Hai ngày về nguồn Đồi thông hai mộ

PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn| 15/08/2019 08:23

Ban đầu, hẹn gặp nhau ở quán bia Ụ Pháo phố Trúc Bạch, văn sĩ Lã Thanh Tùng giới thiệu: “Đây là kỹ sư Vũ Đình Thảo, cháu cụ Tùng Giang Vũ Đình Trung, tác giả truyện thơ Đồi thông hai mộ”. Anh Thảo tặng tôi bản phô tô Đồi thông hai mộ (In lần thứ ba. NXB Yên Sơn, Hà Nội, 1953, 150 trang).

Hai ngày về nguồn Đồi thông hai mộ
Tác giả ngoài cùng (trái) trong chuyến du khảo về Kim Bôi, Hòa Bình

Ban đầu, hẹn gặp nhau ở quán bia Ụ Pháo phố Trúc Bạch, văn sĩ Lã Thanh Tùng giới thiệu: “Đây là kỹ sư Vũ Đình Thảo, cháu cụ Tùng Giang Vũ Đình Trung, tác giả truyện thơ Đồi thông hai mộ”. Anh Thảo tặng tôi bản phô tô Đồi thông hai mộ (In lần thứ ba. NXB Yên Sơn, Hà Nội, 1953, 150 trang). Nhan đề truyện u u minh minh, rợn rợn mà tính từ giữa thế kỷ trước, hầu như ai yêu thích văn chương cũng thuộc nằm lòng mấy câu mở đầu: Anh Đinh Lăng! Giờ đây đâu nhỉ?/ Anh của em yêu quý nhất đời,/ Anh đi mù mịt xa khơi,/ Phượng hoàng tung cánh phương trời mãi bay… Về truyện Đồi thông hai mộ, quả thật tôi chỉ nghe nói và thuộc truyền khẩu đôi câu, có thấy đâu mà đọc, đành ậm ờ cho qua chuyện…

Lại hẹn hò. Một ngày nắng nung giữa hè, đoàn du khảo gồm các nhà văn Lã Thanh Tùng, Đăng Bảy, Cầm Sơn cùng Vũ Đình Thảo và tôi lên huyện núi Kim Bôi (Hòa Bình), tìm về nơi thi sĩ Tùng Giang Vũ Đình Trung từng tản cư, bắt gặp câu chuyện tình Đinh Lăng – Quách Mỵ Dung rồi dệt nên thiên bi tình sử Đồi thông hai mộ. Trên xe, chúng tôi bàn thảo, trao đổi, tranh luận về lời giới thiệu “Mấy dòng ký sự tản cư - Mấy trang tình sử bi hùng” viết ngày 8 tháng 4 năm 1949, mở đầu truyện thơ Đồi thông hai mộ của chính tác giả Tùng Giang Vũ Đình Trung. Lời giới thiệu cho biết khoảng không gian, địa chỉ cụ thể ở gần Ba Trại, nơi có miếu thờ cùng hai ngôi mộ đá to, cao, xây sát gần nhau: “Phía đầu hai mộ len vào giữa một tấm bia đá dựng đứng, cao gần bằng đầu tôi, rộng non một sải tay tôi. Bia khắc chữ nho, chân phương, đậm nét, kể lai lịch, tài năng, đức hạnh của đôi uyên ương hiếm có” và nguồn gốc truyền thuyết Đinh Lăng – Quách Mỵ Dung in đậm sắc màu truyền kỳ, đan xen giữa thực và hư, mờ mờ ảo ảo.

Theo hẹn, đoàn chúng tôi đến Hội Văn nghệ tỉnh Hòa Bình, gặp Chủ tịch Lê Va, nữ sĩ Phan Mai Hương và cụ Nguyễn Hữu Duyên. Nhập đoàn rồi là đến ngay nhà cụ Duyên. Cụ sinh 1937, ngoài tám mươi, vốn chính gốc thành phố Nam Định, thời chống Pháp tản cư lên Hòa Bình rồi chốt lại đến nay. Trước đây cụ là kỹ sư xây dựng, bước chân trải khắp tỉnh, bạn bè nhiều, nói được tiếng Mường, chăm viết báo. Việc đến nhà cụ thực ra là thăm cụ bà, kém cụ ông một tuổi, cũng ngoài tám mươi rồi. Cụ bà vui chuyện: “Hôm trước tôi mơ thấy cụ Tùng Giang đấy. Sáng nay tôi thấy có người quần áo trắng xưng tên là Tùng Giang đến chơi. Tôi mở cửa ra thì chẳng thấy gì. Hay tại tôi đọc thơ cụ thì tôi tưởng ra thế?”. Ấy rồi cụ đọc Đồi thông hai mộ, đọc từng đoạn, rồi phân tích, rồi lại đọc sang đoạn khác. Cụ kể: “Tôi người gốc Gia Lộc, Hải Dương. Lúc nhỏ lận đận, vất vả lắm, được học hành gì mấy đâu. Đến thời sau hòa bình lập, tôi mười mấy tuổi, có chị người quen cho mượn quyển Đồi thông hai mộ. Cứ ê a nhập tâm thế mà tôi thuộc, thuộc hết cả quyển, nhớ mãi đến bây giờ. À, đến cái đoạn Đinh Lăng khóc cô người yêu: Hồn em thiêng theo anh từng bước,/ Mà chứng minh lời ước vì em:/ Mỵ Dung duyên đã khắc tim,/ Nguyện thề trọn kiếp không tìm duyên ai”… Cụ ông hồ hởi: “Ấy đấy, tôi đã bảo là bà ấy thuộc thật đấy. Mấy chục năm ở nhà, có bao giờ bà ấy đọc gì đâu. Đến hôm tôi mang quyển thơ này về, bà ấy xem cái tên rồi cứ thế đọc vanh vách. Tôi cũng bất ngờ vì hóa ra bà nhà tôi lại thuộc Đồi thông hai mộ đến thế”…

Sang chiều, trên chuyến xe tìm về cội nguồn Đồi thông hai mộ, cụ Duyên kể: “Này, thật hữu duyên. Vào năm 1956, tôi đã gặp cụ Tùng Giang đấy nhé… Năm ấy, tôi cưỡi cái xe đạp, phóng từ Hòa Bình về Thái Bình thăm người quen là cô đào kép Minh Nguyệt, con chủ rạp hát Tiên Phong, đoạn gần Cầu Bo. Chiều ấy thì gặp cụ Tùng Giang. Hóa ra cụ Tùng Giang với ngài chủ rạp hát quen nhau từ hồi tản cư trên Hòa Bình. Bấy giờ cụ về thăm bạn cũ hay là hẹn nhau dựng vở diễn? Chỉ biết tối ấy có diễn kịch mà đích thân ngài chủ rạp đóng vai Đổng Trác, cụ Tùng Giang vai Lã Bố, cô kép Minh Nguyệt vai Điêu Thuyền. Tôi cứ nhớ mãi, là vì cụ Tùng Giang có nhắc đến Đồi thông hai mộ. Còn tôi thì năm trước vừa đọc ké được truyện này. Nhưng bởi tính tôi không thích thơ lắm nên không thuộc được. À, sau này cô Nguyệt lấy Lê Như Tiếp là trưởng đoàn chèo Thái Bình. Bây giờ có còn chắc cũng già lắm rồi”…

Hai ô tô con nhằm phía huyện Kim Bôi, chạy tầm ba chục cây số thì đến xã Bắc Sơn. Chúng tôi vào gặp Phó Chủ tịch văn xã Bùi Văn Tứ. Anh vui chuyện, say sưa kể về lễ hội thờ thành hoàng làng Khả. Còn như câu chuyện Đồi thông hai mộ thì có nghe nói nhưng thực hư thế nào không rõ. Hỏi đến lối đi Chợ Châu, Chợ Đồn và các địa danh Ba Trại, Suối Ngang, Mường Khả đều có cả nhưng không biết có khu miếu thờ nào…

Cả đoàn lên xe, đi qua các xóm Hồi, Trám, Cầu rồi đến xóm Khả. Nghe nói thời chín năm chống Pháp, nơi đây vẫn còn hổ báo. Hai bên đường là núi đá, khe suối xen lẫn đồi thấp, liên tục là những khúc cua, ngoắt, ngoặt. Thỉnh thoảng mới thấy thấp thoáng vài nóc nhà, tuyệt đại là bà con người Mường. Đi gần kịch đường mới đến xóm Khả. Xe dừng lại ở một con dốc. Đã thấy có một chị đứng đợi bên vạt ngô ven đường. Thì ra trên xã gọi điện nhờ chị dẫn lối. Hỏi thì được biết chị là Bùi Thị Bảy, người Mường, năm nay tròn sáu mươi, xa gần có thể là con cháu ông cụ từng cung cấp cốt truyện cho thi sĩ Tùng Giang viết nên Đồi thông hai mộ. Nơi chân núi đá này gọi là Khe Bụt, núi đây là Lèn Cái, kia là lèn Con. Cả đoàn theo chị đi qua vạt ngô, vượt qua khe nước cạn, len lỏi qua những chỏm đá, những khóm tre rừng. Chẳng thấy đường đi đâu cả. Nhà thơ Đăng Bảy nhận: “Tôi cùng tên với chị đấy”. Chị Bảy phân bua: “Ngày xưa đây là đường mòn, từ Mường Khả bên Kim Bôi, vượt núi mấy cây số thì tới Chợ Đồn bên Lương Sơn. Từ ngày có đường to, chẳng còn ai đi đường này nữa”… Quanh co một đoạn ngắn nữa thì tới nơi có ngôi mộ cổ. Chỉ nghe các cụ truyền rằng đây là mộ của đôi trai gái không lấy được nhau, đưa nhau lên đây ăn lá ngón cùng chết. Vẫn cứ gọi là mộ Bụt, có lẽ vì mộ ở đầu nguồn Khe Bụt. Cả vùng này đều biết, ngôi mộ này thiêng lắm. Thời xưa, ai đi chợ qua đây cũng cầu khấn được phúc lộc, duyên lành, mua may bán đắt và nhặt đá xếp lên. Ngày trước là hai nấm mộ, nay xếp đá đầy thành một mộ hình chữ nhật, dài chừng hai mét mấy, bề ngang hơn mét và cao đến một mét. Chỉ có một cái bát con nhỏ, ngoài ra tịnh không thấy thứ gì khác. Phía trên đầu có tảng đá to, có cây rừng bằng người ôm mọc giữa lèn đá. Nhìn kỹ lắm may chăng mới thấy dấu vết lối mòn. Bốn bề tĩnh mịch. Mơ hồ nghe có tiếng rừng u oa, u oa, ù òa. Mọi người thắp hương rồi ra về. Anh Thảo ngậm ngùi dặn chị Bảy: “Chị ở lại đợi hết hương rồi thụ lộc”… Tôi đi sau, ngoái lại thấy bóng chị Bảy khuất dần bên nấm mộ đá trong rừng chiều âm u. Tự nhiên chân bước nhanh nhanh. Trời vẫn nóng ngột ngạt. Xuống đến vạt ngô, ai nấy mồ hôi đẫm đìa lưng áo.

Suốt sáng ngày hôm sau, chúng tôi đi lòng vòng mấy địa chỉ nhưng chẳng khai thác thêm được điều gì. Trên đường về qua Hà Đông, chúng tôi rẽ vào viếng mộ thi sĩ Tùng Giang Vũ Đình Trung (1905-1985) ở nghĩa trang quê làng Văn Quán (Hà Đông – Hà Nội). Anh Thảo kể rằng dòng họ Vũ định cư ở làng Văn Quán khoảng vài ba trăm năm nay. Dòng tộc khá giả nhưng cũng không có ai đỗ đạt cao. Thuở nhỏ, anh có hơn mười năm được ở bên cụ Tùng Giang. Khi cụ mất, anh đã gần ba mươi tuổi. Thế nhưng cũng không được nghe cụ kể gì nhiều và cũng không biết mà hỏi những chuyện xoay quanh truyện tình Đồi thông hai mộ. Thêm nữa, ngày ấy không khí xã hội còn nặng nề, giấu đi còn chẳng được. Chỉ có từ thời Đổi mới đến nay mới có nhiều người quan tâm và chính anh cũng ngày càng quan tâm đến lai lịch Đồi thông hai mộ nhiều hơn…

Qua hai ngày cưỡi ngựa xem hoa ở vùng Kim Bôi – Lương Sơn, anh em trong đoàn du khảo cùng bàn luận rồi so sánh, đối chiếu với phần lời dẫn của chính tác giả trong truyện thơ Đồi thông hai mộ, xin tạm nêu ba điều thu hoạch. Thứ nhất, thi sĩ Tùng Giang Vũ Đình Trung từng tản cư đến vùng Mường Khả (nay thuộc xã Bắc Sơn, huyện Kim Bôi) trong những năm 1947 - 1949. Thứ hai, một phần câu chuyện tình, nhân vật, cốt truyện, khung cảnh vùng núi Kim Bôi đã được khúc xạ, chuyển hóa, sáng tạo, hư cấu, nâng cao trong mạch thơ trữ tình Đồi thông hai mộ. Thứ ba, vẫn còn những người gần cận biết về Tùng Giang Vũ Đình Trung và có cả một thế hệ đồng cảm, yêu thích tác phẩm của ông… Riêng tôi lại xa xôi nghĩ đến hiện tượng “mặt nạ tác giả” mà thi sĩ Tùng Giang Vũ Đình Trung với truyện thơ Đồi thông hai mộ là một trường hợp còn cần tiếp tục được thảo luận, xem xét, lý giải…
(0) Bình luận
  • Dưới bóng cây mận già
    Năm ấy, một ngày đầu mùa hè, con ngựa bạch xuất hiện ở cổng nhà tôi với hai cái sọt to tướng đầy măng rừng trên lưng. Chở nặng, và bị cột vào gốc cây, con ngựa đứng im, đầu hơi cúi xuống trầm tư. Cái đuôi dài xác xơ thi thoảng vẩy lên đuổi một con ruồi vô ý.
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • Câu chuyện một giờ
    Kate Chopin (1850 - 1904) là nhà văn người Mỹ và là một trong những tác giả nữ quyền đầu tiên của thế kỷ 20. Vốn là một người nội trợ, nhưng cuộc đời bà đã thay đổi kể từ sau cái chết yểu của người chồng. Bà trở thành nhà văn viết truyện ngắn đầy tài năng và giàu năng lượng. Kate Chopin được biết đến nhiều nhất qua tiểu thuyết “The Awakening” (1899) - câu chuyện tiên tri đầy ám ảnh về một người phụ nữ.
  • Hoa thủy tiên của mẹ
    Đã nhiều năm trôi qua chúng tôi không lên bờ đón Tết. Mẹ nói đời mẹ gửi cả vào sông. Sống ở trên sông. Mai này mẹ nằm lại đáy sông, nhờ sông giữ giùm phần linh hồn người thiên cổ. Mẹ không muốn xa dòng sông nửa bước. Tôi lớn lên trên chiếc ghe chòng chành sóng nước, qua bao mùa gió trăng. Mùa xuân này tôi ra lái thuyền ngồi chải tóc.
  • Ký ức xương rồng
    (Làm sao em nhớ Mưa ngoài song bay… T.C.S)
  • Tin vào nắng
    Cuối giờ chiều, Diệp gọi cho cô về số máy cơ quan, vừa kịp “Alô” đã nghe đầu kia choe chóe: “Mày còn chết gí ở đấy à? Tuần sau tao cưới rồi, đang túi bụi đưa thiếp mời đây. Mày phải về từ hai hôm trước còn giúp các cụ tiếp khách ở nhà.” Diệp lúc nào cũng thế, cứ ào ào như đi đánh trận. Cầm tấm thiệp được thiết kế khá cầu kỳ, tên chú rể là Biền - không nằm trong số những người quen cũ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Quận Tây Hồ: đối ngoại nhân dân góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp về công tác đối ngoại của Thủ đô
    Chiều 28/3, Quận uỷ Tây Hồ và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội đã tổ chức ký kết Chương trình phối hợp công tác đối ngoại nhân dân giai đoạn 2024 - 2025.
  • Trấn Bình Môn Kinh thành Huế như bị lãng quên
    Trấn Bình Môn là một cổng phụ trong 13 cửa của Kinh thành Huế nhưng ít người lui tới; như bị lãng quên, xuống cấp theo thời gian và tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai di dời dân để trả lại nguyên trạng cho di tích.
  • Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”
    Chiều 28/3, Báo Hà Nội mới tổ chức lễ phát động viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”. Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 67 năm ngày Báo Hà Nội mới xuất bản số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2024). Đây cũng là dịp tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về truyền thống văn hóa lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là những thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội của Thủ đô trên hành trình 70 năm xây dựng và phát triển.
  • Phú Thọ ra mắt tour du lịch "Về miền Di sản UNESCO ghi danh"
    Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ năm 2024 diễn ra từ ngày 9-18/4 (tức ngày 1-10 tháng 3 âm lịch) tại Khu Di tích lịch sử đền Hùng thành phố Việt Trì và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Phú Thọ, với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn. Đặc biệt, dịp này, Phú Thọ ra mắt tour du lịch “Về miền Di sản UNESCO ghi danh”, lấy đền Hùng làm điểm xuất phát chính để đi đến các điểm danh lam, thắng cảnh khác.
  • Quý I năm 2024, Thành phố Hà Nội đã thu hút 953,2 triệu USD vốn FDI
    Đây là thông tin được Chánh Văn phòng UBND Thành phố kiêm người phát ngôn UBND Thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng chia sẻ tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024”, diễn ra chiều 28/3 tại Trụ sở UBND Thành phố Hà Nội.
  • Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội
    Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội sẽ diễn ra đêm nhạc tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff.
  • Giải Cống hiến 2024: Hòa Minzy là Nữ ca sĩ của năm, Đen Vâu lập cú đúp
    Tối 27/3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cống hiến 2024. Đây là mùa giải Cống hiến lần thứ 18 được tổ chức và mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.
  • “Đào, phở & piano” - trọn vẹn tình yêu Hà Nội
    Từ cuối năm 2023, tín hiệu rất vui với điện ảnh trong nước khi những bộ phim cả tư nhân và nhà nước lần lượt ra rạp, tạo được hiệu ứng tích cực. “Đào, phở và piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn là một trong số đó. Phim được nhà nước đặt hàng, từng giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.
  • Hà Nội và những gánh hàng rong...
    Khi nhắc về Hà Nội, trong vô vàn dáng hình hiện hữu, người ta không thể không nhắc tới những gánh hàng rong. Cùng Người Hà Nội hòa vào nhịp sống hối hả của 36 phố phường trên những gánh hàng rong...
  • Phố cổ của tôi
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Phố cổ của tôi của tác giả Nguyễn Duy Quý.
Hai ngày về nguồn Đồi thông hai mộ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO