Hiện tượng Phạm Quang Long

Song Hà| 15/03/2018 21:43

PGS.TS Phạm Quang Long, từ một người làm công tác quản lý văn hóa giàu kinh nghiệm (ông nguyên là Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch Hà Nội), ở độ tuổi lục tuần bỗng nhiệt hứng rẽ ngang cầm bút sáng tác văn chương.

Trong vòng 4 năm gần đây, PGS.TS Phạm Quang Long liên tục ra mắt các tác phẩm “Nợ non sông” (kịch bản văn học, 2014), “Lạc giữa cõi người” (văn xuôi phi hư cấu, 2016), “Bạn bè một thuở” (tiểu thuyết, 2017) và “Cuộc cờ” (tiểu thuyết, 2018). Ngoài ra, còn một bản thảo tiểu thuyết “Lốc xoáy” đã “lạc trôi” qua nhiều nhà xuất bản vì chạm đến vấn đề nhạy cảm cải cách ruộng đất; thêm mấy chục trang đầu một bản thảo tiểu thuyết khác đang nằm trên bàn viết của chủ nhân ngay sau khi “Cuộc cờ” được Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành vào đầu tháng 2/2018. Điều gì khiến ông trở thành một hiện tượng văn học, hay như cách nói vui của đồng nghiệp – sự xuất hiện một “nhà văn trẻ” Phạm Quang Long?

Hiện tượng Phạm Quang Long
1. Tôi là người sống gần gũi tác giả Phạm Quang Long gần 50 năm nay, từ khi cả hai còn đầu xanh tuổi trẻ, là sinh viên khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, sau đó là giảng viên của khoa, sau nữa khi ông làm Trưởng khoa Ngữ văn, rồi Hiệu trưởng Trường Đại học KHXH&NV, rồi Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, cuối cùng trước khi trở về trường (2013) là Giám đốc Sở VH – TT & DL Hà Nội. Không nhiều người biết tường tận gia cảnh của ông khi trong nhà có đến hai liệt sĩ (bố và anh trai).

Không nhiều người biết mấy chục năm trời ông âm thầm một mình phụng dưỡng mẹ già. Không nhiều người biết mười lăm năm nay ông là chỗ dựa tinh thần và vật chất vững chãi của người vợ trẻ sức khỏe không được như chị như em, mưa nắng thất thường. Cũng không nhiều người biết bao năm trời ông âm thầm chuẩn bị cho một cuộc chơi văn chương chữ nghĩa. Nên ai đó nhìn mái đầu bạc sớm cũng đều nghĩ ông già trước tuổi là vì vậy. Nhưng ai hiểu thì mới biết trong ông là cả một Hỏa Diệm Sơn.

2. Trong “Nợ non sông” (kịch bản sân khấu), tác giả trở về với lịch sử theo tinh thần “ôn cố tri tân”. Nhưng phải nói ngay rằng đó không phải là sở trường dẫu cho những tác phẩm do ông tạo tác nên có chiều sâu triết học và được dư luận đánh giá cao. Tất nhiên cật vấn quá khứ bằng nghệ thuật ngôn từ cũng là cách minh định hiện tại và giả định tương lai. Nhưng riêng tôi, trước sau vẫn nghiêng về ý kiến cho rằng nếu có đóng góp vào văn chương đương thời thì Phạm Quang Long hẳn sẽ mang đến cho độc giả các tác phẩm văn xuôi (hư cấu hoặc phi hư cấu). 

Hơn 20 năm làm quản lý từ thấp lên cao, nhờ đó mà ông đã hiểu được chân tơ kẽ tóc của cái cơ chế mà trong đó mình chỉ là một “cái đinh ốc”.  Nhờ đó mà hiểu được cái sức mạnh cả hai phía nghiền nát thì nhiều, bồi đắp thì ít nhân cách cá thể, vun vào thì ít phá ra thì nhiều những sáng tạo cá nhân.

Ai lại nghĩ thời nay mà con người sống cứ như thể “lạc giữa cõi người”. Ai lại nghĩ anh em, đồng chí, bè bạn sống với nhau mà lại cứ như trong một “cuộc cờ”, lúc nào cũng sẵn sàng tỷ thí nhau, vì nếu cần cho quyền lợi (lợi ích nhóm) thì  “Có khi phải thí cả xe pháo để lấy tốt mà vẫn cứ phải làm. Nước thí quân lại là nước cứu thế trận khỏi vỡ, khỏi bị chiếu bí.

Cuộc đời cũng vậy thôi”. Ai lại nghĩ “bạn bè một thuở” nay muốn sống theo cái đạo lý ngàn đời mà vẫn bị nhiều thế lực xông vào can ngăn, hơn thế ăn cướp trắng trợn. Không chỉ ăn cướp của cải vật chất, mồ hôi nước mắt mà còn ăn cướp cả những quyền tối thiểu của con người. Tôi hình dung trên mỗi trang viết như thế tác giả run bật lên khi thì vì bất bình, căm phẫn thói bỉ ổi trắng trợn đang nhan nhản, khi thì đau đớn chia sẻ với những kiếp người kém may mắn, nghèo hèn trong xã hội.

Viết như thế là viết với tâm thế của “người nằm trong chăn biết chăn có rận”.  Quan trọng hơn là lòng dũng cảm của một ngòi bút có khát vọng phò chính trừ tà. Các cụ xưa hay nhắc câu “Lập thân tối hạ thị văn chương”. Đúng, tôi trộm nghĩ, mà cũng không đúng. Tôi thiển nghĩ, cái tên Phạm Quang Long sau này nếu còn neo lại trong ký ức mọi người thì bởi gắn với những tác phẩm ông viết ra, chứ không phải cái tên mà một thời ông ghi trên danh thiếp với chức vụ lớn bé này nọ.

Nhân vật trong các tác phẩm văn xuôi của Phạm Quang Long hay có cái dằn vặt nội tâm, cái đau đáu về nỗi niềm nhân cách, cái ưu thời mẫn thế dẫu cho cuối cùng thì cũng không ai trong số đó lật ngược được thế cờ đỏ đen. Và đặc biệt đau đớn nhất là những người chân chính, tiết tháo, nhân ái lại cứ như thể lạc loài giữa đồng loại vốn là đồng chí, đồng nghiệp, đồng bào của nhau. Vì sao? Và vì sao? Tôi có cảm giác mỗi trang văn xuôi của Phạm Quang Long là sự xoay trở câu hỏi “Vì sao?”.

Trước đây chúng ta ngây thơ nghĩ rằng văn chương phải đặt ra và trả lời những vấn đề của đời sống. Bây giờ mới thấy nếu đặt được trúng vấn đề đã là tốt, đã là anh minh, đã là được coi có phẩm tính dự báo. Cuộc sống đảo lộn chưa từng thấy các thang giá trị như bây giờ thì làm sao đòi hỏi văn chương có câu trả lời như là một bức thư phúc đáp có tính xã giao được. Độc giả chẳng cần tinh hoa cũng không tìm ra cái căn cứ về những câu trả lời qua tác phẩm. Tiểu thuyết mới “Cuộc cờ” chính ra là một Cuộc người, cả trong nghĩa đen đến cả nghĩa bóng của từ này.

Trong ba tác phẩm văn xuôi đã xuất bản của Phạm Quang Long thì “Cuộc cờ”, có thể nói, tái hiện rõ nhất tính chất khốc liệt của các mâu thuẫn đời sống xã hội hiện đại khi lợi ích nhóm nhân danh những điều này nọ có vẻ to tát và công minh chính đại, nhưng thực chất là một cuộc vơ vét vô tiền khoáng hậu của những kẻ có chức quyền, những kẻ đã lọt sàng lọt lưới qua cái gọi là “đúng quy trình”. Nhưng không đúng với trách nhiệm, lương tâm, nhân nghĩa tối thiểu của đạo lý làm người. 

3. Những câu chuyện được kể lại trong các tác phẩm văn xuôi từ “Lạc giữa cõi người”, “Bạn bè một thuở” đến “Cuộc cờ”, trước hết sát sàn sạt sự thật. Bởi  vì tác giả là người chứng kiến, chịu trận, trải nghiệm. Nếu như trong “Nợ non sông”, vì đa phần viết về các nhân vật, sự kiện lịch sử đã qua, đã xa nên ngòi bút của ông có vẻ phóng túng, gia tăng hư cấu thì trong văn xuôi viết về cái hôm nay đầy rẫy ánh sáng và bóng tối, đỏ và đen, tốt và xấu, thăng và giáng, nên mỗi trang văn đều như một tốc ký, ghi chép trung thành các biến cố thời đại.

Nhưng không phải ở tầm vi mô mà vĩ mô. Văn xuôi Phạm Quang Long vì thế  mang hơi hướng của các phân tích, điều tra xã hội học các vấn đề đời sống được viết bằng một thứ ngôn từ tiểu thuyết chính xác, lượng thông tin thẩm mỹ cao. Ai thích đọc một lối văn bóng bẩy, mỹ miều, mùi mẫn, nhịp điệu trầm bổng thì có thể sẽ không hào hứng với tác phẩm của ông. Có vẻ như kiểu văn này chỉ hợp với người từng trải, ưa sống chậm, thích nghiền ngẫm và triết lý. Nếu nói có một bút pháp văn xuôi của riêng Phạm Quang Long thì tôi tạm gọi là “bút pháp chân thành”.

Nhưng  nếu nói “văn là người” thì cũng có thể bị “sái” khi trong đời sống thực Phạm Quang Long hành xử nghiêm cẩn, mực thước, độ lượng, ưu ái. Nhưng sao đôi lúc và ngày càng thấy trong văn chương ông dữ dội, sâu cay, trực diện, thẳng băng, quyết liệt khi truy kích cái xấu, cái cản trở tiến bộ, cái nhân danh, cái phù phiếm,... Văn xuôi Phạm Quang Long giàu tính chất tự thuật, vì những chuyện được kể ra trên từng trang sách là tác giả của nó đã từng nhìn thấy, nghe thấy, chịu trận, nghiền ngẫm thấu đáo. Viết cứ như rút ruột mình ra mà trải lên từng con chữ.

Tính chất luận đề cũng là một nét nổi trội trong văn xuôi cũng như kịch bản văn học của Phạm Quang Long (hãy chú ý đến những nhan đề tác phẩm như “Nợ non sông”, “Lạc giữa cõi người”, “Cuộc cờ” chẳng hạn). Chất nhà giáo và chất nghệ sĩ trong văn chương Phạm Quang Long không bên nào thắng bên nào. Vì thế độc giả được tiếp xúc với một cây bút vững chãi, độ lượng, mực thước, chỉn chu trong từng con chữ. Có người nói giá ông “phiêu” một chút nữa thì hấp dẫn hơn. Nhưng mà như người ta nói, vì hai chữ “giá như”, đôi khi lịch sử còn có thể đổi thay huống hồ văn chương. Thôi thì đành lòng vậy, cầm lòng vậy.
(0) Bình luận
  • Hố băng
    Tôi nghe kể có một làng miền Tây hơn năm trăm năm không có lấy một đền chùa, nhà thờ, miếu mạo nào, mà cũng hơn năm trăm năm không có giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư, hay cử nhân đại học. Trái ngược hoàn toàn và cái làng sát bên hông nó, có một cái đình to vật vã với sắc phong mỗi mùa nắng ráo, ông từ phải đem ra phơi tràn cả lối đi, với các gia phả chi chít những tri huyện, thượng thư, thái úy.
  • Dưới bóng cây mận già
    Năm ấy, một ngày đầu mùa hè, con ngựa bạch xuất hiện ở cổng nhà tôi với hai cái sọt to tướng đầy măng rừng trên lưng. Chở nặng, và bị cột vào gốc cây, con ngựa đứng im, đầu hơi cúi xuống trầm tư. Cái đuôi dài xác xơ thi thoảng vẩy lên đuổi một con ruồi vô ý.
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • Câu chuyện một giờ
    Kate Chopin (1850 - 1904) là nhà văn người Mỹ và là một trong những tác giả nữ quyền đầu tiên của thế kỷ 20. Vốn là một người nội trợ, nhưng cuộc đời bà đã thay đổi kể từ sau cái chết yểu của người chồng. Bà trở thành nhà văn viết truyện ngắn đầy tài năng và giàu năng lượng. Kate Chopin được biết đến nhiều nhất qua tiểu thuyết “The Awakening” (1899) - câu chuyện tiên tri đầy ám ảnh về một người phụ nữ.
  • Hoa thủy tiên của mẹ
    Đã nhiều năm trôi qua chúng tôi không lên bờ đón Tết. Mẹ nói đời mẹ gửi cả vào sông. Sống ở trên sông. Mai này mẹ nằm lại đáy sông, nhờ sông giữ giùm phần linh hồn người thiên cổ. Mẹ không muốn xa dòng sông nửa bước. Tôi lớn lên trên chiếc ghe chòng chành sóng nước, qua bao mùa gió trăng. Mùa xuân này tôi ra lái thuyền ngồi chải tóc.
  • Ký ức xương rồng
    (Làm sao em nhớ Mưa ngoài song bay… T.C.S)
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Đoàn văn nghệ sĩ Thủ đô đi thực tế sáng tác tại Thái Bình
    Triển khai kế hoạch hoạt động 6 tháng đầu năm 2024, trong hai ngày 20 và 21/4/2024, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội đã tổ chức chuyến thực tế sáng tác tại tỉnh Thái Bình. Đoàn văn nghệ sĩ Thủ đô do NSND Trần Quốc Chiêm, Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội làm Trưởng đoàn.
  • Chuẩn bị khai hội, công bố Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Làng Keo
    Thông tin từ UBND huyện Gia Lâm (TP. Hà Nội), từ 13 – 15/5/2024 (mùng 6 đến mùng 8 tháng Tư năm Giáp Thìn) sẽ diễn ra Lễ hội truyền thống Làng Keo (xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm) và Lễ Công bố Quyết định Lễ hội Làng Keo là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
  • Ra mắt bộ sách “Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân”
    Bộ sách ra mắt bạn đọc đúng vào dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - một bản anh hùng ca bất hủ gắn liền với tên tuổi và tầm vóc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, như một lời tri ân sâu sắc những công lao và cống hiến đặc biệt xuất sắc của ông đối với sự nghiệp cách mạng.
  • Chiến sĩ nhỏ Điện Biên theo bước chân những người anh hùng
    Hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Trung ương Đoàn, Hội đồng Đội TW tổ chức Liên hoan “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc lần thứ V - năm 2024, với sự tham gia của 200 đại biểu thiếu nhi, 64 đại biểu phụ trách trên toàn quốc.
  • Mỹ Tâm mở bán vé liveshow "My Soul 1981" tại Hồ Tràm
    Mới đây, Mỹ Tâm vừa đăng tải poster mới trên trang cá nhân thông báo thời gian mở bán vé chính thức của liveshow My Soul 1981 mùa 3 diễn ra bờ biển Hồ Tràm, Bà Rịa Vũng Tàu. Theo đó, khán giả có thể bắt đầu mua vé của show từ lúc 20h ngày 20/04/2024.
Đừng bỏ lỡ
Hiện tượng Phạm Quang Long
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO