Hà Nội: Rút kinh nghiệm sâu sắc từ những phản cảm lễ hội

Hoàng Lân/HNM| 08/06/2018 18:23

Sở Văn hóa và Thể thao (VH-TT) Hà Nội vừa tổ chức tổng kết công tác tổ chức lễ hội diễn ra trên toàn thành phố. Những hạn chế trong công tác quản lý được nhìn nhận thẳng thắn để rút kinh nghiệm cho mùa hội tới.

Hà Nội có 1.026 lễ hội, cơ bản đã diễn ra xong

Theo ông Trương Minh Tiến, Phó Giám đốc Sở VH-TT, Hà Nội hiện có 1.026 lễ hội với nhiều quy mô lớn nhỏ, diễn ra tập trung chủ yếu vào mùa xuân. Trong đó, có những lễ hội có quy mô hội vùng như: Gò Đống Đa, Gióng, đền Cổ Loa, đền Hai Bà Trưng, chùa Hương, chùa Thầy, chùa Tây Phương, đền Và thờ đức Thánh Tản…. 

Nhiều lễ hội đã khôi phục được những phong tục, tín ngưỡng cổ có giá trị văn hóa, lịch sử sâu sắc. Đặc biệt, lễ hội chùa Hương kéo dài 3 tháng, thu hút hàng chục vạn du khách trẩy hội.
Hà Nội: Rút kinh nghiệm sâu sắc từ những phản cảm lễ hội
Lễ hội chùa Hương 2018 còn tình trạng đò nhồi khách.

Trao đổi với HNMO, ông Ngô Văn Nam, Trưởng phòng Xây dựng Nếp sống Văn hóa và Gia đình (Sở VH-TT Hà Nội), đơn vị trực tiếp quản lý công tác tổ chức Hà Nội cho biết, tính đến thời điểm này, phần lớn lễ hội lớn của Thủ đô đã diễn ra xong, thu hút sự quan tâm của nhiều người dân. Những lễ hội nhỏ cấp xã, phường, thôn xóm… vẫn còn lác đác diễn ra. 

Theo đánh giá của Sở VH-TT Hà Nội, hầu hết các lễ hội của Hà Nội năm 2018 diễn ra bảo đảm đúng quy định, kế hoạch đề ra. Nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống, trò chơi dân gian, trò diễn giàu tính nghệ thuật, đậm chất dan gian được quan tâm đưa và lễ hội như: Hát quan họ, hát chèo, đấu vật, đánh đu, thổi cơm thi, kéo co… 

Việc tổ chức lễ hội hằng năm tại các địa phương đều được kết hợp với việc tổ chức đón nhận các danh hiệu làng văn hóa, danh hiệu làng nghề, bằng di tích lịch sử văn hóa… làm phong phú hoạt động lễ hội, góp phần tạo dựng tạo môi trường văn hóa lành mạnh. 

Sở VH-TT Hà Nội cho biết, nhiều lễ hội trọng điểm được kiểm tra sát sao như: Phủ Tây Hồ (Tây Hồ), chùa Hà (Cầu Giấy), đền Sóc (Sóc Sơn), đền Cổ Loa (Đông Anh), đền Hai Bà Trưng (Mê Linh), đền Và, chùa Mía (Sơn Tây), chùa Hương (Mỹ Đức), chùa Trầm, chùa Trăm gian (Chương Mỹ)…

Với nỗ lực quản lý lễ hội năm 2018, hoạt động lễ hội có nhiều tiến bộ. Nhiều lễ hội đã khắc phục được những tồn tại của những năm trước, điển hình là hội Gióng đền Sóc đã không còn tình trạng chen cướp lộc phản cảm. Lễ hội đền Và có hoạt động rước nước trên sông cũng diễn ra an toàn.

Thẳng thắn nhìn khuyết điểm

Ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở VH-TT Hà Nội cho biết, công tác lễ hội Hà Nội năm 2018 tuy có nhiều chuyển biến tích cực, nỗ lực nhưng vẫn để xảy ra những hạn chế, thiếu sót.

“Các đơn vị, địa phương cần nhìn nhận thẳng thắn để rút kinh nghiệm cho năm sau, không thể chỉ nói “nhỡ” cho xong. Nếu ở đâu cũng “nhỡ” thì… loạn”, ông Tô Văn Động đánh giá.
Hà Nội: Rút kinh nghiệm sâu sắc từ những phản cảm lễ hội
Lễ hội đền Sóc 2018 đã không còn cảnh bạo lực.

Ông Ngô Văn Nam, Trưởng phòng Xây dựng Nếp sống văn hóa và gia đình (Sở VH-TT Hà Nội) cho biết, những tồn tại dễ nhận thấy ở các lễ hội là các dịch vụ hàng, quán bày bán đan xen trong di tích gây mất mỹ quan, làm ách tắc giao thông. 

Tại một số điểm “nóng” của lễ hội như tại phủ Tây Hồ vẫn có một số bãi gửi xe tăng giá không đúng quy định, hiện tượng mặc phản cảm vào nơi thờ tự vẫn xảy ra. Hay sự việc chùa Hương để xảy ra tình trạng người dân chen nhau trong lễ “Mông sơn thí thực” vào ngày 7-5 vừa qua cũng là hình ảnh không đẹp, cần phải được rút kinh nghiệm sâu sắc.

Về vấn đề này, bà Phạm Lan Anh, Trưởng phòng Quản lý di sản (Sở VH-TT) Hà Nội bổ sung, lễ hội Giằng Bông, xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức vẫn còn để xảy ra tình trạng hỗn loạn khi hàng trăm thanh niên lao vào tranh cướp bông. Tại huyện Ứng Hòa, vẫn để xảy ra tình trạng tranh giành khách ở địa bàn và các điểm bán hàng trong di tích.

Theo một đại diện của Ban quản lý thị trường, trong quá trình kiểm tra công tác tổ chức lễ hội, nhiều điểm do lượng khách quá tải đã không làm tốt công tác tổ chức. Điển hình là lễ hội chùa Hương dù đã được thông báo các thuyền chở khách phải sơn xanh, gắn biển nhưng trên thực tế kiểm tra xuất hiện nhiều thuyền lạ tự phát, không sơn màu đồng bộ và không gắn biển. Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý và việc bảo đảm an toàn cho người dân.

Ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở VH-TT Hà Nội cho biết, việc đánh giá, nhìn nhận này rất quan trọng để các địa phương, đơn vị quản lý cần có biện pháp tích cực hơn nữa, rút kinh nghiệm cho mùa lễ hội sau. Những lễ hội được xem là “điểm nóng”, luôn để xảy ra vấn đề như chùa Hương cần phải được quán triệt chủ trương, không tổ chức các hoạt động phát lộc tự phát gây ra hình ảnh chen lấn phản cảm.

“Chúng ta đã nỗ lực làm tốt cả mùa lễ hội, nhưng chỉ một sơ xuất nhỏ cũng khiến những nỗ lực ấy tan biến, người dân mất lòng tin. Tôi đề nghị các địa phương phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý để rút kinh nghiệm mùa sau không còn những hạn chế này”, ông Tô Văn Động bày tỏ.
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội: Rút kinh nghiệm sâu sắc từ những phản cảm lễ hội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO