Hàng loạt quy định có hiệu lực từ tháng 9-2019

Trường Hoàng/NLĐ| 03/09/2019 11:36

Trong khi các quán karaoke chỉ được hoạt động đến 0 giờ thì các vũ trường được hoạt động đến 2 giờ. Cả hai dịch vụ này đều không được mở cửa trước 8 giờ.

Quán karaoke chỉ được mở cửa đến 0 giờ sáng; điều kiện chuyển đổi từ đất trồng lúa sang trồng cây hàng năm; tự ý cho thuê xe ôtô công, phạt đến 20 triệu đồng … là những quy định có hiệu lực từ tháng 9-2019

Không được mở cửa trước 8 giờ sáng.

Đây là nội dung tại Nghị định 54/2019/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường có hiệu lực từ ngày 1-9-2019.

Trong khi các quán karaoke chỉ được hoạt động đến 0 giờ thì các vũ trường được hoạt động đến 2 giờ sáng. Cả hai dịch vụ này đều không được mở cửa trước 08 giờ sáng.

Cũng theo Nghị định này, để mở quán karaoke phải thành lập doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh. Diện tích phòng hát phải từ 20 m2 trở lên, không kể công trình phụ; không được đặt chốt cửa bên trong phòng hát.

Trong khi đó, vũ trường phải có diện tích từ 80 m2 trở lên, không kể công trình phụ. Địa điểm vũ trường phải cách trường học, bệnh viện từ 200m trở lên.

Thù lao giáo viên dạy nghề sơ cấp tối đa 02 triệu đồng/người/buổi

Đây là nội dung được sửa đổi tại Thông tư 40/2019/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành.

Theo đó, mức thù lao cho giáo viên, người dạy nghề tham gia đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng được quy định như sau:

- Giáo viên cơ hữu đang làm việc tại cơ sở đào tạo của Nhà nước được áp dụng mức tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương của giảng viên, giáo viên hiện đang hưởng;

- Người dạy nghề không thuộc trường hợp trên thì mức thù lao sẽ do Thủ trưởng cơ quan đề xuất, tối đa không quá 02 triệu đồng/người/buổi.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1-9-2019.

Nguồn kinh phí để tăng lương năm 2019 tại các địa phương

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 46/2019/TT-BTC hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở.

Theo đó, nguồn kinh phí để tăng lương năm 2019 tại các địa phương gồm:

- Nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên dự toán năm 2019 tăng thêm so với năm 2018 theo quyết định giao dự toán của Bộ Tài chính;

- Nguồn 50% tăng thu ngân sách địa phương, không kể tiền sử dụng đất và tiền thu được từ xổ số kiến thiết thực hiện so với dự toán năm 2018 được giao;

- 50% phần ngân sách Nhà nước giảm chi hỗ trợ hoạt động thường xuyên trong lĩnh vực hành chính và các đơn vị sự nghiệp công lập…

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 6-9-2019.

Tăng 7,19% trợ cấp hàng tháng của quân nhân xuất ngũ

Theo Thông tư 106/2019/TT-BQP của Bộ Quốc phòng, từ ngày 01/7/2019, tăng 7,19% trên mức trợ cấp hàng tháng của tháng 6 đối với các đối tượng quân nhân đã phục viên, xuất ngũ; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân đã phục viên, xuất ngũ…

Tùy thuộc vào năm công tác, mức trợ cấp dao động từ 1,891 triệu đồng/tháng đến 2,235 triệu đồng/tháng.

Thông tư có hiệu lực từ ngày 8-9-2019.

Hướng dẫn xếp lương với công chức ngành văn thư

Bộ Nội vụ ban hành Thông tư 10/2019/TT-BNV hướng dẫn việc xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành văn thư.

- Văn thư chính có hệ số lương từ 4.40 đến 6.78

- Văn thư có hệ số lương từ 2.34 đến 4.98

- Văn thư trung cấp có hệ số lương từ 1.86 đến 4.06.

Nếu công chức được tuyển dụng vào vị trí có yêu cầu ngạch công chức tương ứng là ngạch văn thư trung cấp nhưng có trình độ cao đẳng trở lên thì bổ nhiệm vào ngạch văn thư trung cấp và áp dụng bảng lương của công chức loại B.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 20-9-2019.

Từ hôm nay, quán karaoke bị xử lý nếu mở cửa quá 0 giờ - Ảnh 1.

Giảng viên giáo dục nghề nghiệp hệ số lương cao nhất đến 8,0

Ngày 26/9/2019, Thông tư 12/2019/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sẽ có hiệu lực.

Nội dung chính của Thông tư này là quy định về hệ số lương của viên chức giáo dục nghề nghiệp. Cụ thể:

- Giảng viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp: Hệ số lương từ 6,20 đến 8,00;

- Giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính: Hệ số lương từ 4,40 đến 6,78.

- Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết: Hệ số lương 2,34 đến 4,98

- Giảng viên giáo dục nghề nghiệp thực hành: Hệ số lương 2,10 đến 4,89.

Điều kiện chuyển đổi từ đất trồng lúa sang trồng cây hàng năm

Đây là một trong những nội dung được điều chỉnh tại Nghị định 62/2019/NĐ-CP sửa Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý và sử dụng đất trồng lúa.

Nghị định mới quy định rõ ràng về các điều kiện chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản:

- Không làm mất đi các điều kiện phù hợp để trồng lúa trở lại; không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa…

- Phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng của cấp xã;

- Trường hợp trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản, cho phép sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng cho nuôi trồng thủy sản; độ sâu của mặt bằng hạ thấp không quá 120 cm…

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1-9-2019.

Danh mục hàng hóa phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập

Danh mục này được ban hành kèm theo Quyết định 23/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 1-9-2019.

Cụ thể gồm các loại mặt hàng như: Thuốc lá điếu, chế phẩm từ thuốc lá; Rượu, bia sản xuất từ malt; Ô tô chở người dưới 16 chỗ ngồi; Bài lá; Giấy vàng mã; Hàng hóa nhập khẩu theo Danh mục có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh; Hàng hóa nhập khẩu từ quốc gia, vùng lãnh thổ có cảnh báo về nguy cơ dịch bệnh…

Tự ý cho thuê xe ô tô công, phạt đến 20 triệu đồng

Các quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí kể từ ngày 1-9-2019 sẽ được áp dụng theo Nghị định 63/2019/NĐ-CP của Chính phủ.

Nghị định này nêu rõ, trường hợp cho thuê trụ sở làm việc, ô tô công khi không có quyết định phê duyệt sẽ bị xử phạt từ 15 - 20 triệu đồng.

Trường hợp tự ý bán thanh lý xe ô tô khi dự án kết thúc, chưa có quyết định phê duyệt cũng bị phạt tới 20 triệu đồng.

Với hành vi sử dụng điện, xăng, dầu, điện thoại, văn phòng phẩm, tổ chức hội nghị…. bằng kinh phí Nhà nước vượt tiêu chuẩn, định mức sẽ bị phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng.

9 loại bệnh truyền nhiễm nhóm B phải cách ly

Tại Thông tư 17/2019/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 1-9-2019, Bộ Y tế đề cập đến Danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm B phải tổ chức cách ly y tế.

Danh mục gồm 09 loại bệnh, trong đó có: Bạch hầu; Ho gà; Sở; Rubella; Than; Viêm màng não do não mô cầu; Tay chân miệng; Thủy đậu; Quai bị.

Cũng theo Thông tư, đối tượng giám sát dịch bệnh, dịch bệnh là những người bệnh truyền nhiễm, người mang mầm bệnh truyền nhiễm và bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm; Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm; Ổ chứa, trung gian truyền bệnh truyền nhiễm và các yếu tố nguy cơ.

Tập trượt băng, leo núi bắt buộc phải có người hướng dẫn

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã ban hành Danh mục hoạt động thể thao bắt buộc có người hướng dẫn tại Thông tư 04/2019/TT-BVHTTDL .

Theo đó có 09 bộ môn thể thao bắt buộc phải có người hướng dẫn khi tập luyện, thi đấu, gồm: Leo núi nhân tạo; Trượt băng; Đua ngựa; Đấu kiếm thể thao; Bắn súng; Bắn cung; Thể dục dụng cụ; Thể dục nhào lộn và Đua thuyền.

Cũng tại Thông tư này, Bộ công bố Danh mục 10 hoạt động thể thao mạo hiểm, trong đó có: Dù lượn; Diều bay; Leo núi tự nhiên; Lặn biển thể thao giải trí; Mô tô nước trên biển…

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1-9-2019.

Thêm 16 loài động vật vào Danh mục quý hiếm được ưu tiên bảo vệ

Nghị định 64/2019/NĐ-CP của Chính phủ đã bổ sung nhiều loại động, thực vật vào Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

Trong số 16 loài động vật được bổ sung vào Danh mục này có: Rùa đầu to, thằn lằn cá sấu, tắc kè đuôi vàng, trĩ sao, cầy giống đốm lớn, cầy vằn bắc, cầy gấm… Riêng trâu rừng đã không còn nằm trong Danh mục này.

3 loài thực vật được bổ sung vào Danh mục gồm: Hoàng liên gai lá mốc, hoàng liên gai lá nhỏ, hoàng liên gai lá dài.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 5-9-2019.

Làm lều, quán trong công trình thủy lợi, phạt đến 300.000 đồng

Ngày 9-9-2019, Nghị định 65/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 104/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; bảo vệ công trình thủy lợi có hiệu lực.

Nghị định này quy định một số mức phạt với người vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi như sau:

- Làm lều, quán, tường; xây dựng công trình tạm trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi: Phạt 100.000 - 300.000 đồng;

- Xây dựng lò gạch, lò vôi, chuồng trại để chăn nuôi gia súc, gia cầm trái phép: Phạt 05 - 10 triệu đồng (trước đây chỉ phạt 03 - 05 triệu đồng);

- Xây nhà ở, công trình phụ, cầu… và các công trình kiên cố khác trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự: Phạt 30 - 50 triệu đồng.

Tiêu chuẩn của Trưởng phòng, Phó trưởng phòng giáo dục

Theo Thông tư 10/2019/TT-BGDĐT , Trưởng phòng, Phó trưởng phòng giáo dục đều cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn như:

- Tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;

- Có thời gian công tác trong ngành giáo dục ít nhất 05 năm;

- Có chứng chỉ chương trình bồi dưỡng trưởng phòng, phó trưởng phòng giáo dục và đào tạo theo quy định;

- Có năng lực dự báo, tư duy chiến lược, định hướng phát triển và tổng kết thực tiễn; năng lực quản lý sự thay đổi, năng lực xử lý thông tin và truyền thông…

Thông tư này do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, có hiệu lực từ ngày 30-9-2019.

Đăng ký doanh nghiệp qua mạng được miễn lệ phí

Đây là nội dung tại Thông tư 47/2019/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành.

Theo đó, trường hợp thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp.

Với những trường hợp khác, lệ phí như sau:

- Lệ phí đăng ký doanh nghiệp là 50.000 đồng/lần.

- Lệ phí cung cấp thông tin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh 20.000 đồng/bản…

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 20-9-2019.

Không xử lý hình sự hành vi trốn đóng BHXH trước 2018

Nghị quyết 05/2019/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn chi tiết về Tội gian lận bảo hiểm xã hội sẽ có hiệu lực từ ngày 1-9-2019.

Theo đó, không xử lý hình sự theo Điều 216 Bộ luật Hình sự đối với hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thực hiện trước 0 giờ 00 phút ngày 1-1-2018.

Nếu chưa xử phạt vi phạm hành chính và chưa hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thì cơ quan có thẩm quyền xem xét xử phạt vi phạm hành chính.

Nếu đã xử phạt vi phạm hành chính mà bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu thi hành quyết định xử phạt được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Vẽ tiếp bức tranh về “Văn minh trà Việt”
    Hành trình văn hóa uống trà trải dọc bề dày suốt hơn 5000 năm của người Việt đã được tác giả Trịnh Quang Dũng phác thảo sinh động trong cuốn sách “Văn minh trà Việt”. Sách do NXB Phụ nữ ấn hành vừa trình làng bạn đọc đúng vào dịp Ngày Sách Việt Nam lần thứ 3 – 2024.
  • Triển lãm kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa
    Thông tin từ Ban quản lý Khu di tích Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội), sáng 19/4/2024, đơn vị sẽ tổ chức lễ khai mạc triển lãm “Ngô Quyền – Anh hùng dân tộc kiệt xuất” nhân kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa (939 - 2024).
  • Giới thiệu gần 100 hiện vật, hình ảnh, tài liệu quý của văn hóa Đông Sơn
    Sáng 18/4/2024, tại Bảo tàng Hà Nội, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc trưng bày chuyên đề “Tiếng vọng”. Đây là hoạt động ý nghĩa nhân dịp Lễ giỗ tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam.
  • Khai mạc triển lãm quốc tế về làm đẹp tại Hà Nội
    Triển lãm quy tụ hơn 250 gian hàng đến từ gần 20 quốc gia và vùng lãnh thổ đi đầu trong lĩnh vực làm đẹp toàn cầu như Đức, Hà Lan, Ma-rốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc… Tại đây, công chúng được tham quan các gian trưng bày nhiều lĩnh vực như mỹ phẩm, thực phẩm chức năng làm đẹp, kính áp tròng và kính thời trang; thẩm mỹ…
  • Đà Lạt được du khách tìm kiếm nhiều nhất dịp nghỉ lễ 30/4
    Nền tảng du lịch Booking.com vừa công bố những điểm đến trong nước và quốc tế được du khách Việt Nam tìm kiếm nhiều nhất trong dịp lễ 30/4 – 1/5.
Đừng bỏ lỡ
  • Khoảnh khắc chính là yếu tố tạo nên giá trị cho mỗi bức ảnh nghệ thuật
    Trong kỷ nguyên bùng nổ của công nghệ số, mọi bức ảnh đều có thể dễ dàng chỉnh sửa và dàn dựng như ý muốn. Điều này tạo ra một thách thức lớn trong việc gìn giữ chân thực trong ống kính đối với nền nhiếp ảnh Việt Nam, đặc biệt là đối với ảnh báo chí.
  • Tự hào, yêu mến hơn với Phố Sách Hà Nội
    Theo bà Khúc Thị Hoa Phượng, Giám đốc - Tổng biên tập NXB Phụ nữ, 3 năm trở lại đây, Phố Sách Hà Nội đã “thay da đổi thịt”, chúng ta đến với không gian này đều cảm thấy niềm tự hào, yêu mến.
  • Sân khấu Sen Việt ra mắt vở Nhạc kịch "Lá cờ thêu sáu chữ vàng"
    Dù trước đây hình tượng anh hùng thiếu niên Trần Quốc Toản với "Lá cờ thêu sáu chữ vàng" đã được dàn dựng với nhiều loại hình sân khấu như tuồng, chèo, cải lương…, nhưng lần này với phiên bản mới là Nhạc kịch Dân ca Nam Bộ, hy vọng bằng cách kể chuyện vừa dân tộc vừa hiện đại, tác phẩm sẽ tạo được ấn tượng với người xem, đặc biệt là khán giả trẻ...
  • Sách và văn hóa đọc giữ vai trò quan trọng trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Hà Minh Hải, khẳng định: “Những năm gần đây văn hóa đọc Thủ đô đã từng bước phát triển rõ rệt, có chuyển biến thực chất, đọc sách trở thành thói quen, nét đẹp trong đời sống xã hội, ngành xuất bản đã khẳng định được vị trí, tầm quan trọng trong việc xây dựng xã hội học tập, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
  • Tác giả trẻ và độc giả tuổi teen - một thế hệ, một tiếng nói
    Sáng ngày 18/4, tại phố sách Hà Nội đã diễn ra tọa đàm “Tác giả trẻ và độc giả tuổi teen - một thế hệ, một tiếng nói” do nhà sách Phương Nam, Linh Lan Books và phố sách Hà Nội tổ chức nhân dịp ra mắt tiểu thuyết “Như Sơ” của tác giả Việt Chi.
  • Phát hành cuốn sách tái hiện chân dung các anh hùng, chiến sĩ Điện Biên Phủ
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 17/4/2024, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật đã phát hành cuốn sách “Anh hùng, chiến sĩ Điện Biên Phủ”. Cuốn sách do Tỉnh ủy Điện Biên và NXB Chính trị Quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức biên soạn.
  • “Đồi Thịt Băm” huyền thoại trên dãy Trường Sơn trở thành điểm du lịch mới
    Đồi A Bia hay còn gọi là “Đồi Thịt Băm” (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) trước đây là khu vực diễn ra trận chiến căng thẳng 10 ngày đêm giữa quân dân ta và quân đội Mỹ nhưng hiện nay đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn.
  • Triển lãm “Sofia Yablonska - Hành trình xuyên thế kỷ”
    Tối ngày 17/4, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (36 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Sofia Yablonska - Hành trình xuyên thế kỷ” do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán U-crai-na tại Việt Nam tổ chức nhân kỷ niệm 32 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và U-crai-na.
  • Sôi nổi “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam” ở Huế
    Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam cho các em học sinh Trường THCS thị trấn Phú Lộc (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế).
  • Người dân nô nức về đền Hùng trước ngày giỗ Tổ
    Trước ngày chính Lễ hội đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch đất Tổ năm Giáp Thìn 2024, đông đảo người dân và du khách thập phương về dâng hương, trẩy hội.
Hàng loạt quy định có hiệu lực từ tháng 9-2019
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO