Hà Nội đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó

KTĐT| 13/10/2021 09:40

Cùng với cả nước, Hà Nội đã thay đổi cách tiếp cận với dịch Covid-19 theo hướng thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả để thực hiện vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa khôi phục và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đây cũng là lúc nhiều DN, nhà xưởng sản xuất đã hoạt động trở lại. Hiểu được DN vẫn còn nhiều khó khăn thách thức, TP Hà Nội luôn đồng hành cùng DN vượt qua khó khăn, khôi phục, phát triển sản xuất, kinh doanh.

Miễn, giảm lãi suất, hoàn thuế cho doanh nghiệpThực tế, khi hoạt động kinh tế mở cửa trở lại, nhiều DN khó khăn đóng cửa, phá sản, không hoạt động hết công suất, chi phí tăng cao... Theo Sở KH&ĐT Hà Nội, phần lớn các khó khăn là không tiêu thụ được sản phẩm đầu ra do bị ách tắc tại khâu lưu thông, vận chuyển, thiếu nguyên vật liệu đầu vào, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, không tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng. Bên cạnh đó DN còn phát sinh các chi phí thực hiện chống dịch cũng như khó khăn trong việc đảm bảo nguồn thu nhập cho người lao động, duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh.Với tinh thần đồng hành cùng DN, TP Hà Nội đã đề nghị Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng (TCTD) tập trung tín dụng cho các lĩnh vực sản xuất, nhất là lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ; phát triển đa dạng sản phẩm tín dụng ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn hợp pháp của người dân. Đồng thời, tiếp tục giảm lãi suất một cách thực chất đối với các khoản vay hiện hữu và các khoản cho vay mới. Bên cạnh đó, đến nay, các TCTD thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 57.670 khách hàng với dư nợ 74.934 tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho 188.990 khách hàng với dư nợ 334.800 tỷ đồng; cho vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ 23/1/2020 đến nay đạt 1.158.617 tỷ đồng cho hơn 102.553 lượt khách hàng.Ngân hàng Chính sách xã hội Hà Nội đã phối hợp với các sở, ngành liên quan và chính quyền địa phương các cấp triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp để hỗ trợ DN, hộ sản xuất kinh doanh, người lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, triển khai hỗ trợ vốn tín dụng chính sách từ các chương trình cho vay.Liên quan đến chính sách thuế, để hỗ trợ nhiều hơn cho DN, TP đã chỉ đạo Cục thuế TP làm việc với các chi cục thuế làm thủ tục hoàn thuế sớm. Trong đó, đã hướng dẫn người nộp thuế lập hồ sơ gia hạn nợ, xóa nợ thuế, không tính tiền chậm nộp, xuất hóa đơn lẻ… theo Nghị quyết 94/2019/QH14 ngày 26/11/2019 của Quốc hội và giải quyết hồ sơ kịp thời. Lũy kế đến hết tháng 7/2021, tổng số tiền thuế gia hạn thuế GTGT theo Nghị định số 52/2021/NĐ-CP ngày 19/4/2021 của Chính phủ là 12.300 tỷ đồng. Trong 9 tháng năm 2021, cơ quan thuế thực hiện gia hạn cho 29.744 DN và hộ kinh doanh với tổng số thuế, tiền thuê đất được gia hạn ước tính là 22.085,3 tỷ đồng.Cũng theo Cục Thuế Hà Nội, Chính phủ cũng đang lấy ý kiến dự thảo nghị quyết với nội dung giảm 30% thuế thu nhập DN cho DN có doanh thu không quá 200 tỷ đồng; giảm 30% thuế GTGT cho DN ở một số lĩnh vực; miễn tiền chậm nộp thuế phát sinh trong năm 2020; miễn toàn bộ số thuế phải nộp của quý III và quý IV/2021 cho hộ kinh doanh.Hỗ trợ thị trường, lao độngĐể hỗ trợ, giúp đỡ người lao động quay trở lại sản xuất, nhiều Công đoàn cơ sở đã phối hợp với người sử dụng lao động xây dựng phương án khôi phục sản xuất, sắp xếp lại lao động. Tham gia, phối hợp cùng DN đảm bảo điều kiện làm việc và các chế độ chính sách đối với người lao động. Do vậy, theo Liên đoàn Lao động TP Hà Nội đến nay, tình hình quan hệ lao động trên địa bàn TP vẫn ổn định. Phần lớn các DN đã thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với người lao động bị ngừng việc, mất việc làm. Người lao động cũng nhận thức, chia sẻ, đồng hành cùng với DN vượt qua khó khăn, khôi phục, phát triển sản xuất, kinh doanh.Bên cạnh đó, quyết định hỗ trợ cho người lao động, người sử dụng lao động kinh phí 85,36 tỷ đồng (trong đó đã thực hiện 77,22 tỷ đồng). Như hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động; hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương. Bên cạnh đó, hỗ trợ người lao động ngừng việc, chấm dứt hợp đồng lao động không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp. Hỗ trợ người đang điều trị Covid-19, cách ly y tế; hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất...Đề án hỗ trợ DN nhỏ và vừa (DNNVV) trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025 triển khai nhiều chính sách mạnh mẽ để thúc đẩy hỗ trợ DN, hỗ trợ khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo như: Hỗ trợ kinh phí thành lập mới cho DN thành lập mới; hỗ trợ kinh phí thực hiện các chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho DNNVV (trên 20 tỷ/năm); hỗ trợ kinh phí đào tạo kiến thức khởi nghiệp sáng tạo (20 triệu đồng/DN/năm). Cùng với đó, hỗ trợ kinh phí cải tạo, sửa chữa cơ sở ươm tạo, không gian khởi nghiệp không quá 200 triệu đồng/cơ sở; hỗ trợ 50% nhưng không vượt quá 5 triệu đồng/tháng/DN khởi nghiệp sáng tạo phí tham gia các cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung dành cho DNNVV khởi nghiệp sáng tạo...
Liên quan đến câu chuyện thị trường trong giai đoạn "hậu Covid-19", TP đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn DN về nội dung và thực thi các Hiệp định thương mại đa phương và song phương mà Việt Nam là thành viên tham gia ký kết. Tận dụng và phát huy cơ hội cạnh tranh do các Hiệp định đem lại cũng như đối mặt và chuẩn bị tốt trước những thách thức trong môi trường kinh doanh. Đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường các hoạt động thương mại điện tử. Triển khai các biện pháp hỗ trợ về tổ chức giao thông đảm bảo phục vụ giao thông thông suốt và hỗ trợ lưu thông hàng hóa…Cải cách hành chính, đối thoại và lắng ngheTrong thời gian tới, tình hình dịch Covid-19 được dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, với tinh thần đồng hành cùng DN, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh, hỗ trợ và phát triển DN. TP Hà Nội xác định nhiệm vụ hàng đầu là phòng, chống dịch Covid-19. Thực hiện giải pháp chống dịch “3 trước”, “4 tại chỗ”; hướng dẫn các DN, nhà máy, xí nghiệp, công trình xây dựng bố trí sản xuất theo phương án "3 tại chỗ" hoặc “1 cung đường, 2 điểm đến" phù hợp với điều kiện thực tế, đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch. Đặc biệt, tổ chức thực hiện truy vết thần tốc, khoanh vùng xử lý kịp thời khi ghi nhận các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh tại cộng đồng. Thực hiện chiến dịch bao phủ vaccine Covid-19 với quy mô lớn trên địa bàn toàn TP. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, mở rộng các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 theo hướng hỗ trợ tối đa cho người dân và DN.TP cũng đã thành lập 4 Tổ công tác về: Tháo gỡ khó khăn cho DN, hợp tác xã, hộ kinh doanh; tháo gỡ khó khăn về thủ tục hành chính; tháo gỡ khó khăn trong lĩnh vực quy hoạch, đất đai, đô thị; thúc đẩy giải ngân đầu tư xây dựng cơ bản. Mục tiêu là đảm bảo công khai, minh bạch; tính kỷ luật, kỷ cương sẽ siết chặt và công tác kiểm tra, giám sát sẽ thực hiện thường xuyên, lấy người dân, DN là trung tâm phục vụ.UBND TP cũng giao Sở KH&ĐT khẩn trương đề xuất UBND TP tổ chức Hội nghị lãnh đạo TP gặp mặt, đối thoại với các DN (bao gồm cả DN trong nước và FDI) để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thủ tục, hồ sơ, sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19. Theo lãnh đạo TP, khi đối thoại và lắng nghe, cùng chia sẻ, chúng ta sẽ được DN đồng lòng chia sẻ. Cùng đồng lòng thì khó khăn nào cũng vượt qua.Chủ trì Hội nghị giao ban kiểm điểm kết quả công tác quý III và 9 tháng, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2021 của UBND TP Hà Nội mới đây, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh đã yêu cầu ngay từ những ngày đầu tháng 10, các đơn vị phải bắt tay ngay vào việc xây dựng kế hoạch phục hồi, phát triển ngành, lĩnh vực và địa phương quản lý. Trong đó xây dựng tiêu chí sản xuất, kinh doanh thích ứng an toàn dịch bệnh trong ngành, lĩnh vực phụ trách; nghiên cứu, đề xuất các biện pháp, cơ chế hỗ trợ DN, nhất là việc giải quyết các vướng mắc, khó khăn trong thực hiện các thủ tục hành chính, thủ tục đầu tư, kinh doanh; tổ chức các hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn cho các DN FDI và DN trong nước.Chủ tịch UBND TP cũng lưu ý, kịp thời tháo gỡ khó khăn, kêu gọi đầu tư hạ tầng và đầu tư lấp đầy các khu, cụm công nghiệp, phấn đấu khởi công thực hiện đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp đã có đủ thủ tục. Cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa, tiết kiệm chi phí, mở rộng các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 theo hướng hỗ trợ tối đa cho DN, HTX, hộ kinh doanh.
Tổng hợp, khó khăn, vướng mắc của DN và công tác hỗ trợ DN, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, ứng phó với dịch Covid-19 trên địa bàn Hà Nội, TP sẽ kiến nghị các bộ, ngành xây dựng và triển khai thực hiện các quy định phòng, chống dịch Covid-19 thống nhất trên phạm vi cả nước. Đồng thời rà soát, sửa đổi các chính sách mới ban hành làm tăng chi phí của DN hoạt động sản xuất, kinh doanh. Kiến nghị Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ DN dài hạn như giảm, giãn, gia hạn thuế, giảm lãi suất, giảm chi phí sản xuất, kinh doanh; các chính sách phát triển thị trường nội địa, thúc đẩy kết nối DN trong nước, hình thành liên kết chuỗi giữa các DN.Phó Giám đốc Sở KH&ĐT Hà Nội Lê Văn Quân
9 tháng đầu năm 2021, số DN thành lập mới tại Hà Nội là 17.328 DN với số vốn đăng ký là 232.266 tỷ đồng (giảm 12% về số lượng DN và giảm 10% vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước); DN hoạt động trở lại là 8.310 DN (tăng 77% so với cùng kỳ năm trước). Nâng tổng số DN trên địa bàn TP lên 318.789 DN.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO