Hà Nội - Mấy góc cũ

Nguyễn Minh Hoa| 09/10/2021 12:45

Hà Nội -  Mấy góc cũ
Toàn cảnh tổ hợp Cao - Xà - Lá.

Khi mà những cánh đồng ven đô còn bát ngát, lúa thơm mát từ khi lên xanh cho đến khi làm đòng, đỏ ngọn và mùi thơm nồng ấm hơn khi ngả vàng để vào mùa gặt thì lúc ấy Hà Nội cũng rất khác bây giờ. Phải người quê hay để ý và so sánh thì bảo:

- Gớm, mang tiếng Hà Nội, mà các làng mạn Thanh Trì, Từ Liêm hay Hoài Đức... cũng chỉ giống như làng mình thôi. Cũng một năm 2 vụ lúa, 1 vụ màu, lễ hội cả tuần. Nhiều làng cùng phối thờ thánh làng mình.

- Đấy là huyện, còn ra đến khu “Cao - Xà - Lá” là khác quê mình lắm rồi. Nhà máy lớn, nhà tầng kiên cố, mà đến lạ 3 nhà máy đều sực mùi - Có người đáp lời.

Quả đúng như vậy, những làng xã của các huyện ngoại thành ôm lấy Hà Nội một cách thật tự nhiên theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Từ làng tôi theo quốc lộ tới Hà Nội, chỉ vắt qua cánh đồng mấy làng là đã đến thị xã Hà Đông. Khu Cao - Xà - Lá sộc vào mũi những mùi trộn lẫn rất tươi. Mùi thuốc lá khét, mùi cao su nồng nặc, và mùi hương liệu xà phòng sực lên như muốn át hai mùi kia. Hương vị thành phố tôi bắt gặp thật ấn tượng. Sau tôi mới biết nhiều người chung cảm giác đó với tôi, cùng với đó là sự choáng ngợp bởi hiển hiện trước mặt những 3 nhà máy lớn, hoạt động đêm ngày, với những mặt tiền “hoành tráng”, chữ đắp nổi to, tường bao cũng đẹp. Nó khác xa những hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp tôi đã từng thấy. Tôi nghĩ ngay đến những sản phẩm chất lượng cao, bán trong cửa hàng bách hóa của huyện chứ không phải hàng gia công bán ngoài chợ. Những nhà máy này hẳn là nơi sản xuất ra những mặt hàng nhà nước đó. Có buổi gặp giờ tan tầm, công nhân ra về, đường Nguyễn Trãi rộn ràng hơn hẳn. Nhưng, dẫu là khi công nhân đến hay về, sớm hay chiều thì khu Cao - Xà - Lá đều luôn dậy mùi bất kể thời điểm nào. 

Ngày ấy, rất ít người có xe máy, con đường Nguyễn Trãi xanh mướt xà cừ. Cuộc sống chầm chậm, dù là đèn cao áp vẫn bật lên mỗi tối nhưng ban đêm ngước lên bầu trời vẫn thấy vầng trăng và những vì sao lấp lánh. Đi một quãng không xa, phía cuối con đường bê tông vẫn là những cánh đồng bát ngát nối liền mấy làng với nhau bằng lúa nếp, lúa tẻ hay những ruộng rau muống, những đầm sen. Thế nên người ta so sánh “chả khác quê mình” cũng là phải.

Vài chục năm trước, hòa mình vào dòng xe đạp trên đường Nguyễn Trãi đến giảng đường Đại học Tổng hợp (nay là Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn) -  đối diện khu Cao - Xà - Lá, tôi thấy mình lọt thỏm, miên man những lo lắng và ước mơ. 

Khu Thanh Xuân Bắc khi ấy vẫn chủ yếu là những dãy nhà lắp ghép sừng sững. Những ngôi nhà tường xù xì “granito” cao hơn cả ngọn xà xừ cổ thụ thật vững chắc. Hồi ấy, nhà cao tầng chưa nhiều, nhìn vào gương mặt phố chỉ thấy những ngôi nhà này. Cầu thang dẫn lên nhà tập thể có đường sống chia đôi để dắt xe đạp lên nhà và với đôi nhà có xe máy không tiện gửi cũng cho xe lên tầng 2, thậm chí lên cả tầng 3. Đêm về, những ánh đèn hắt ra từ những ô cửa nhà tập thể này cho ta cảm nhận diện mạo thành phố, hơi thở của thành phố. Mỗi căn hộ như một cái hộp nhỏ to khác nhau bởi tầm nhìn, những ngọn đèn tắt dần, để thấy cao áp sáng hơn. Những đêm trăng sáng, ăng- ten nơi đầu hồi nhà tập thể hay trên sân thượng vẽ nên những hình thù lạ lẫm vào ánh trăng. 

Cao - Xà - Lá “cũ” dần nhưng vẫn phả mùi khắp cả một vùng những luồng mùi hỗn độn ấy. Chợ Ngã Tư Sở cũng khiến người ta choáng về sự khác biệt với những cầu quán của chợ làng, chợ tổng. Người quê dám cầm tiền vào chợ Ngã Tư Sở mua sắm cũng phải dạng có máu mặt chứ không dễ dàng bị mắng chửi vì dám mặc cả, hoặc hỏi rồi không mua. Vải vóc ngút mắt, nhìn vải nào cũng thấy mê. Trước đây chỉ thấy vải lon trắng, xanh trứng sáo, pô-pa-lin Trung Quốc, sang hơn thì tuýt si, bình dân thì bông chéo 8/3, xanh sĩ lâm... thế mà cơ chế thị trường mở ra, vải vóc đầy chợ, những sít, siu, nhúng, nhung, dạ... Vải lon từng chiếm ngôi nhất đã về vườn, thay vào đó là những vải mới, nhập khẩu, phong phú màu sắc, họa tiết và bền cũng không kém. Thế nhưng, đến lạ vẫn có người từ ngoại thành đem từng bao tải vải thô về chợ bán. Nhiều người vẫn tìm một cái khăn cọ lưng hay cái khăn mặt từ làng nghề vào, vì hàng ngập khẩu, hàng nhà máy nhiều khi chậm muộn, và những mặt hàng của HTX này vẫn chưa phải đã hết khách.

Đường Láng mát rượi, mé bên sông cỏ mọc đầy, hàng xà cừ xanh mát rượi, đoạn qua làng vẫn nhiều nhà trồng rau thơm. Những dãy nhà 2 - 3 tầng đã dần lấn hết những luống rau, những hàng nước mía khiến đường Láng bớt xa hơn trong chặng đường xe đạp của đám sinh viên ngoại tỉnh ngày nghỉ đi khắp các trường tìm đồng hương.

Rồi tôi biết thêm Hà Nội còn có nhiều khu tập thể như Thanh Xuân và “cao niên” hơn cả Thanh Xuân như: Thành Công, Kim Liên, Nghĩa Tân, Nguyễn Công Trứ... Những ngôi nhà gắn với thế hệ 6X, 7X với những bể nước dưới sân khu tập thể, những chuồng cọp cơi nới  hoặc nhà tầng 2 chồng lên nhà tầng 1 thành 1 phòng cho con cái có chỗ học riêng...

Những năm cuối cùng của thế kỉ cũ tôi đã ra trường, đi làm. Con đường Nguyễn Chí Thanh vẫn còn ruộng rau muống ngay cổng ký túc xá trường Luật. Có việc tôi đi vào đường Chùa Láng, những ruộng rau muống vẫn theo lứa, ngôi chùa trầm mặc như vốn thế từ xưa...

Công việc khiến tôi bận bịu với những chuyến đi, sớm mai, tối khuya vẫn qua các chặng Cao - Xà - Lá, Láng, hay Ngã Tư Sở, nhiều khi chẳng để ý, nhưng nhớ nhất là những biển hiệu mica thay dần những biển sắt cũ... Thành phố phải thế, sáng đèn và văn minh. Nhưng rồi nhiều khi tôi thấy biển mica sáng ấy gắn vào những ngôi nhà cũ, tường tróc lở không hợp như những biển hiệu kia. Xe gắn máy nhiều dần lên, con đường chật lại bởi lưu lượng người lưu thông.

Mưu sinh cuốn tôi đi, hòa vào dòng người tắc đường mỗi ngày. Bẵng đi, chuyển nhà, lâu lâu đi qua Thanh Xuân khu  Cao - Xà - Lá không thấy dậy mùi, cả khu nhà lọt thỏm trong những dãy nhà cao tầng chồng lên xung quanh. Có người bảo:     

- Khu ấy không còn hoạt động.

- Vẫn có mùi, cửa hàng giới thiệu sản phẩm vẫn còn. Những mùi đến chết không quên được - Tôi nói.

Đúng là Cao - Xà - Lá  chỉ thoang thoảng mùi nữa thôi, Cao su Sao Vàng đã có tên tiếng Anh, Thanh Xuân đã khác. Cao - Xà - Lá cây mọc đầy, ánh sáng cũ không rọi hết không gian mà nó đang sở hữu, nghe nói những nhà máy này sẽ chuyển ra ngoại thành hết, nơi đây sẽ có quy hoạch mới...

Tôi đã đến, đã thấy và chứng kiến cả chặng dài một góc Hà Nội. Dẫu là ngồn ngộn mùi khó chịu, khó tả, hay những ruộng rau muống mơn mởn lạc lõng, rồi những luống rau thơm cuối cùng của Láng mất nốt... để rồi nhớ. Mùa thu này chộn rộn những vui buồn, tôi chép lại. 
(0) Bình luận
  • Phượng tím vắt ngang trời thương nhớ
    Đến Đà Lạt vào ngày nắng chói, đôi mắt chị dõi tìm loài hoa gieo thương nhớ, phượng tím. Đà Lạt mùa nào sắc đó, đều là những loài đặc trưng của xứ sở ngàn hoa. Mùa dã quỳ vàng hoang hoải, mùa cỏ hồng bềnh bồng như mây, mùa hoa ban trắng tinh khôi, mùa anh đào ngọt ngào trong trẻo. Với chị, lưu luyến nhất vẫn là mùa phượng tím. Mùa này phượng rải sắc tím ngăn ngắt khắp đất cùng trời, gợi lên trong lòng xiết bao lưu luyến.
  • Phù sa đời cha
    Cha trầm lành như đất, tôi là con gái nhưng lại đáo để, nghịch ra trò. Vậy mà hai cha con lại bện nhau như hình với bóng.
  • Dáng quê
    Ai cũng có trong lòng một dáng hình quê hương để mà thương, mà nhớ. Với tôi, đó là hình dáng con đường đi học, của bụi tre làng thấp thoáng trong đêm trăng; là dáng mẹ gánh lúa trên đê hay dáng cha đang lom khom cày ruộng. Quê hương không chỉ là nơi ta được sinh ra và nuôi lớn, mà còn là nơi chan chứa nhiều kỷ niệm êm đềm của tuổi thơ.
  • Những mùa xuân nối tiếp
    Mùa xuân vẫn về qua cây cầu vắt ngang sông. Một khúc sông rộng đủ để những chuyến đò ngang bối rối, chênh chao. Khi không còn chở đò nữa, bóng người lái đò cứ thế xa dần, mờ dần phía cuối con đê. Bến đỗ, nẻo về ngoằn ngoèo, xa tít tắp. Ai đó còn gọi với: thầy ơi, u ơi. Chiếc lá rơi vào chiều lỗi hẹn. Quê và những mùa xuân nối tiếp làm xao động tấm chân tình.
  • Bà ngoại của tôi
    Bà ngoại tôi có dáng người gầy gầy, lưng bà hơi còng, tóc bà xen kẽ sợi đen, sợi bạc. Khuôn mặt bà nhiều nếp nhăn, nhưng khi bà cười, gương mặt bà vô cùng phúc hậu.
  • Trà Hương vị du ca
    Trong những tinh túy ẩm thực, trà là đồ uống mang hành trình gợi đầy chiêm nghiệm. Trà đến với người bởi nhớ, bởi duyên và bởi sự mê đắm của người, bảo tri kỷ thật chẳng sai.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Vẽ tiếp bức tranh về “Văn minh trà Việt”
    Hành trình văn hóa uống trà trải dọc bề dày suốt hơn 5000 năm của người Việt đã được tác giả Trịnh Quang Dũng phác thảo sinh động trong cuốn sách “Văn minh trà Việt”. Sách do NXB Phụ nữ ấn hành vừa trình làng bạn đọc đúng vào dịp Ngày Sách Việt Nam lần thứ 3 – 2024.
  • Triển lãm kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa
    Thông tin từ Ban quản lý Khu di tích Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội), sáng 19/4/2024, đơn vị sẽ tổ chức lễ khai mạc triển lãm “Ngô Quyền – Anh hùng dân tộc kiệt xuất” nhân kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa (939 - 2024).
  • Giới thiệu gần 100 hiện vật, hình ảnh, tài liệu quý của văn hóa Đông Sơn
    Sáng 18/4/2024, tại Bảo tàng Hà Nội, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc trưng bày chuyên đề “Tiếng vọng”. Đây là hoạt động ý nghĩa nhân dịp Lễ giỗ tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam.
  • Khai mạc triển lãm quốc tế về làm đẹp tại Hà Nội
    Triển lãm quy tụ hơn 250 gian hàng đến từ gần 20 quốc gia và vùng lãnh thổ đi đầu trong lĩnh vực làm đẹp toàn cầu như Đức, Hà Lan, Ma-rốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc… Tại đây, công chúng được tham quan các gian trưng bày nhiều lĩnh vực như mỹ phẩm, thực phẩm chức năng làm đẹp, kính áp tròng và kính thời trang; thẩm mỹ…
  • Đà Lạt được du khách tìm kiếm nhiều nhất dịp nghỉ lễ 30/4
    Nền tảng du lịch Booking.com vừa công bố những điểm đến trong nước và quốc tế được du khách Việt Nam tìm kiếm nhiều nhất trong dịp lễ 30/4 – 1/5.
Đừng bỏ lỡ
  • Khoảnh khắc chính là yếu tố tạo nên giá trị cho mỗi bức ảnh nghệ thuật
    Trong kỷ nguyên bùng nổ của công nghệ số, mọi bức ảnh đều có thể dễ dàng chỉnh sửa và dàn dựng như ý muốn. Điều này tạo ra một thách thức lớn trong việc gìn giữ chân thực trong ống kính đối với nền nhiếp ảnh Việt Nam, đặc biệt là đối với ảnh báo chí.
  • Tự hào, yêu mến hơn với Phố Sách Hà Nội
    Theo bà Khúc Thị Hoa Phượng, Giám đốc - Tổng biên tập NXB Phụ nữ, 3 năm trở lại đây, Phố Sách Hà Nội đã “thay da đổi thịt”, chúng ta đến với không gian này đều cảm thấy niềm tự hào, yêu mến.
  • Sân khấu Sen Việt ra mắt vở Nhạc kịch "Lá cờ thêu sáu chữ vàng"
    Dù trước đây hình tượng anh hùng thiếu niên Trần Quốc Toản với "Lá cờ thêu sáu chữ vàng" đã được dàn dựng với nhiều loại hình sân khấu như tuồng, chèo, cải lương…, nhưng lần này với phiên bản mới là Nhạc kịch Dân ca Nam Bộ, hy vọng bằng cách kể chuyện vừa dân tộc vừa hiện đại, tác phẩm sẽ tạo được ấn tượng với người xem, đặc biệt là khán giả trẻ...
  • Sách và văn hóa đọc giữ vai trò quan trọng trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Hà Minh Hải, khẳng định: “Những năm gần đây văn hóa đọc Thủ đô đã từng bước phát triển rõ rệt, có chuyển biến thực chất, đọc sách trở thành thói quen, nét đẹp trong đời sống xã hội, ngành xuất bản đã khẳng định được vị trí, tầm quan trọng trong việc xây dựng xã hội học tập, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
  • Tác giả trẻ và độc giả tuổi teen - một thế hệ, một tiếng nói
    Sáng ngày 18/4, tại phố sách Hà Nội đã diễn ra tọa đàm “Tác giả trẻ và độc giả tuổi teen - một thế hệ, một tiếng nói” do nhà sách Phương Nam, Linh Lan Books và phố sách Hà Nội tổ chức nhân dịp ra mắt tiểu thuyết “Như Sơ” của tác giả Việt Chi.
  • Phát hành cuốn sách tái hiện chân dung các anh hùng, chiến sĩ Điện Biên Phủ
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 17/4/2024, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật đã phát hành cuốn sách “Anh hùng, chiến sĩ Điện Biên Phủ”. Cuốn sách do Tỉnh ủy Điện Biên và NXB Chính trị Quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức biên soạn.
  • “Đồi Thịt Băm” huyền thoại trên dãy Trường Sơn trở thành điểm du lịch mới
    Đồi A Bia hay còn gọi là “Đồi Thịt Băm” (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) trước đây là khu vực diễn ra trận chiến căng thẳng 10 ngày đêm giữa quân dân ta và quân đội Mỹ nhưng hiện nay đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn.
  • Triển lãm “Sofia Yablonska - Hành trình xuyên thế kỷ”
    Tối ngày 17/4, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (36 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Sofia Yablonska - Hành trình xuyên thế kỷ” do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán U-crai-na tại Việt Nam tổ chức nhân kỷ niệm 32 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và U-crai-na.
  • Sôi nổi “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam” ở Huế
    Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam cho các em học sinh Trường THCS thị trấn Phú Lộc (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế).
  • Người dân nô nức về đền Hùng trước ngày giỗ Tổ
    Trước ngày chính Lễ hội đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch đất Tổ năm Giáp Thìn 2024, đông đảo người dân và du khách thập phương về dâng hương, trẩy hội.
Hà Nội - Mấy góc cũ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO