Hà Nội "mùa Covid-19"

NSHN| 29/03/2020 07:53

Hà Nội những ngày này trong trẻo lắm. Nắng non lên như thủy tinh soi bầu trời trong vắt. Mùa hoa loa kèn trắng lại về. Tuy nhiên, như nhiều thành phố khác trên thế giới, Thủ đô đang đối diện với nhiều thách thức trong cuộc chiến chống Covid-19.

Hà Nội

Đại dịch Covid-19 bất ngờ xuất hiện làm chao đảo thế giới, thách thức sự sinh tồn của loài người. Con vi rút siêu nhỏ ấy đang ngăn cản dòng chảy của văn minh nhân loại là sự tự do và sự thịnh vượng. Sức khỏe cộng đồng và kinh tế toàn cầu bị đe dọa nghiêm trọng. Việt Nam không phải là ngoại lệ.

Như nhiều thành phố khác trên thế giới, Hà Nội cũng đang đương đầu với đại dịch và tỏ rõ sự quyết tâm trong cuộc chiến chống Covid-19.

Hà Nội

Không kẹt xe, không ồn ào, nhộn nhịp, vội vã, đông đúc như vốn có, Hà Nội những ngày này vắng vẻ vì người dân hạn chế ra đường, hàng quán thưa thớt, học sinh được nghỉ học, các cơ quan, văn phòng khuyến khích nhân viên làm việc online… Người Hà Nội ý thức rất rõ về mức độ nguy hiểm của dịch để phối hợp với chính quyền và cơ quan y tế áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch tốt nhất có thể.

Đến nay, các phương án và hành động quyết liệt từ trung ương đến địa phương, sự tận tâm dốc sức của lực lượng chức năng, nhất là những người trên tuyến đầu, như đội ngũ y, bác sĩ và chuyên gia y tế, quân nhân, các lực lượng dự bị động viên tăng cường… đã cho kết quả bước đầu đáng tự hào.

Việt Nam đang là một trong những quốc gia làm tốt nhất công tác chống dịch Covid-19. Số người nhiễm ít, chưa có người tử vong, công tác khoanh vùng và cách ly sát sao, nhanh chóng, hiệu quả.

Hà Nội

Vượt lên trên những hốt hoảng ban đầu rất bản năng, người Hà Nội đều cảm nhận được những nguồn sáng tích cực và tử tế...

Khắp phố phường Hà Nội luôn xuất hiện những màu áo xanh tình nguyện. Họ làm nhiều việc ý nghĩa để hỗ trợ người dân, đặc biệt là các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19. Gần 300 bác sĩ, y tá về hưu tại Hà Nội khảng khái đề nghị được "tái ngũ" xung trận. Ngoài 150 cán bộ và sinh viên Đại học Y Hà Nội tình nguyện vào nơi sóng gió, khoảng 6.000 học viên của đại học này cũng sẵn sàng lên đường nhận nhiệm vụ...

Hà Nội

Hà Nội những ngày này hoa sưa vẫn bung nở tinh khôi cả góc phố, lộc vừng và bàng nảy lộc tươi xanh, những xe hoa loa kèn thơm dịu dàng như xoa dịu con người bằng những gì nhẹ nhàng nhất có thể… Không gian như rộng ra, thoáng đãng. Trên mạng xã hội, nhiều chia sẻ ý nghĩa, động viên nhau cố gắng và thể hiện sự lạc quan, tin tưởng đã trở thành nguồn cổ vũ tinh thần cho người dân vượt qua khó khăn:

“Đại dịch là tai họa, nhưng cũng cho ta khoảng tĩnh để học cách sống tích cực, chăm chút cho ngôi nhà của mình, có thời gian cho gia đình, nấu những bữa ăn ngon, xem tivi với người thân. Sống sâu, sống chậm lại...”.

"Hãy biết sử dụng khoảng thời gian 'nghỉ ngơi bất đắc dĩ' quý giá lúc này để vun đắp tình cảm gia đình và dạy con những điều nhân văn lúc hiểm nguy, gian khó. Vào thời điểm sức khỏe mỗi người liên quan tới sự an toàn của cộng đồng và ngược lại, con người ta dễ chìm vào cơn mê sảng của sự ích kỷ và hoài nghi. Chúng ta không có lý do gì để vơ vét siêu thị và nhà thuốc. Con cái cần hiểu ý nghĩa bên ngoài sách vở của hai chữ “đồng bào”. Yêu thương đồng loại không chỉ là những lời có cánh mà cần lắm sự sáng suốt trong tâm tưởng để ngừng miệt thị, chỉ trích và kỳ thị"…

“Sẽ không còn gì như cũ, khi dịch bệnh lướt qua. Tư duy, nhận thức và quan niệm về hạnh phúc, về những giá trị cốt lõi nhất của cuộc đời sẽ thay đổi, trong từng cá thể. Theo chiều hướng tích cực hơn, nhân văn hơn và cũng điềm tĩnh, chừng mực hơn. Chắc chắn thế!”…

Hà Nội

Mỗi ngày trôi qua, khi thêm những con số bệnh nhân dương tính với Covid-19 đồng nghĩa với việc người Hà Nội chuẩn bị tinh thần cho giai đoạn mới khó khăn hơn. Trong cuộc chiến với đại dịch này, mỗi người Hà Nội sẽ trách nhiệm hơn, nỗ lực hơn vì cộng đồng, vì đất nước, trong đó có quyền lợi của bản thân mình. Chỉ có sự đồng lòng, tương thân tương ái mới giúp cộng đồng có được sức mạnh đoàn kết - đây chính là chiếc "lá chắn" mạnh mẽ nhất giúp chúng ta chiến thắng đại dịch.

http://nhipsonghanoi.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/cam-nhan/822458/ha-noi-mua-covid-19

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội "mùa Covid-19"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO