Hai người lính - Truyện ngắn của Igor Krasnov

Bích Nguyễn dịch từ tiếng Nga| 30/04/2021 16:27

Igor Nicolaevits Krasnov sinh ngày 3/2/1960 tại Svaerlovsk (Nga). Ông là nhà văn, nhà báo, nhà viết kịch, nhà xuất bản và biên tập. I.Krasnov từng giành giải thưởng Festival văn học quốc tế Văn học Vienn (2009), được đề cử giải thưởng văn học Nhà văn của năm (2012). Ông là tác giả của nhiều cuốn sách về chiến tranh. Năm 2008, N.Krasnov được trao giải thưởng F. M. Dostoevski.

Hai người lính - Truyện ngắn của Igor Krasnov
Ảnh minh họa

Đã hai ngày đêm, Tikhon không rời khỏi chiếc bếp lò. Một lần nữa, ông lại bị tra tấn bởi bệnh thấp khớp - người bạn đồng hành thực sự của tuổi già. Khi cơn đau ở thắt lưng trở nên không chịu nổi, ông lão ra nhóm lò, cầm chiếc bi đông nhôm đựng nước, chiếc cốc nhỏ, bánh mì cho vào lò nướng rồi chờ đợi. Ông chỉ rời lò khi cần thiết.
Ông không nuôi con vật nào ngoài con mèo Timophey cũng đã già nua như chủ của nó. Cả hai nằm bên bếp lò: ông lão là do bị thấp khớp, con mèo thì vì trung thành với chủ. Để giảm bớt sự cô đơn, Tikhon thỉnh thoảng lại trò chuyện với con mèo. Như bây giờ, lúc Timpphey nhảy lên lò và bắt đầu dùng chân rửa mặt, ông hỏi:

- Gì thế hả Timosa, mày đón khách à?

- M-r meo-y - chú mèo trả lời.

Chính vào những lúc đó, ông lão luôn nhớ lại cuộc đời đã qua. Tuổi trẻ, chiến tranh…

Tuổi thơ của ông cũng như nhiều đứa trẻ nông thôn thời đó, lớn lên trong một gia đình đông con, sớm phải giúp cha làm ăn. Trong những năm tập thể hóa, ông đã để xảy ra chuyện do tham gia việc tước quyền sở hữu. Khi đó, vì việc này mà có nhiều người bị “rụng”. Người thì sai lầm, người thì do nhận thức đảng, có người thì bị sảy chân không chỉ một lần như thế do việc giải quyết chuyện tiền nong. Đó cũng là khoảng thời gian nặng nề, khủng khiếp, có nhiều người đã bị bắn, bị dồn vào trại tập trung. Người ta chẳng tha ai hết, ngay cả những trẻ nhỏ! Một lần nhận thức được điều đang xảy ra, Tikhon đã cương quyết từ chối việc làm khổ dân làng, những người đã chắt chiu tài sản bằng mồ hôi nước mắt của mình… Viên đội trưởng, tất nhiên là không hề thích điều đó, hắn ta giận điên tiết, hét lên những lời thô tục, đe dọa tống cổ chết rục trong tù. Tikhon không kìm được và dùng nắm đấm thụi vào bộ mặt đầy thịt, trơ tráo của tên đội trưởng sau khi đá hắn.

Trại giam mà ông phải vào do phán quyết của “bộ ba” đã dạy ông được nhiều điều. Những kẻ tội phạm gọi những người như ông là “chân đất”. Tikhon trở nên lầm lì, lãnh đạm. Ông lặng lẽ chấp hành chế độ khắc nghiệt của trại. Thoạt đầu không ai đụng đến ông và ông không đụng đến ai cả. Song một lần có hai kẻ đã quyết định dùng dao nhíp để dọa dẫm ông và ngay lập tức chúng phải trả giá bằng việc bị gãy xương sườn. “Phải biết bảo vệ mình” - bài học đó ông đã nắm vững ngay cả khi bị kéo lê trên sân.

Sau đó là chiến tranh. Một tiểu đoàn của tội nhân. Trong trận đánh đầu tiên, Tikhon xông vào hầm đối phương và bị ngã gục bởi một tràng súng máy. Nhiều tháng phải nằm viện rồi lại ra mặt trận ở Belarus, Hungary, Đức… Ông trở về quê hương, không phải như tù nhân mà là một anh hùng mặt trận. Chủ tịch nông trường liền cử ông đi học thợ cơ khí. Và cho đến khi chưa bị bệnh thấp khớp đốn quỵ thì ông vẫn làm thợ lái máy kéo.

- Chà - Tikhon thở dài nặng nề - dù không muốn mà vẫn nhớ lại tất cả…  cả những người chết… cho đến người sống. Những chàng trai ngày đó… đâu có như bây giờ! Mày nhìn gì chứ, Timosa? Mày cầu nguyện điều gì? Hả?

- M-r meo-o…

- Nào nào, chỉ biết kêu thế thôi à! Thế mày có thể nói được tiếng người như chúng ta - cứ nhìn rồi bị mọi người lãng quên, thật khó mà chịu nổi! Có vẻ như đã được nếm trải cuộc sống, đã đến lúc chết rồi. Cái gì có thể thì đã đạt được rồi! Thì đã là người được coi trọng, biết đọc, biết viết. Nhưng có vẻ như không phải mọi thứ đều được như vậy…

Im lặng một lúc, ông già nói tiếp một cách đau khổ:

- Không còn kỷ niệm, không còn bà chủ nhà của chúng ta. Bà ấy đã ra đi… và để chúng ta ở lại một mình. Ôi, không thể chịu nổi việc không có bà ấy. Chà, làm sao mà chịu được đây - ông lúc lắc đầu - Bây giờ không có ai để mà ăn bánh xèo, bánh bao. Không có ai để mà cầu nguyện lời tốt đẹp, để hát như thế nữa… Đúng là chúng ta đã sống tâm đầu ý hợp. Chúng ta đã nuôi con trai khôn lớn. Chẳng phải là đã nuôi nó lớn lên rồi, thế mà suốt bao nhiêu năm nó không buồn ghé thăm, cũng không đưa cháu nội đến. Còn bà ấy thì, Dariuska của chúng ta ấy, bà ấy đã chờ mong, nhìn mọi thứ ngoài cửa sổ, thở dài. Bà ấy ra đi mà không được gặp những người nối dõi, cả con trai, cả cháu nội. Chao ôi…

Tikhon nín lặng. Sau đó ông thoát ra khỏi những ý nghĩ không vui, ngồi xuống và xoa thắt lưng, chửi thề. Ông thở dài, bẻ chiếc bánh mì, lấy một củ trong túm hành treo trên chiếc đinh và rót nước vào cốc. Sau bữa trưa, ông lão lại nằm xuống. Ông thiếp đi. Con mèo trung thành nằm duỗi dài bên cạnh chủ.

Bỗng có tiếng gõ cửa. Tikhon chống tay ngồi nhỏm dậy. Ông nghĩ: “Ai vậy nhỉ? Làm gì có ai chứ!”. Lại tiếng gõ cửa. “Có lẽ không phải là gọi mình… Ôi! Không lẽ nào…”. Và sự lo lắng bao trùm lấy ông già. Ông ngồi bên bếp lò. Chẳng lẽ đúng là những vị khách quý đã đến?

Lại có tiếng gõ cửa nữa, lần này mạnh hơn.

- Đợi đã! Đợi đã!

Tikhon đi như lê trên sàn, khập khiễng bước đến cửa và cả người nghiêng xuống đó. Trên ngưỡng cửa hiện ra một thân hình cao lớn với huân chương trên ve chiếc áo khoác ngắn.

- Thế mà cháu đã nghĩ rằng chắc có điều gì xảy ra - chàng trai nói. - Ông có phải là Tikhon Zakharyts không?!

- Đúng vậy - ông già ngạc nhiên nhìn khách từ đầu đến chân.

- Là ông của Pasa Kuznetsov?!

Tikhon bối rối, ông đưa mắt ngạc nhiên nhìn chằm chằm vào chàng trai và cố nhớ xem là ông đã gặp anh ta ở đâu, nhưng không nhớ nổi. Đúng là ông chưa từng gặp người này… Và rồi lúc này ông chợt nhận ra:

- Hẳn là cậu từ chỗ cháu tôi đến?

- Đúng như vậy! Chỉ có điều… ông cho phép để cháu vào ngồi ghế, chân cháu bị gốc cây cọ xát đã bỏng rát… 

- Hẳn rồi! Hẳn rồi! Cậu vào đi…

- Đến được chỗ ông thật khó khăn quá, khắp nơi là bùn lầy, đồng cỏ…

- Phải đấy, đường xá ở đây là vậy, đến nỗi chẳng có chỗ nào tử tế! Đã nói với ông chủ tịch biết bao nhiêu lần mà chẳng có kết quả gì…

- Bắt đầu đã như thế rồi thì mọi người sẽ phải mệt khi đấu với ông ta!

- Thì ông chủ tịch hiện giờ cũng không phải cứ bước qua mọi thứ được, cũng phải lo cho cái túi của mình! Ở đó họ là gì? À phải rồi, “những người Nga mới”. 

- Ông nói đúng lắm! Họ bắt đầu quay lưng với đất nước…

- Phải đó. Cháu ngồi đi chứ?... Nào… hãy nói xem… có điều gì vui nào - không còn nhận ra là ông già đã biến đổi chóng vánh. Trong đôi mắt sâu ánh lên những ngọn lửa nhỏ vui tươi, trên đôi môi mỏng là nụ cười và thậm chí cả cái đau ở thắt lưng cũng dịu đi. - Ông đang nhớ lại mọi thứ về đứa cháu.

- Ở đó nó thế nào? Đừng sợ - ông phẩy - bây giờ chắc là không nhận ra nó được!

Khuôn mặt của khách nhăn lại tỏ ý khó hiểu:

- Ông sao vậy, chẳng lẽ ông không biết gì sao? - giọng anh run lên.

- Gì cơ? - Tikhon lại lúng túng. Ông cảm thấy rõ có sự bất ổn, trái tim ông nhói đau. - Tôi phải biết điều gì cơ?

Chàng trai trở nên u ám, cúi đầu xuống.

- Nói đi, đừng có làm khổ tâm can…

- Đó là…

- Nào!

- Cháu của ông đã không còn nữa… Không. Cậu ấy đã hy sinh rồi…

Tikhon ngồi lên ghế bên cạnh chiếc bao. Trái tim bắt đầu đập dồn và loạn nhịp. Trong đầu ông không có một ý nghĩ nào được trọn vẹn, chỉ là những quãng ngắt. Ông muốn nói một điều gì đó nhưng cổ họng bị nghẹn lại, thở khó nhọc. Ông lão quay đi để lén lau nước mắt. Sau đó, ông nhìn sang những tấm huy chương của khách và ông bắt đầu hiểu ra mọi sự.

- Cậu đã ở đó? - ông hỏi chỉ đủ nghe.

- Vâng, cùng với Pasca của ông, cậu ấy ở đơn vị của cháu.

- Tôi không biết gì cả. Không biết gì - ông già lắc đầu. - Ôi, cháu của tôi, cháu tôi… tôi nhớ nó là một thằng bé nhanh nhẹn…

- Và, ông biết không, cậu ấy rất cứng rắn. Lúc đầu thì không biết leo núi, sau đó thích nghi với mọi thứ, thậm chí lúc hành quân còn giúp những lính mới. Lúc nào cũng đùa: “Cậu có biết một người lính là thế nào không? Là đại bàng chỉ một phút, rồi sau là ngựa kéo xe”… Rất gắn bó với bạn bè. Thậm chí một lần cậu ấy đã cứu cháu! Đã suýt bỏ mạng…

Một lúc lặng ngắt. Tikhon đã phá tan sự im lặng:

- Sao cậu lại im lặng thế? Hãy kể mọi thứ xem. Cho dù phải nghe những chuyện lặt vặt, nhưng tôi cần phải biết, cần phải…

- Nói ra thật đau lòng… Cháu hút thuốc được không?

- Cứ hút đi…

Vị khách khạc nhổ ầm ĩ, lấy từ trong túi áo ra bao thuốc và chiếc bật lửa, chậm rãi rút ra một điếu, dùng ngón tay vê lại dường như đang ngẫm nghĩ điều gì đó và bật lửa. Sau khi rít vài hơi, anh bắt đầu câu chuyện của mình một cách chậm rãi, nhẹ nhàng:

- Vào ngày hôm đó, chúng cháu lọt vào ổ phục kích. Toàn là chỗ trống, không có chỗ nào mà ẩn nấp cả. Xung quanh toàn là những người bị thương, bị chết… Thật là quá quắt.  Chúng cháu vội vã lao về phía trước. Pasca vẫn luôn ở bên cạnh. Rồi từ đâu đó, một loạt đạn vãi về phía chúng cháu. Cháu nhìn quanh. Rồi Pasca đã nằm lại. Cháu chạy lại băng bó… Cậu ấy bị mất máu. Cậu thì thào: “Vĩnh biệt, chỉ huy. Hãy gặp ông, tôi rất có lỗi với ông”… Và, thế là hết… Tất cả chúng cháu chỉ có năm người ra khỏi được cái nơi tử thần ấy!. Còn Pasca... không… cháu đã không bỏ lại, cháu đưa cậu ấy theo…

- Cháu của tôi, cháu của tôi. Vì sao, vì sao bọn chúng giết cháu? - ông già rên rỉ, hai tay ôm lấy đầu và lắc từ bên nọ sang bên kia. - Nó còn rất trẻ kia mà. Ôi, thật là bất công quá…

Họ im lặng. Tikhon là người đầu tiên lên tiếng:

- Tốt hơn hết cậu hãy nói mộ của cháu tôi ở đâu, họ đã mai táng nó khi nào?

- Cách đây một năm ạ, tại nghĩa trang thành phố.

- Một năm rồi ư?! Thế mà đến bây giờ tôi mới được biết! - ông lão rùng mình. - Thậm chí không ai báo tin… Cho dù là họ chỉ viết một dòng. Ồ, thế mà… Bỏ đi hết cả lượt mà không nghe, không biết gì! Chà, lương tâm con người ở đâu vậy? Ông thở dài và phẩy tay - Trong khi trời còn chưa lạnh giá, đến thăm mộ thì tiện hơn, mặc dù người dân địa phương đã thu xếp…

- Chúng ta nhất định phải lên đường thôi! - chàng trai hưởng ứng.

- Thế nó đã đến chỗ cha mẹ chưa?

- Cậu ấy? Làm thế nào đây! Sau khi ra viện, cậu ấy đã đến chỗ cha ngay. Ông ấy mở cửa, và ở đó người ta đang vui tưng bừng: cha cậu ấy đã cưới người khác.

- Thế là sao? - khuôn mặt ông lão căng ra.

- Ông ấy và mẹ của Pasca đã ly hôn từ lâu rồi! Còn bà mẹ thì cháu không gặp, bà ấy đong đưa trong mọi cuộc chơi.

- Cả điều này tôi cũng có biết gì đâu - Tikhon thở hắt ra giận dữ.

- Nói thực lòng thì thiếu chút nữa cháu đã phá tan cái đám cưới ấy, cháu đã muốn như thế…

- Cũng đáng đời!

- Mọi việc là như thế đó, ông Tikhon Zakharyts ạ.

- Chết tiệt. Ông già chợt tỉnh - khách đến nhà mà tôi chưa mời ăn và chẳng có gì để thết đãi.

- Ông đừng lo ạ, cháu vẫn còn no!

- Cậu nói sao, chàng trai, đừng có làm ông già này phật ý chứ. Bây giờ chúng ta sẽ xem có thứ gì… tên cậu là gì nhỉ?

- Pavel.

- Trùng tên với cháu tôi. Thế cha mẹ cậu làm gì?

- Cháu không có ai cả… cháu ở trại trẻ.

- Ôi chao… Bây giờ cậu tính đi đâu.

- Cháu không biết. Tất cả là do cái này - Pavel cúi xuống chiếc chân giả. - Nếu ông không đuổi thì cháu sẽ phiền ông ít ngày.

- Cứ ở lại đi. Hãy cứ sống sao cho trong lòng thấy thoải mái! Pasca này, có điều là đừng giận, thức ăn của tôi thì khiêm tốn, phải tươm tất hơn thì mới vui.

- Mọi thứ sẽ ổn cả thôi! Cháu có thể giúp ông việc gì không? Ông cứ nói, cháu sẽ làm tất cả mọi thứ…

Đêm đến, Tikhon không thể chợp mắt. Pavel vật vã trong cơn mơ, rên rỉ và lẩm bẩm điều gì đó không đầu không cuối. Những tiếng rên đó gợi nên nỗi đau đớn khôn cùng trong trái tim ông già. Suốt đêm, ông cứ chong mắt như thế.

Sáng ra, Tikhon chạm vào vai chàng trai. Pavel giật mình và tỉnh giấc.

- Dậy đi, Pasca, dậy đi, cháu của ông… Dậy đi thôi. Ngày mới đã đến từ lâu rồi…
(0) Bình luận
  • Hố băng
    Tôi nghe kể có một làng miền Tây hơn năm trăm năm không có lấy một đền chùa, nhà thờ, miếu mạo nào, mà cũng hơn năm trăm năm không có giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư, hay cử nhân đại học. Trái ngược hoàn toàn và cái làng sát bên hông nó, có một cái đình to vật vã với sắc phong mỗi mùa nắng ráo, ông từ phải đem ra phơi tràn cả lối đi, với các gia phả chi chít những tri huyện, thượng thư, thái úy.
  • Dưới bóng cây mận già
    Năm ấy, một ngày đầu mùa hè, con ngựa bạch xuất hiện ở cổng nhà tôi với hai cái sọt to tướng đầy măng rừng trên lưng. Chở nặng, và bị cột vào gốc cây, con ngựa đứng im, đầu hơi cúi xuống trầm tư. Cái đuôi dài xác xơ thi thoảng vẩy lên đuổi một con ruồi vô ý.
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • Câu chuyện một giờ
    Kate Chopin (1850 - 1904) là nhà văn người Mỹ và là một trong những tác giả nữ quyền đầu tiên của thế kỷ 20. Vốn là một người nội trợ, nhưng cuộc đời bà đã thay đổi kể từ sau cái chết yểu của người chồng. Bà trở thành nhà văn viết truyện ngắn đầy tài năng và giàu năng lượng. Kate Chopin được biết đến nhiều nhất qua tiểu thuyết “The Awakening” (1899) - câu chuyện tiên tri đầy ám ảnh về một người phụ nữ.
  • Hoa thủy tiên của mẹ
    Đã nhiều năm trôi qua chúng tôi không lên bờ đón Tết. Mẹ nói đời mẹ gửi cả vào sông. Sống ở trên sông. Mai này mẹ nằm lại đáy sông, nhờ sông giữ giùm phần linh hồn người thiên cổ. Mẹ không muốn xa dòng sông nửa bước. Tôi lớn lên trên chiếc ghe chòng chành sóng nước, qua bao mùa gió trăng. Mùa xuân này tôi ra lái thuyền ngồi chải tóc.
  • Ký ức xương rồng
    (Làm sao em nhớ Mưa ngoài song bay… T.C.S)
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm “Văn hóa cắm hoa và làm hoa lụa của người Hà Nội”
    Sáng 22/4, Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Văn hóa cắm hoa và làm hoa lụa của người Hà Nội”.
  • Giới thiệu về làng nghề thổ cẩm Xí Thoại (Phú Yên) tại Thủ đô Hà Nội
    Với mục đích bảo tồn và phát huy các giá trị nghề thủ công truyền thống, quảng bá nét đẹp văn hóa địa phương, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với đơn vị du lịch tỉnh Phú Yên tổ chức, giới thiệu về làng nghề thổ cẩm Xí Thoại, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên tại Trung tâm Thông tin di sản phố cổ Hà Nội.
  • Chợ tranh Đông Hồ xưa được tái hiện tại Bắc Ninh
    Tranh Đông Hồ, tên đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, một dòng tranh dân gian Việt Nam có xuất xứ từ làng Đông Hồ (khu Tú Khê, phường Song Hồ, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Tranh Đông Hồ thường được phát hành vào dịp Tết nguyên đán, còn gọi là tranh Tết.
  • Tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh
    Hội thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh là sự kiện tôn vinh và tri ân công lao, cống hiến to lớn của bộ đội Trường Sơn và các lực lượng từng tham gia, phục vụ chiến đấu, làm nhiệm vụ trên đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
  • Ưu đãi bất ngờ từ Xanh SM nhân dịp sinh nhật 1 tuổi
    Mang đến nhiều ưu đãi và phần quà giá trị, bất ngờ cho khách hàng, các hoạt động hưởng ứng tháng sinh nhật của Xanh SM đã thu hút hàng trăm nghìn lượt tham gia chỉ trong một thời gian ngắn.
Đừng bỏ lỡ
Hai người lính - Truyện ngắn của Igor Krasnov
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO