm 5.532 điểm so với ngày 11/10/2021 trung bình 7 ngày 89.757.

Tổng số lượt quét mã QR trên phạm vi toàn Thành phố trong ngày: 306.460 lượt, tăng 103.063 lượt so với ngày 11/10/2021 và tăng 107.864 lượt so với ngày 21/9/2021 (198,596 lượt), Trung bình 7 ngày vừa qua: 250.787 lượt. Tổng số người đi/đến checkin tại các địa điểm quét QR trong ngày 12/10/2021: 212.388 người, tăng 59.144 người so với ngày 11/10/2021 (153.244 người) và tăng 76.741 so với ngày 21/9/2021 (135.647 người), trung bình 7 ngày vừa qua 181.159. Có 5 đơn vị không phát sinh lượt quét trong ngày: Chương Mỹ (1 xã: Mỹ Lương), Sóc Sơn (3 xã: Bắc Sơn, Đức Hòa, Tân Hưng), Thường Tín (1 xã: Văn Phú).

Tiếp nhận xử lý phản ánh:

+ Tình hình tiếp nhận, xử lý thông tin từ Tổng đài 1022: Từ 12h ngày 11/10 đến 12h ngày 13/10/2021 đã tiếp nhận 549 cuộc gọi đến, trong đó cuộc đáp ứng là 436 cuộc, đạt 79.4%.Đã giải đáp/xử lý/tư vấn 424 cuộc, chuyển các sở, ngành, quận, huyện, thị xã xử lý theo thẩm quyền 12 cuộc (từ ngày 20/8/2021 đến 12h ngày 13/10/2021 đã tiếp nhận 36.060 cuộc gọi đến, trong đó cuộc đáp ứng là 25.426 cuộc, đạt 70.51% . Đã giải đáp/xử lý/tư vấn 24.679 cuộc, chuyển các sở, ngành, quận, huyện, thị xã xử lý theo thẩm quyền 2006 cuộc).

+ Từ 12h ngày 12/10 đến 12h ngày 13/10, Sở Thông tin và Truyền thông đã tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân về phòng, chống dịch trên Tổng đài 1022 (nhánh 4), tài khoản Zalo “Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội” và ứng dụng PC-Covid: 5.692 cuộc gọi, tin nhắn, trong đó giải đáp 5.682 phản ánh, chuyển xử lý 10 phản ánh. Lũy kế từ ngày 22/7/2021 đến thời điểm báo cáo 96.655 cuộc gọi, tin nhắn. Trong đó, giải đáp 90.513 phản ánh, chuyển xử lý 6.142 phản ánh.

Công tác an sinh xã hội:

Đến ngày 13/10/2021, các sở, ngành, tổ chức chính trị xã hội có liên quan và các quận, huyện, thị xã đã thực hiện chính sách của Trung ương, đặc thù của thành phố Hà Nội và huy động xã hội hoá để quyết định hỗ trợ cho các đối tượng với tổng kinh phí 1.542,486 tỷ đồng (trong đó, ngân sách nhà nước thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP, Nghị quyết 15/NQ-HĐND là1.149,128 tỷ đồng; nguồn vận động xã hội hoá để hỗ trợ các đối tượng ngoài quy định là 393,358 tỷ đồng).

Đến nay, Sở Lao động TB&XH đã tiếp nhận và xử lý thông tin 3.100 cuộc gọi của người dân đến Tổng đài 1022.

Công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, kiểm soát việc chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19:

+ Tình hình giao thông tại các chốt kiểm soát:

Trong ngày 12/10/2021, tình hình giao thông tại 22/22 vị trí chốt trực cơ bản ổn định, không xảy ra ùn tắc. Lực lượng Thanh tra GTVT đã phối hợp với CSGT và các lực lượng chức năng tại chốt phân luồng, hướng dẫn phương tiện, đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Đồng thời, Thanh tra Sở GTVT phối hợp tốt với các lực lượng chức năng giải quyết cho người dân từ các tỉnh phía Nam khai báo, kiểm tra y tế và lưu thông qua các chốt trực để về quê, đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid-19 theo quy định.

Trong ngày 12/10/2021, nhiều đoàn người đi xe môtô từ các tỉnh phía Nam tiếp tục lưu thông qua chốt trực phòng chống dịch Covid-19 tại các cửa ngõ lớn ra, vào Thành phố (chủ yếu là qua Chốt số 1 - Ngã ba Cầu Giẽ và Chốt số 12- Km 436+600 đường Hồ Chí Minh, xã Trần Phú, huyện Chương Mỹ) để về quê (về Hà Nội hoặc quá cảnh qua Hà Nội để về các tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Sơn La...). Lực lượng Thanh tra GTVT đã phối hợp với CSGT, Y tế và các lực lượng chức năng tại chốt tiến hành phân luồng, hướng dẫn, đảm bảo trật tự giao thông tại chốt trực, điều tiết và sắp xếp các xe buýt để chở người, xe tải chở xe môtô của người dân tiếp tục lưu thông qua chốt, đảm bảo an toàn phòng chống dịch để về quê; có xe của lực lượng CSGT dẫn đoàn theo các hướng (hướng 1 đi lên cầu Trung Hà để về các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Sơn La...; hướng 2 đi Sơn Tây và hướng 3 đi cầu Thanh Trì, Quốc lộ 5 để về các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn,...) để đi qua địa bàn Thành phố về các tỉnh lân cận. Trong ngày 12/10/2021, đã có tổng số 137 người đi từ các tỉnh phía Nam lưu thông qua các chốt trực để về quê, đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid-19 theo quy định.

+ Kết quả kiểm tra các phương tiện được cấp thẻ nhận diện xe ưu tiên trên “Luồng xanh” lưu thông qua 22 vị trí chốt trực cửa ngõ ra, vào Thành phố: Trong ngày 12/10/2021 (từ 06h00 ngày 12/10/2021 đến 06h00 ngày 13/10/2021), đã có tổng số 51.717 phương tiện được dán thẻ nhận diện có mã QRCode, đảm bảo điều kiện quy định về y tế lưu thông qua chốt, không phát hiện vi phạm; yêu cầu 1.264 phương tiện không đảm bảo điều kiện theo quy định quay lại nơi xuất phát (1.236 trường hợp Giấy xét nghiệm âm tính với Covid-19 đã hết hạn, 28 trường hợp đi không đúng tuyến, hành trình đã đăng ký). Lũy kế từ 06h00 ngày 24/7/2021 đến 06h00 ngày 13/10/2021, đã tiến hành kiểm tra, cho phép 3.157.616 lượt phương tiện có thẻ nhận diện xe ưu tiên trên “luồng xanh” lưu thông qua các chốt trực, phát hiện 09 trường hợp vi phạm, đã bàn giao lực lượng Công an xử lý theo quy định, phát hiện và thu hồi 31 thẻ nhận diện phương tiện luồng xanh đã hết thời hạn; yêu cầu 80.744 phương tiện không đủ điều kiện quay lại nơi xuất phát (do các nguyên nhân: Giấy xét nghiệm âm tính với Covid-19 đã hết hạn, đi không đúng tuyến, hành trình đã đăng ký trên luồng xanh, giấy nhận diện phương tiện có mã QRCode đã hết thời hạn).

Kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm:

Đã kiểm soát 20.866 lượt phương tiện (124 lượt phương tiện vận tải hành khách) với 31.430 lượt người qua chốt; yêu cầu 1.732 lượt phương tiện quay đầu (trong đó, 1.039 lượt phương tiện không vào Thành phố, 693 lượt phương tiện không ra ngoài Thành phố).

Từ 12h00’ ngày 11/10/2021 đến 06h00’ ngày 12/10/2021, CATP triển khai lực lượng phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức kiểm soát y tế, giám sát và dẫn 07 đoàn (349 người) đi xe mô tô từ các tỉnh, thành phía nam về các tỉnh phía bắc qua địa bàn thành phố Hà Nội.

- Kết quả Xử phạt vi phạm hành chính : Phát hiện, lập hồ sơ đề nghị UBND các cấp xử phạt VPHC về phòng, chống dịch, bệnh Covid-19: 17 trường hợp (không đeo khẩu trang nơi công cộng: 12 trường hợp; kinh doanh không thực hiện biện pháp giãn cách theo quy định: 05 cơ sở).

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội: Công tác triển khai phòng, chống dịch bệnh Covid-19 ngày 13/10
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO