Hà Nội giải tỏa áp lực giao thông dịp Tết

Yến Dư/KTĐT| 18/12/2017 16:37

Hà Nội sắp bước vào đợt cao điểm về giao thông, vận tải dịp Tết Dương lịch và Nguyên đán 2018. Ngay từ bây giờ, Sở GTVT Hà Nội và các đơn vị liên quan đã phối hợp chặt chẽ, triển khai công tác nhằm đảm bảo trật tự, văn minh đô thị và ATGT cũng như đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của người dân.

Đường thông, hè thoáng

Để chuẩn bị cho Thủ đô bước vào 2 dịp Tết Dương lịch và Nguyên đán 2018 với đường thông, hè thoáng, phong quang sạch đẹp, thời điểm này, Sở GTVT Hà Nội và các đơn vị, địa phương liên quan đã bắt đầu công tác chỉnh trang đô thị. Trong đó, Thanh tra Sở GTVT phối hợp với Phòng Cảnh sát trật tự, Công an TP Hà Nội thành lập Tổ Công tác liên ngành, tăng cường tuần tra, xử lý các vi phạm lấn chiếm hè đường để kinh doanh, dừng đỗ phương tiện gây cản trở giao thông. Tổ Công tác hiện đang đẩy mạnh xử lý vi phạm, đặc biệt là trên địa bàn các quận trung tâm và sẽ còn duy trì cho đến hết ngày 30/3/2018.
Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện cho biết thêm, Sở đã yêu cầu Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông tăng cường tuần đường, rà soát, bổ sung hệ thống biển báo hiệu đường bộ, sửa chữa kịp thời các hư hỏng, đảm bảo mặt đường êm thuận trên toàn TP. Đồng thời, Sở cũng đã đề nghị các địa phương phối hợp thu dọn và ngăn chặn hiện tượng đổ trộm rác, phế thải, giữ gìn VSMT và văn minh đô thị trên đường phố. Duy trì chế độ an ninh, trật tự, VSMT đối với 37 hầm và 33 cầu vượt dành cho người đi bộ.
Hiện nay, trên địa bàn TP có một số công trình giao thông trọng điểm đang thi công như: Cầu vượt nút giao An Dương - Thanh Niên; đường Vành đai 3 mở rộng đoạn Mai Dịch - cầu Thăng Long; nhà ga: S4, S5, S6, S7 đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội... "Sở đã yêu cầu các đơn vị đẩy nhanh tiến độ, thu dọn vật tư và có phương án đảm bảo lưu thông và ATGT cho người dân trước Tết" - ông Viện cho hay.

Ngoài ra, Sở GTVT Hà Nội cũng đã lên phương án tăng cường trực gác tại 20 vị trí đường ngang giao cắt với đường sắt không chắn, tiếp tục tổ chức rà soát và vuốt nối đảm bảo êm thuận tại các khu vực giao cắt với đường sắt.
Chủ động phục vụ hành khách
Tết Dương lịch 2018 sắp tới, người lao động sẽ được nghỉ từ 2 - 3 ngày (30/12 - 1/1/2018); Tết Nguyên đán Mậu Tuất nghỉ 7 ngày (từ 15 - 21/2/2018). Dự kiến, người dân từ Hà Nội đi các tỉnh, thành và ngược lại sẽ tăng cao hơn so với ngày bình thường từ 30 - 50%; các bến xe lớn sẽ phải đón nhận áp lực rất lớn từ lượng khách gia tăng đột biến, có thời điểm có thể vượt quá 150% công suất. Do đó, Sở GTVT đã yêu cầu các bến xe: Mỹ Đình, Giáp Bát, Nước Ngầm, Gia Lâm... phải sớm có phương án chủ động tăng lượt, tăng xe, nhằm đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu đi lại của Nhân dân; bảo đảm trật tự, ATGT, thuận tiện, nhanh chóng, không để tồn đọng khách ở tại các bến xe, đặc biệt trong ngày 30 Tết Âm lịch.
Phó trưởng Phòng Quản lý vận tải, Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Tuyển cho biết, đến nay, 3 bến xe lớn là: Mỹ Đình, Giáp Bát, Gia Lâm thuộc Công ty CP Quản lý bến xe Hà Nội đã đăng ký được cấp trên 700 phù hiệu "Xe tăng cường", các bến Nước Ngầm, Yên Nghĩa cũng đang tổng hợp báo cáo đề xuất số lượng phù hiệu. Với sự chuẩn bị như vậy chắc chắn sẽ không thiếu xe cho hành khách đi lại.
Lãnh đạo Trung tâm Quản lý & Điều hành giao thông đô thị Hà Nội thông tin thêm, các đơn vị xe buýt cũng đã sẵn sàng phương án, số lượng xe dự phòng tối đa để giải tỏa lượng khách tăng cao vào các ngày cao điểm tại các bến xe. Trung tâm đã yêu cầu các đơn vị phải siết chặt kỷ luật đối với lái xe, nhân viên phục vụ, đặc biệt là không uống rượu bia khi làm việc.
Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Đa dạng các hoạt động "Giữ nghề xưa trên phố"
    Chiều ngày 19/4/2024, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội đã diễn ra buổi khai mạc chuỗi các hoạt động văn hóa với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".
  • Điện Biên Phủ - nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật
    Sáng 19/4, tại Điện Biên, Hội đồng Lý luận - Phê bình Văn học nghệ thuật Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Điện Biên Phủ - thiên anh hùng ca, nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật”.
  • Đấu xảo Hà Nội Vang bóng một thời
    Cách đây 78 năm, đúng vào ngày 1/5, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội) đã diễn ra cuộc mít tinh khổng lồ với trên 25.000 người tham gia. Địa điểm này khi xưa được mang tên Đấu xảo - một công trình tráng lệ và đồ sộ, mang tầm vóc quốc tế.
  • Nhiều ứng dụng công nghệ mới trong Triển lãm quốc tế Y Dược Việt Nam năm 2024
    Sáng 19/4, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Việt Nam và Công ty Cổ phần Hội chợ Triển lãm và Quảng cáo Việt Nam tổ chức họp báo cung cấp thông tin về “Triển lãm Quốc tế Chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 31 VIETNAM MEDI-PHARM năm 2024”.
  • Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh
    Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội giải tỏa áp lực giao thông dịp Tết
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO