Hồ Gươm xanh - vẻ đẹp vượt thời gian

HNNN| 27/10/2020 09:36

Hồ Lục Thủy xưa do sông Hồng đổi dòng sang phía đông để lại một khúc sông rộng thông đến cả sông Tô Lịch.

Hồ Lục Thủy xưa do sông Hồng đổi dòng sang phía đông để lại một khúc sông rộng thông đến cả sông Tô Lịch. Hồ Hoàn Kiếm/ Hồ Gươm nay diện tích tuy chỉ còn khoảng 12ha với chu vi hồ gần 2km nhưng đã đi vào tâm hồn người Việt không chỉ với “tứ linh”: Tháp Rùa, đền Ngọc Sơn, tháp Hòa Phong, rùa Hồ Gươm, mà còn gây thương nhớ bởi màu xanh của cây và hương sắc của hoa lá: “Mà trùm yêu thương lên bóng vai gầy/ Mà thả trời xanh xuống trên từng nhánh cây...” (Phú Quang).
Hồ Gươm xanh - vẻ đẹp vượt thời gian
Năm tháng cứ đổi thay, cuộc sống luôn bộn bề và cuộc đời trôi đi với những thăng trầm, nhưng Hồ Gươm vẫn mang một vẻ đẹp vượt thời gian, mãi vẫn là “trái tim” của Thủ đô - “trái tim” của cả nước...

Tính đến thời điểm hiện tại, cây xanh hồ Hoàn Kiếm đã có lịch sử hơn một thế kỷ. Sau khi hạ thành Hà Nội năm 1882, thực dân Pháp đã cho quy hoạch và xây dựng Hà Nội thành Thủ đô của Liên bang Đông Dương. Bên cạnh xây dựng các thiết chế như dinh Toàn quyền, tòa Thống sứ, ngân hàng, Nhà hát Lớn, cầu Long Biên, biệt thự Pháp..., chính quyền thực dân đã quan tâm, bắt tay vào việc trồng cây xanh. Hà Nội được chọn là “Thành phố - Vườn cây” với Hồ Gươm là trung tâm. Năm 1888, Pháp đã lập “Jardin d’essal” (Vườn thí nghiệm thực vật) rộng 33ha, nay là vườn Bách Thảo, để tạo nguồn cây, hoa đô thị.

Vườn có khu vườn cây và khu vườn ươm nhằm chọn các giống cây bản địa, nhập giống cây từ các châu lục Phi, Mỹ, Âu, Úc... để trồng cho Hà Nội. Quanh hồ xưa là đường đất bùn lầy, người Pháp đã cho mở rộng, tôn tạo đường quanh hồ và hoàn thành vào năm 1893. Những con đường quanh hồ xây dựng xong với vỉa hè rộng, được trồng sấu, xà cừ, phượng... Năm 1897, chính quyền Pháp thực hiện xóa bỏ nhà lá ở các phố quanh hồ, xây nhà gạch theo hàng thống nhất, có vỉa hè, rãnh thoát nước, và trồng cây xanh dọc theo các tuyến phố Hà Nội.

Vì vậy, đến nay, nhiều đường phố Thủ đô còn gọi tên cây thay tên phố như: Sao đen - Lò Đúc; Sấu - Phan Đình Phùng, Trần Hưng Đạo, Trần Phú; Cơm nguội vàng - Lý Thường Kiệt; Xà cừ - Hoàng Diệu. Tiến sĩ Michael Waibel, nhà nghiên cứu người Đức, tác giả cuốn Hà Nội Capital City đánh giá: “Hà Nội những năm 1925 - 1935 là một trong ba thành phố đẹp nhất châu Á cùng Tokyo và Thượng Hải”.

Năm 1969, sau một trận mưa bão, hồ Hoàn Kiếm được xây kè như bây giờ và trồng mới, tu bổ cây xanh. Năm 1997, Giáo sư - Nhà giáo Nhân dân Vũ Văn Chuyên là người đầu tiên cho ra đời “Bản đồ đầu tiên về cây xanh thành phố Hà Nội” trong Bách khoa thư Việt Nam, với trên 30.000 cây các loại thuộc 700 loài, trong đó có cây ở Hồ Gươm.

Cây xanh Hồ Gươm như một bảo tàng thực vật đầu tiên của Việt Nam, trong đó có sự hòa hợp của bonsai cổ điển gắn kết với hệ sinh thái hiện đại. Bảo tàng thực vật thu nhỏ Hồ Gươm trải qua hàng thế kỷ. Cây xanh Hồ Gươm gắn với các tiêu chí của Cây di sản Việt Nam, thể hiện giá trị rất cao: “Cây tự nhiên quý hiếm, độ tuổi, tính đặc sắc, lịch sử, văn hóa”. Cây ven hồ đầu tiên được trồng trong bộ bonsai là cây đa, cây gạo.

Cây đa đỏ ở đền Bà Kiệu có tuổi đời không thua kém cây đa số 1 Đông Dương đã hơn 140 năm tuổi, hiện nằm trong khuôn viên Báo Nhân Dân; rồi 4 cây đa xanh mà 2 cây giờ đã “nằm nghiêng soi bóng mặt hồ” - một cây gốc cổ thụ cạnh nhà hàng Thủy Tạ, một cây chỗ cửa hàng Bốn Mùa; cây bồ đề cạnh đền Ngọc Sơn nay không còn; có 2 cây gạo được trồng - một cây trước nhà Đốc lý (nay là trụ sở UBND thành phố và một cây trước đền Ngọc Sơn đã bị chết, nay trồng lại một cây nhỏ. Hai cây si cạnh tháp Hòa Phong và chục cây khác với những bộ rễ như râu, phủ kín một góc hồ gần tháp Hòa Phong, đền Ngọc Sơn.

Đó là chưa kể “bộ tứ quý danh, hương, hoa, sắc” gồm: Hai cây lộc vừng đại thụ hoa đỏ, gốc Bắc Úc, một cây thế thẳng, một cây 9 gốc thế nghiêng trên mặt hồ; cây phượng vĩ gốc đảo Malacca, cây cơm nguội vàng (gốc Malaysia), cây mõ hoa vàng gốc Panama, cây bằng lăng tím gốc Ấn Độ ở cửa đền Ngọc Sơn, cây ô môi hoa đỏ gốc Gò Công... Rồi là bộ tứ thiết tán xanh như: 5 cây sưa đỏ gốc đảo Hải Nam, 7 cây tếch (gốc Ấn) sừng sững... loài cây không cần hương mà ngoài tán xanh thì thân quý, giá bán tính theo ki lô gam; cây dạ hương lá nhỏ như lá si nhưng mùi luôn thơm dịu, cây muỗm tại cửa hàng Bốn Mùa có từ trước khi mở đường được giữ lại.

Về cây xanh Hồ Gươm được bổ sung trồng mới, có lẽ phải kể đến giai đoạn Đốc lý Hà Nội Thẩm Hoàng Tín (1950 - 1952), người đã cho thi thiết kế và xây dựng lại cầu Thê Húc, đồng thời cho trồng nhiều cây xanh nay thành vườn cây, hàng cây rất đẹp tại khu vực cầu Thê Húc, đường Lê Thái Tổ, Hàng Khay. Một thế hệ cây xanh sau được trồng kế tiếp như sưa, tếch, dạ hương, vông, vàng anh, cọ, dừa, sữa, bằng lăng, móng bò tím, long não, trúc ngà, thiên tuế, vạn tuế, tùng, trắc bách diệp, sung, khế... đã tạo ra một thảm thực vật đa dạng, phong phú, tự nhiên quanh hồ.

Danh thắng hồ Hoàn Kiếm là Di tích quốc gia đặc biệt. Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định: “Khu vực Hồ Gươm và vùng phụ cận là điểm hội tụ tinh hoa của Hà Nội - biểu tượng tinh thần của người Hà Nội và dân tộc Việt Nam”. Hà Nội ngày nay, nhất là từ khi mở rộng địa giới hành chính, tốc độ đô thị hóa nhanh nhưng quy hoạch giao thông, đô thị, cây xanh... chưa đáp ứng yêu cầu cần có, tỷ lệ cây xanh đô thị giảm, đạt 2m2 - 3m2/người, trong khi tiêu chí tối thiểu của Liên hợp quốc là 10m2/người.

Để thực hiện được yêu cầu đó, nhất là với khu vực hồ Hoàn Kiếm, thành phố đã phối hợp với Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cùng một số tổ chức, cơ quan tư vấn kiến trúc nổi tiếng thế giới tổ chức nhiều cuộc hội thảo, quy hoạch, thiết kế đô thị khu vực Hồ Gươm (2009, 2010, 2014, 2017) nhằm “Bảo tồn, phát huy giá trị không gian kiến trúc, văn hóa, lịch sử hồ Hoàn Kiếm - Tạo dựng thương hiệu đô thị của Thủ đô Hà Nội”.

Đặc biệt, trong những năm gần đây, thành phố đã thực hiện nhiều dự án, chương trình hành động hướng về mục tiêu này, như “Chương trình trồng mới 1 triệu cây xanh đến năm 2020”; Dự án “Thí điểm không gian đi bộ xung quanh hồ Hoàn Kiếm”... Không gian xanh Hồ Gươm phát triển theo tiêu chí, yêu cầu mới là một không gian ngang tầm thế giới, đòi hỏi phải có một quy hoạch hiện đại, bao gồm không gian bảo tồn, trong đó có việc thiết yếu là quy hoạch xây dựng các dịch vụ văn hóa, vệ sinh công cộng hiện đại. Một trong những giải pháp mà nhiều nhà khoa học nêu là cần ngầm hóa các công trình này để vừa hiện đại hóa không gian môi trường khu vực hồ Hoàn Kiếm vừa bảo đảm cảnh quan, môi trường, bảo tồn cây xanh Hồ Gươm theo tiêu chí Cây di sản Việt Nam.

Hồ Gươm xanh mãi vẫn là tình yêu, là nỗi nhớ của bao thế hệ người dân Thủ đô cũng như cả nước. Chúng ta tạ ơn sông Hồng đã sinh ra Hồ Gươm và vô cùng biết ơn bao thế hệ tiền nhân trong hành trình kiến tạo Thăng Long - Hà Nội sừng sững rạng ngời trong lịch sử đã bồi đắp cho Hồ Gươm một vẻ đẹp vượt thời gian như thế.

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Infographic] Chuỗi sự kiện "Ươm mầm tri thức - Kiến tạo tương lai"
    Chuỗi sự kiện “Ươm mầm tri thức – Kiến tạo tương lai” là chương trình ý nghĩa được UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp các nhà xuất bản, nhà sách, các đơn vị, cá nhận hoạt động trong cùng lĩnh vực tổ chức thường niên, nhằm hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3, chào mừng kỷ niệm 7 năm Ngày thành lập Phố Sách Hà Nội (01/5/2017 - 01/5/2024).
  • Hà Nội tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Ba - năm 2024
    Tại Hà Nội, mở đầu chuỗi các hoạt động chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Ba - năm 2024 là sự kiện Hội Sách với chủ đề “Ươm mầm tri thức - Kiến tạo tương lai”, kỷ niệm 7 năm ngày thành lập Phố Sách Hà Nội (01/5/2017 - 01/5/2024) được tổ chức vào 09h30 ngày 17/4/2024 tại Phố Sách Hà Nội.
  • Giới thiệu 70 tác phẩm mỹ thuật với chủ đề “Đường lên Điện Biên”
    Nhân kỷ niệm 70 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), vào ngày 26/4, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sẽ tổ chức khai mạc triển lãm “Đường lên Điện Biên”.
  • Ý nghĩa c hiến thắng Điện Biên Phủ với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
    Cách đây 70 năm, quân và dân ta đã tiến hành Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi, đó là thắng lợi của sức mạnh “toàn dân đánh giặc”, dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. 70 năm đã trôi qua, nhưng tầm vóc vĩ đại và ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị, là nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay...
  • Hà Nội: Sôi nổi Liên hoan cán bộ thư viện Toàn quốc tuyên truyền văn hóa đọc
    Chiều ngày 16/4, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận Đống Đa, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Lễ tổng duyệt Liên hoan cán bộ thư viện Toàn quốc tuyên truyền phát triển văn hóa đọc và giới thiệu sách chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024) với chủ đề “Điện Biên – Vang mãi bản hùng ca”.
Đừng bỏ lỡ
Hồ Gươm xanh - vẻ đẹp vượt thời gian
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO