Hà Nội: Độc đáo nơi đàn ông sinh ra để làm nghề may vá

Laodong| 18/04/2019 08:02

Làng Trạch Xá (Hòa Lâm, Ứng Hòa, Hà Nội) cách trung tâm Hà Nội khoảng 60km từ lâu đã nổi tiếng với nghề may áo dài truyền thống. Tuy nhiên, ít ai biết rằng người thiết kế, chuyên tâm tạo mẫu áo dài ở đây lại chủ yếu là đấng mày râu.

Nghề may áo dàiđã gắn bó với người dân Trạch Xá từ rất lâu và đã trở thành nghề truyền thống của làng từ bao đời nay. Từ khi lập làng, dân Trạch Xá đã có một quy tắc bất di, đó là nghề may vá chỉ truyền cho con trai.

Lý giải về điều này, ông Đỗ Minh Thường (47 tuổi, làng Trạch Xá) chia sẻ: Nghề may vá xưa kia chỉ giành cho nam giới bởi vì nghề này thường nay đây mai đó. Chỉ cần chiếc kéo, tấc vải, cái vạch, kim chỉ là có thể “hành hương” đi may vá ở bất cứ nơi đâu. Ngược lại thân con gái phận yếu nên không thể phiêu bạt đi muôn dặm trường.

Ông Đỗ Minh Thường gắn bó với nghề đã 35 năm.
Ông Đỗ Minh Thường gắn bó với nghề đã 35 năm.

Chỉ cần những dụng cụ như thước, kéo, cây kim và sợi chỉ là người Trạch Xá có thể làm nghề may ở bất cứ nơi đâu.
Thước, kéo, cây kim và sợi chỉ là những dụng cụ cơ bản để may vá.

“Nghề may ở Trạch Xá muốn học cũng rất gian nan, đòi hỏi lòng kiên trì, tận tâm của cả người học lẫn người dạy. Áo dài ở đây chủ yếu vẫn được làm thủ công bằng tay hết. Để có thể thạo nghề thì phải mất cỡ 3-4 năm trời ròng rã gắn bó với cây kim, sợi chỉ”  - ông Thường chia sẻ.

Áo dài Trạch Xá chủ yếu vẫn được may vá bằng tay, giữ nguyên nét truyền thống.
Áo dài Trạch Xá chủ yếu vẫn được may vá bằng tay, giữ nguyên nét truyền thống.

Ông Thường cho biết thêm, ngày xưa khi chưa có máy móc hỗ trợ thì mất khoảng 4 ngày mới xong một cái áo hoàn chỉnh. Nhưng giờ thì khác, đối với những người đã thạo nghề thì có thể may được 3 chiếc trong một ngày.

Ở Trạch Xá, từ trẻ con đến người già ai cũng yêu và gắn bó với nghề. Những đứa trẻ sáng dạ, khéo léo thì 15 tuổi đã có thể may được chiếc áo dài đẹp.

Ông Thường say mê trong công việc của mình.
Ông Thường say mê trong công việc của mình.
Kỹ thuật khâu tay dọc độc đáo của người Trạch Xá.
Kỹ thuật khâu tay dọc độc đáo của người Trạch Xá.

Theo ông Lê Văn Duẩn, công việc này khó khăn nhất là công đoạn may đường tà, bởi phải khâu sao cho “trong dán hồ ngoài phô trứng rận”. Nghĩa là người khâu phải thật khéo léo, cẩn trọng để khi lật bên trong lì như được dán hồ. Mặt ngoài thì mũi chỉ đều tăm tắp như trứng con rận. Thậm chí dùng chỉ khác màu để khâu mà cũng không bị lộ đường khâu.

Ông Lê Văn Duẩn cùng con trai đang tỉ mẩn làm đơn hàng khách đặt.
Những người trẻ cũng đang tỉ mỉ làm đơn hàng khách đặt.

Được biết, những người nghệ nhân trong làng thạo nghề đến mức không cần đo chỉ cần nhìn người là có thể may vừa khít. Người dân ở Trạch Xá vẫn thường ca tụng ông Tạ Văn Khuất - người được vinh dự được mời vào cung may áo dài cho vua Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương. Dù phải đứng cách xa, nhưng với cách ước lượng chính xác, ông vẫn may được những bộ áo dài vừa vặn và đẹp mắt.

Với sự hỗ trợ của máy móc, sản phẩm được nhanh chóng hoàn thiện.
Với sự hỗ trợ của máy móc, sản phẩm được nhanh chóng hoàn thiện.
“Công việc này người nào không kiên trì sẽ rất dễ bỏ việc” - chị Hải chia sẻ.
Công việc này người nào không kiên trì sẽ rất dễ bỏ việc.
Chị Mai Thị Hải đang thêu các họa tiết trên áo dài giúp cho sản phẩm bắt mắt hơn.
Chị Mai Thị Hải đang thêu các họa tiết trên áo dài giúp cho sản phẩm bắt mắt hơn.
Áo dài Trạch Xá được may cẩn thận trong từng vạt áo.
Áo dài Trạch Xá được may cẩn thận trong từng vạt áo.

Những vạt áo, tà áo dài được may tỉ mỉ từng nốt chỉ, đều tăm tắp như in là niềm tự hào của người dân làng Trạch Xá. Những người nghệ nhân già trong làng, vẫn ngày ngày truyền trao bí quyết cho con, cho cháu. Bởi họ tin rằng, còn gìn giữ được những nét đẹp làng nghề mình là hồn cốt tà áo dài Việt Nam sẽ chẳng bao giờ mất đi.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khám phá ngã ba Tuần - nơi an giấc nghìn thu của 2 vua, 9 chúa nhà Nguyễn
    Khu vực ngã ba Bằng Lãng (xã Hương Thọ, TP Huế) là hợp nguồn tạo thành sông Hương với vị thế đất đặc biệt nên được các vua chúa nhà Nguyễn chọn làm nơi an nghỉ cuối đời.
  • Gần 500 lễ hội tại Hà Nội được tổ chức, đảm bảo trang trọng, lành mạnh
    Theo báo cáo của UBND Thành phố Hà Nội tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024” chiều 28/3, từ đầu năm đến nay, gần 500 lễ hội của Thủ đô được tổ chức, đảm bảo trang trọng, vui tươi, lành mạnh…
  • Có một miền chỉ một…
    Cách nay không lâu, nhà thơ Quang Hoài trải qua một cơn bạo bệnh. Rất nhiều bạn thơ lo lắng và không khỏi ái ngại cho ông. Rồi may mắn thay, ông đã “thoát hiểm”! Đó cũng là sự ngạc nhiên mà số phận dành cho ông. Càng ngạc nhiên hơn là sau đó cũng không lâu, gần như ngay lập tức, ông cho hạ sinh đứa con tinh thần thứ mười ba mang tên “Miền Hoài Phương”- một cái tên thật có ý nghĩa, lại rất lạ và hấp dẫn độc giả. Hỏi tác giả, mới hay: Đó là cái tên được kết nối, gắn kết thật khéo bởi tên ông (Hoài) cùng tên
  • Gắn biển công trình chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII
    Sáng 29/3, Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBND - UBMTTQ) quận Tây Hồ tổ chức lễ gắn biển công trình nâng cấp, cải tạo Trường Trung học cơ sở (THCS) Quảng An. Đây là công trình tiêu biểu được quận lựa chọn gắn biển chào mừng Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII - nhiệm kỳ 2024 - 2029.
  • Kỳ họp chuyên đề HĐND Thành phố Hà Nội quyết định 17 nội dung về 4 nhóm vấn đề
    “Thành phố quyết định triệu tập kỳ họp thứ 15 để kịp thời xem xét, quyết định các vấn đề lớn, quan trọng theo thẩm quyền liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội, công tác cán bộ kiện toàn chức danh Ủy viên UBND Thành phố, gồm 17 nội dung liên quan đến 04 nhóm vấn đề chính”, đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Chủ tịch HĐND Thành phố, Phó Trưởng đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội phát biểu.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội: Độc đáo nơi đàn ông sinh ra để làm nghề may vá
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO