Hà Nội đến... và thấy

Đặng Thủy| 05/10/2021 09:33

Với những ai chưa biết về nhà văn Ngô Vĩnh Bình, khi cầm trên tay cuốn Hà Nội đến… và thấy (NXB Hà Nội, năm 2021) có lẽ sẽ nghĩ tác giả tập tản văn này đến từ một vùng miền khác không phải Hà Nội. Nhưng không, ngay từ những trang đầu cuốn sách,người đọc đã biết quê hương ông chính là Hà Nội - một làng nhỏ vùng ngoại ô thành phố: xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh.  Vậy nên Hà Nội đến… và thấy là những góc nhìn về Thủ đô của một người như ông nói từ “quê” ra phố thị, trong dọc dài thời gian từ khi là một cậu bé trường làng, lớn lên, trưởng thành rồi bước vào nghề văn, nghề báo với bao chộn rộn, say mê…

Hà Nội đến... và thấy
1.Trong con mắt của nhà văn Ngô Vĩnh Bình, Hà Nội mà ông “gặp” lần đầu là các cô gái. Ấy là một cô Liên dịu dàng đằm thắm trong Gánh hàng hoa hay cô Loan một thiếu nữ tân thời trong Đoạn tuyệt… - những tiểu thuyết nổi tiếng của Tự lực văn đoàn mà ông đã được học hay là những nữ sinh rất lãng mạn trong Tuấn, chàng trai nước Việt của cụ Nguyên Vỹ… Nhưng có lẽ phải là Hà Nội của những con người “bằng da, bằng thịt”, của những nơi ông đã qua, đã gắn bó mới neo lại nhiều cảm xúc khiến ông có những trang viết tinh tế và ấm áp về Hà Nội đến vậy.

Viết về Hà Nội, Ngô Vĩnh Bình đưa người đọc về ngôi đền làng Sái - một trong những làng cổ còn lưu dấu những truyền truyết, hội làng; về những kỷ niệm ở đất Mai Lâm - nơi có “lớp học đặc biệt” mà ông từng gắn bó; rồi những hồi ức về món “rau cứu người” - rau khoai lang với bao vui buồn của một thời gian khó; và đặc biệt là miền đất quê hương “Xiberi” - một phần thời thơ ấu, nơi đó có những người thầy đã khai tâm, dạy cho ông những nét chữ đầu tiên; nơi trong những năm tháng Mỹ đánh phá miền Bắc, ông và các bạn phải học trong căn nhà “được bao quanh bởi những lũy đất đắp dày, nửa nổi nửa chìm, chỉ được thông ra ngoài bằng những cửa sổ nhỏ mở lưng chừng…”.

Hà Nội đến... và thấy
Ngô Vĩnh Bình cũng không quên nhắc nhớ đến những người thân yêu. Đó là bà ngoại, là bác Tèo Căn, là ông Tú Thành, rồi gia đình cậu mợ ở số 2 phố Cống Đục ngay trong khu phố cổ xưa… Trong tản văn Hà Nội trong mắt tôi, Ngô Vĩnh Bình có đoạn viết: “Bà mợ tôi, dù chỉ là một giáo viên tiểu học, nhưng kiến văn và công dung ngôn hạnh thì thật ít thấy. Một lần, bu tôi ra chơi, mợ tôi rót nước đưa hai tay mời bà: “Thưa, chị xơi nước ạ… Cảm ơn chị…”. Bà lúc nào cũng nhẹ nhàng, cũng vâng vâng dạ dạ cảm ơn. Bà nói chuyện với tôi cũng thế, cũng đầy sự… khéo léo. Nhà bà ở phố này đã ba đời rồi, từ thời ông nội bà. Bà nói, bà được giáo dục trong nhà từ nhỏ như thế, quen rồi. Các anh chị em của bà mà tôi gặp cũng đều như vậy, chẳng riêng gì bà…”.

Trong Ông Tú Thành, nhà văn Ngô Vĩnh Bình nhắc tới kỷ niệm thuở sinh viên, cứ cuối tuần lại bắt tàu điện về nhà cậu Tú Thành ở phố Đại La. Lần nào về cũng được cậu gài cho tờ tiền 5 đồng trên túi ngực với những lời dặn dò mà đến giờ ông vẫn “làu làu”: “Lúc nào trong túi cũng phải có mấy đồng phòng thân và đồng tiền không bao giờ tự có trong túi mình, phải lao động mới có…”.

Những con người dung dị với những nếp sống, nếp nghĩ với cách ứng xử ân tình như thế đã giúp cho Ngô Vình Bình hiểu thêm về cái chất Hà Nội, người Hà Nội. 

2. Hà Nội đến… và thấy của Ngô Vĩnh Bình không chỉ có những ký ức về quê hương, người thân… mà còn hiện hữu những gian khó, ân tình của một thời đã qua, về những nơi mà ông gắn bó. Có thể kể tới tản văn: Kỷ niệm về bãi Phúc Xá, Đấu Xảo xưa là nhà tôi đó, Xóm Hà Hồi, “Nhà số 4” - một địa chỉ văn chương Hà Nội hay Vẽ bóng rừng lau một dáng cờ, Những khúc quanh nơi Thập tam trại… Viết về bãi Phúc Xá, Ngô Vĩnh Bình đưa người đọc từ lịch sử của làng đến câu chuyện ghi dấu của những văn nghệ sĩ như Nguyên Hồng, Phạm Duy, Xuân Thiều, Nguyễn Khải nơi vùng đất bãi ven sông ấy:

“- Có một hồi từ Việt Bắc mới về Hà Nội, Nguyên Hồng cũng ở đây thuê một gian nhà ngoài bãi. Nhà vách đất tối om, vào cửa phải khom người lại. Cả gian nhà kê vừa cái giường, cái chõng con. Dưới gầm chiếc hòm gỗ. Tất tật, gạo nước, nồi niêu, quần áo và bản thảo tống cả vào hòm. Bên chân giường dựng bó củi nứa và cái hỏa lò để thổi cơm” - Ngô Vĩnh Bình kể lại. Ông cũng nhắc đến căn phòng hẹp tổng cộng có 14 m2 ngoài bãi Phúc Xá của gia đình nhà văn Nguyễn Khải cứ mùa nước lên là ngập hết. Ấy thế mà “Nguyễn Khải đã sống những năm tháng trẻ trung đầy sáng tạo ở một nơi đầy bất an bất trắc này”.

Với địa danh Đấu Xảo cũng thế, không dừng lại với mốc lịch sử, với những sự kiện đã diễn ra ở nơi đây, Đấu Xảo còn in dấu trong Ngô Vĩnh Bình bao kỷ niệm bởi từ tháng 9/1979 khi từ chiến trường trở về Hà Nội, ông đã chính thức trở thành người của phố Trần Bình Trọng và gắn bó với nơi này trong suốt 20 năm sau đó. “Khu tập thể số 14 Trần Bình Trọng của Tổng Công đoàn Việt Nam - nơi vợ tôi làm việc gồm rất nhiều nhà cấp bốn thôn nhưng xây chắc chắn, đương đi lối lại lát gạch sạch sẽ và luôn rợp bóng cây… Đây cũng là nơi gắn bó của nhiều nhà báo, nhà văn công nhân tên tuổi như: Nguyễn An Định, Lý Sinh Sự, Bùi Việt Phong, Thái Bá Tân, Từ Ngàn Phố, Nguyễn Tùng Linh và nhiều anh chị em khác ở báo Lao Động, NXB Lao Động” - nhà văn nhớ lại.

3. Đại tá, nhà văn Ngô Vĩnh Bình viết văn, làm báo và gắn bó với tạp chí Văn nghệ quân đội trong một quãng dài của cuộc đời. Cũng bởi thế mà những trang trang viết trong Hà Nội đến… và thấy của ông có khá nhiều bóng dáng của những văn nhân. Nếu tản văn Núi đôi núi đến núi đôi thơ, Ngô Vĩnh Bình nhắc tới nhiều giai thoại về Vũ Cao - tác giả của bài thơ Núi đôi - người đã hơn 20 năm gắn bó với tạp chí Văn nghệ quân đội thì Về quê đầu xứ Tố lại là những trang viết về Ngô Tất Tố - một trong những nhà văn hiện thực lớn nhất của thế kỷ XX ở Việt Nam. Đặc biệt, nhiều gương mặt thơ, văn gắn bó với Hà Nội cũng đã được tác giả khắc họa trong những trang viết dày dặn, chân thực và sinh động. Đó là “những văn nghệ binh thứ nhất hi sinh nơi chiến trường”, những phóng viên của báo Vệ quốc quân ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ như Hoàng Lộc - tác giả của thiên phóng sự “Chặt gọng kìm đường số 4” trong đó có bài Viếng bạn chan chứa tình yêu và lòng căm thù của một trung đội trưởng khóc một chiến sĩ hi sinh ở trận đánh; Trần Đăng - tác giả của Một lần tới Thủ đô, Trận phố Ràng, Một cuộc chuẩn bị… qua những mảnh vụn của ký ức người thân và bạn bè ông. Đó là Nguyễn Huy Tưởng - vị Giám đốc đầu tiên của NXB Kim Đồng, “một người Hà Nội rất yêu Hà Nội đồng thời là nhà văn Hà Nội rất Hà Nội”. Đó là nhà văn Nguyễn Tuân với những giai thoại “đã ngửi thấy mùi Hà Nội”, “không thèm ăn” hay “thơ phải đủ hương sắc và mùi vị”… Đó là Nguyễn Tư Giản - một nhà nho yêu nước, yêu Hà Nội, một nhà thơ Hà Nội, một người Hà Nội có nhiều đóng góp thiết thực với lịch sử ngàn năm Thăng Long - Hà Nội.  Và còn rất nhiều những câu chuyện, những hồi ức trong những trang văn viết về nhà thơ Chính Hữu, Tạ Hữu Yên, Thanh Tịnh, nhà văn Hồ Phương, Nguyễn Thi… 

Có thể ví những trang viết về Hà Nội của Ngô Vĩnh Bình trong Hà Nội đến… và thấy chính là những mảnh ghép của ký ức. Sự đan xen giữa ký ức về lịch sử, niềm hoài nhớ quê hương, rồi những kỷ niệm thân thương với gia đình, bạn văn, bạn viết đã đem đến cho tập sách những góc nhìn vừa quen, vừa lạ mà ăm ắp yêu thương.
(0) Bình luận
  • Tác giả trẻ và độc giả tuổi teen - một thế hệ, một tiếng nói
    Sáng ngày 18/4, tại phố sách Hà Nội đã diễn ra tọa đàm “Tác giả trẻ và độc giả tuổi teen - một thế hệ, một tiếng nói” do nhà sách Phương Nam, Linh Lan Books và phố sách Hà Nội tổ chức nhân dịp ra mắt tiểu thuyết “Như Sơ” của tác giả Việt Chi.
  • Phát hành cuốn sách tái hiện chân dung các anh hùng, chiến sĩ Điện Biên Phủ
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 17/4/2024, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật đã phát hành cuốn sách “Anh hùng, chiến sĩ Điện Biên Phủ”. Cuốn sách do Tỉnh ủy Điện Biên và NXB Chính trị Quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức biên soạn.
  • Ra mắt nhiều tựa sách mới chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam
    Chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - 2024, NXB Kim Đồng ra mắt nhiều tựa sách mới, đặc sắc thuộc nhiều thể loại: truyện kể cho lứa tuổi mẫu giáo, văn học thiếu nhi, sách kiến thức, khoa học, kĩ năng gợi mở tư duy, truyền tải năng lượng tích cực... Nhiều hoạt động giao lưu ra mắt, giới thiệu sách với công chúng cũng được NXB Kim Đồng tổ chức trong dịp này.
  • Ra mắt bộ sách nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Với 30 cuốn sách trong đó 17 cuốn liên kết với Vinabooks, bộ sách kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ trải dài ở nhiều thể loại, quy tụ nhiều tác giả.
  • Một sự tri ân dành cho nền giáo dục nghệ thuật Việt đầu thế kỷ XX
    Với nhiệt huyết tri ân dành cho một thời kỳ vàng son của mỹ thuật Đông Dương, cũng như dấu ấn giáo dục nghệ thuật khai phóng của Trường Mỹ thuật Đông Dương nhân kỷ niệm 100 năm thành lập trường (1924 -2024), tập thể các tác giả đã cho ra đời cuốn sách Mỹ thuật và nghệ thuật ứng dụng ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX - Từ góc nhìn giáo dục nghệ thuật (Phạm Long và Trần Hậu Yên Thế đồng chủ biên, Nxb Đại học Sư phạm, 2023).
  • Xuất bản cuốn sách "Điện Biên Phủ - Lịch sử và ký ức"
    Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật cho ra mắt cuốn sách "Điện Biên Phủ - Lịch sử và ký ức". Cuốn sách là tư liệu bổ ích giúp bạn đọc thêm hiểu biết về những chiến thắng vẻ vang và trọng đại của dân tộc ta diễn ra trong thế kỷ XX.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Sách và văn hóa đọc giữ vai trò quan trọng trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Hà Minh Hải, khẳng định: “Những năm gần đây văn hóa đọc Thủ đô đã từng bước phát triển rõ rệt, có chuyển biến thực chất, đọc sách trở thành thói quen, nét đẹp trong đời sống xã hội, ngành xuất bản đã khẳng định được vị trí, tầm quan trọng trong việc xây dựng xã hội học tập, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
  • Tác giả trẻ và độc giả tuổi teen - một thế hệ, một tiếng nói
    Sáng ngày 18/4, tại phố sách Hà Nội đã diễn ra tọa đàm “Tác giả trẻ và độc giả tuổi teen - một thế hệ, một tiếng nói” do nhà sách Phương Nam, Linh Lan Books và phố sách Hà Nội tổ chức nhân dịp ra mắt tiểu thuyết “Như Sơ” của tác giả Việt Chi.
  • Phát hành cuốn sách tái hiện chân dung các anh hùng, chiến sĩ Điện Biên Phủ
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 17/4/2024, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật đã phát hành cuốn sách “Anh hùng, chiến sĩ Điện Biên Phủ”. Cuốn sách do Tỉnh ủy Điện Biên và NXB Chính trị Quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức biên soạn.
  • “Đồi Thịt Băm” huyền thoại trên dãy Trường Sơn trở thành điểm du lịch mới
    Đồi A Bia hay còn gọi là “Đồi Thịt Băm” (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) trước đây là khu vực diễn ra trận chiến căng thẳng 10 ngày đêm giữa quân dân ta và quân đội Mỹ nhưng hiện nay đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn.
  • Triển lãm “Sofia Yablonska - Hành trình xuyên thế kỷ”
    Tối ngày 17/4, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (36 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Sofia Yablonska - Hành trình xuyên thế kỷ” do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán U-crai-na tại Việt Nam tổ chức nhân kỷ niệm 32 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và U-crai-na.
  • Sôi nổi “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam” ở Huế
    Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam cho các em học sinh Trường THCS thị trấn Phú Lộc (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế).
  • Người dân nô nức về đền Hùng trước ngày giỗ Tổ
    Trước ngày chính Lễ hội đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch đất Tổ năm Giáp Thìn 2024, đông đảo người dân và du khách thập phương về dâng hương, trẩy hội.
  • Phố Sách Hà Nội đã trở thành không gian văn hóa, góp phần gìn giữ, phát huy giá trị Thăng Long - Hà Nội
    Phát biểu khai mạc Hội sách “Ươm mầm tri thức - Kiến tạo tương lai”, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Nguyễn Quốc Hoàn, khẳng định, Phố Sách Hà Nội đã trở thành không gian văn hóa, sinh hoạt giáo dục truyền thống phục vụ công chúng và những người yêu sách Thủ đô...
  • Ra mắt nhiều tựa sách mới chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam
    Chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - 2024, NXB Kim Đồng ra mắt nhiều tựa sách mới, đặc sắc thuộc nhiều thể loại: truyện kể cho lứa tuổi mẫu giáo, văn học thiếu nhi, sách kiến thức, khoa học, kĩ năng gợi mở tư duy, truyền tải năng lượng tích cực... Nhiều hoạt động giao lưu ra mắt, giới thiệu sách với công chúng cũng được NXB Kim Đồng tổ chức trong dịp này.
  • "Giấc mơ Hà Nội" của những đứa trẻ miền quê
    Năm lớp 2, lần đầu tiên mình được ra Hà Nội một tuần dịp nghỉ hè, được người nhà dẫn đi thăm Lăng Bác, thăm Chùa Một Cột, công viên Thủ Lệ, ăn kem Tràng Tiền... tất cả đều là trải nghiệm mới lạ đầy thích thú. Từ đó, mình luôn ao ước lớn thật nhanh để “đi Hà Nội”, để trải nghiệm tất cả những điều thú vị ở Thủ đô.
Hà Nội đến... và thấy
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO