Hàng loạt doanh nghiệp bất động sản báo lỗ

KTĐT| 19/09/2020 20:15

Covid-19 đã làm cho nhiều “ông lớn” trong ngành bất động sản (BĐS) lao đao, doanh thu và lợi nhuận liên tục giảm sút, vốn xoay vòng đầu tư cạn kiệt. Trong khi đó, nguồn tiền tại các ngân hàng được đánh giá là tương đối lớn, nhưng nghịch lý, các doanh nghiệp lại đang đói vốn đầu tư sản xuất.

Doanh thu sụt giảm

Theo kết quả trên báo cáo tài chính bán niên sau soát xét của Công ty CP Phát triển đô thị Từ Liêm (mã NTL), kết thúc quý II doanh thu thuần giảm 101 tỷ đồng, giảm 68% với với cùng kỳ 2019. Doanh thu 2 quý đầu năm cũng sụt giảm nghiêm trọng, lợi nhuận gộp tương ứng giảm 47% còn 60 tỷ đồng, chi phí bán hàng tăng gần 26 lần, lãi giảm một nửa so với cùng kỳ.
Tương tự là trường hợp của Công ty CP Đầu tư và phát triển du lịch Vinaconex (VCR) từ cuối năm 2019 đến hết quý II/2020 đơn vị này không có doanh thu, chi phí quản lý lại tăng gần 20%. Trong khi đó, “ông lớn” Đất Xanh (Mã DXG) cũng cho biết trong nửa đầu năm 2020 DXG lỗ ròng hơn 488 tỉ đồng, giảm 43% so với cùng kỳ năm trước...
Ngoài ra, trước sức ép phải trả các chi phí như lãi vay ngân hàng, chi phí nhân viên… nhiều DN BĐS đã phải thoái vốn, bán công ty con hoặc doanh nghiệp thành viên. Đơn cử như tại QGC, từ đầu năm đến nay, DN này đã hoàn tất chuyển nhượng toàn bộ 100% vốn tại CTCP BĐS Hiệp Phúc; hay như vụ chuyển nhượng 35% cổ phần sở hữu tại BĐS Sông Mã...
Theo đánh giá của các chuyên gia, do diễn biến khó lường của dịch Covid-19 khiến cho nguồn thu nhập của khách hàng bị giảm sút, không có khả năng đóng tiền theo đúng cam kết với chủ đầu tư, dự báo nếu tình hình kéo dài buộc nhà đầu tư phải “cắt lỗ” để chuyển nhượng sản phẩm.
“Trong khi đó các doanh nghiệp BĐS cũng buộc phải đưa ra giải pháp tái cơ cấu danh mục đầu tư, tiết kiệm chi phí hoặc thậm chí chấp nhận giảm giá để bán được hàng, giữ dòng tiền. Trước những diễn biến phức tạp của Covid-19, chưa biết đến khi nào thì dịch bệnh được kiểm soát hoàn toàn, nếu dịch bệnh được kiểm soát trong quý III, thì thị trường sẽ phục hồi vào cuối năm; ngược lại nếu hết năm nay chưa kiểm soát được thì khó khăn có thể còn kéo dài đến hết năm 2021” - Phó Chủ tịch Hội môi giới BĐS Việt Nam Nguyễn Văn Đính nhận định.
Doanh nghiệp thiếu vốn đầu tư
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), 8 tháng qua, hệ thống ngân hàng đã được bổ sung thêm gần 200.000 tỷ đồng thanh khoản. Tính đến giữa tháng 8, huy động vốn toàn hệ thống tăng gần 6,3%, trong khi tín dụng chỉ tăng 4,13%.
Tính đến hết tháng 8, toàn hệ thống ngân hàng mới giải ngân thêm hơn 346.600 tỷ đồng tín dụng ra nền kinh tế. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong nửa thập niên qua. Nguyên nhân trực tiếp là đại dịch Covid-19 đã khiến doanh nghiệp suy kiệt, thu hẹp sản xuất hoặc đóng cửa nên khả năng hấp thụ vốn rất thấp.
Cũng trong khoảng thời gian này, tổng lượng tiền gửi của người dân vào các ngân hàng đã lên tới hơn 246.000 tỷ đồng, trong khi lượng tiền gửi từ các tổ chức kinh tế là gần 171.300 tỷ đồng. Theo đánh giá, hiện tượng tiền nhàn rỗi vẫn chảy mạnh vào các ngân hàng dù lãi suất thấp trong thời gian qua, một phần là do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến hoạt động kinh doanh của nhiều cá nhân, DN bị đình trệ.
Cùng với đó, một số kênh đầu tư khác như vàng, chứng khoán, BĐS, ngoại tệ không còn hấp dẫn và có thể sinh lời cao tại thời điểm này. “Việc người dân tìm một kênh giữ tiền an tòa, chấp nhận lãi suất thấp đã khiến cho DN thiếu nguồn vốn để tái đầu tư” - Chuyên gia tài chính Nguyễn Huy Thành nhận định.
Trong khi bối cảnh nền kinh tế gặp khó khăn và đang trong quá trình phục hồi, chủ trương của NHNN là không thể cho vay một cách cẩu thả, tất cả những tiêu chí về cho vay phải hết sức cẩn trọng, bởi rất nhiều doanh nghiệp hiện tại đang suy yếu và có độ rủi ro cao về kinh tế, để tránh trường hợp nợ xấu.
Về vấn đề này, nguyên Viện trưởng Viện kinh tế Trung ương, PGS. TS Trần Đình Thiên cho rằng, việc Chính phủ đưa ra các gói kinh tế để hỗ trợ DN cũng cần phải có những định hướng cụ thể, tránh việc cho vay dàn trải, không hiệu quả.
“Trước hết phải xác định nguồn vốn này cho ai vay và vay như thế nào? Có nên cho những DN nhỏ và vừa đang trước bờ vực phá sản vay hay nên tập trung vào những DN lớn là xương sống của nền kinh tế? Theo tôi là nên “cứu” cho những DN lớn trước để hỗ trợ cho nền kinh tế và cũng là chỗ dựa cho các DN khác phục hồi” - PGS. TS Trần Đình Thiên nhìn nhận.
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • “Một thời mạ Huế” - đậm sâu cảm xúc, suy tư về xứ Huế
    Tháng 3 này, Tủ sách văn học Việt Nam của Chibooks có thêm ấn phẩm mới là tập tản văn “Một thời mạ Huế” của tác giả Nguyễn Khoa Diệu Hà. Sách do Chibooks liên kết với Nhà xuất bản Lao động ấn hành.
  • Những mùa xuân nối tiếp
    Mùa xuân vẫn về qua cây cầu vắt ngang sông. Một khúc sông rộng đủ để những chuyến đò ngang bối rối, chênh chao. Khi không còn chở đò nữa, bóng người lái đò cứ thế xa dần, mờ dần phía cuối con đê. Bến đỗ, nẻo về ngoằn ngoèo, xa tít tắp. Ai đó còn gọi với: thầy ơi, u ơi. Chiếc lá rơi vào chiều lỗi hẹn. Quê và những mùa xuân nối tiếp làm xao động tấm chân tình.
  • Những cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc của đồng chí Nguyễn Lương Bằng
    Nhân dịp kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng, lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam (2/4/1904-2/4/2024), tạp chí Người Hà Nội xin gửi tới bạn đọc về những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Lương Bằng đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.
  • Chiêm ngưỡng “cây đa tía” hơn 300 tuổi, bộ rễ ôm gọn trên các phiến đá lớn
    Cây di sản Việt Nam "cây đa tía" hơn 300 tuổi ở cuối làng Đá Bạc tại huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) có bộ rễ ôm gọn vào các phiến đá kết thành khối rộng lớn. Người dân dựng miếu thờ dưới gốc “cây đa tía” này cầu cho mưa thuận gió hòa…
Đừng bỏ lỡ
Hàng loạt doanh nghiệp bất động sản báo lỗ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO