Hoa xoan

Minh Tuấn| 11/03/2020 16:14

Những phiên chợ làng vào mùa xuân ở phía dãy hàng cây giống thường có thêm người bán xoan giống. Mặt hàng đặc biệt này chỉ có vào mùa xuân, vì mùa xuân là mùa gieo trồng mà.

Hoa xoan
Những phiên chợ làng vào mùa xuân ở phía dãy hàng cây giống thường có thêm người bán xoan giống. Mặt hàng đặc biệt này chỉ có vào mùa xuân, vì mùa xuân là mùa gieo trồng mà.
Thường thì người bán xoan giống là chủ những vườn ươm bên bãi. Đất bãi mênh mông, ngoài canh tác rau màu, có những người có nghề ươm giống. Xoan là một giống cây dễ ươm, dễ trồng, đem lại lợi ích, thế nên cây giống này thường không thể thiếu trong những buổi chợ phiên đầu mùa xuân. Cứ đất nào hiểm, khó tưới, khó chăm người ta thường trồng ít thì đôi ba cây, nhiều thì cả hàng cây xoan vào đó. Nhãng quên đi dăm năm là có thu hoạch.
Người ta có thể quên những cây xoan theo cách ấy, nhưng cứ khi tàn xuân vào hạ là vào mùa hoa xoan. Hoa tím rụng vơi đầy, thơm ngát. Chẳng biết có phải hoa nhắc nhớ người ta về sự có mặt của mình không? Nhưng loài hoa này để nhớ cho nhiều người.
Xoan trồng năm đầu, thì khi cây bén rễ, trổ búp rồi lên lá xanh om, người ta biết cây trồng đã sống, thế thôi. Còn thường, phải đến năm sau, xoan mới ra hoa, những cây xoan lâu năm thì sai hoa vô cùng.
Hoa xoan theo chùm, bông nhỏ xíu, màu tím nhạt. Hoa xoan đẹp, vẻ đẹp của loài hoa dại. Biết vậy, nhưng chả ai ngắt hoa chơi bao giờ. Vì loài hoa này, không hiểu do đâu, người đời bảo ngửi hoa là điếc mũi, thêm nữa hoa bám cành không chắc rụng lả tả. Hoa theo chùm như đèn hoa, lá xanh như che ô cho hoa. Cây lớn, sai hoa thì hoa rụng như rải thảm dưới gốc. Chẳng thế mà thi sĩ Nguyễn Bính viết về mùa xuân năm nào rằng: Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy.
Cái đầy vơi ấy như thể theo lứa, theo ngày xuân. Loài hoa này có mùa không dài, nhãng đi, có thể đã qua một mùa hoa. Hoa xoan thơm đặc biệt, thơm đến lạ lùng. Hoa thơm trong gió nồm, mưa ướt áo của tiết xuân, hoa cũng lại thơm trong mênh mang nắng vàng ươm, gió hào sảng của những ngày sắp vào hạ. Hoa xoan không thơm nồng như hoa bưởi, không thơm ngọt như hoa mộc, không thơm mà thanh chua như hoa muỗm, hoa xoan thơm lất phất như hình hài loài hoa này. Mùi hương không dễ nhầm lẫn, cũng không dễ bị gió làm tan loãng. Hoa đọng lại không gian, như câu thơ thi sĩ viết. Hoa trên cành thơm, hay hoa vơi đầy trên đất kia thơm, chẳng biết. Chỉ biết hương này để nhớ. Nhớ mùa đã qua, phảng phất buồn trong cái lẽ vơi đầy, nuối tiếc của riêng mình. Tại loài hoa này có tơ duyên với thơ Nguyễn Bính, hay tại Nguyễn Bính mặc định cho phận hoa gắn với cái háo hức của cô gái ngày: Hội chèo làng Đặng 
đi ngang ngõ.nRồi lại để cô gái ấy những buồn trông:Hội chèo làng Đặng về ngang ngõ.
Cái cạn ngày xuân ở hội chèo làng Đặng kia thực là gắn bó duyên phận với hoa xoan, thi sĩ đã thấy ghi lại thôi, người ta đọc rồi nghi hoặc, dường như câu chuyện này có trước bài thơ, nhưng chỉ được biết đến khi thi sĩ viết ra. Nghi hoặc mà bền chắc, chắc đến mức thấy mùa hoa xoan, người ta lại nhớ, nhớ và nhẩm đọc câu thơ này. Là duyên hay định mệnh mà thi sĩ gắn kết cho hoa, để bao năm qua, người ta tìm thấy những bâng khuâng, tìm thấy mình trong đó. Ngọn gió phơi phới trong màu nắng mới, sao thấy buồn? Tại bài thơ hay tại mình đồng cảm, tại mình đã nhớ thương, đã lỡ làng? Thời gian đã nguôi ngoai, đã cất giữ để khi cần lại trở về nguyên vẹn như mới đây, trong mùa hoa này. 
Những vườn xoan, những lối xoan mùa hoa cũng trải thảm hoa dưới đất, hương xa gần cả xóm, cả đồng. Thân nâu sẫm, lá non tơ, hoa rắc vào gió hương thơm thây kệ người ta có đợi chờ hay không. Hoa nói về sự có mặt của mình trên đời, đến hẹn lại lên theo đúng tiết mùa. Bởi thế, nếu năm nào hoa đến muộn, người ta lại nhắc. Nhắc vì thiếu một mùi hương, một sắc màu. Dẫu không nhìn thấy màu tím nhạt mong manh kia thì phải thấy mùi hương trong gió. Biết thì là hương từ góc ao, không biết thì cứ hỏi cây nơi nào đó mà cho hương. Chỉ như thế mới đủ để bước vào mùa mới.
Đôi người già lại bảo mùa hoa xoan là mùa có muỗi xoan, đóng cửa vào kẻo thắp đèn, muỗi theo vào nhiều lắm. Có thể, nói là thế, nhưng người ta sợ rằng hương hoa gợi nhớ. Bởi ai chẳng có một thời thanh xuân, bước qua những thảm hoa, ngước lên tìm hoa trong ngày trẩy hội và rồi có nhiều những chuyện chẳng dễ nói ra…
Xuân cạn ngày, hoa trôi theo gió, những chùm quả treo lơ lửng trên cành cao, quả xanh rồi chín chẳng mấy người lưu tâm, chỉ đến khi mùa hoa về, người ta thấy hương hoa, lòng lại chộn rộn trong những cũ xưa, đến lạ… 
(0) Bình luận
  • Dáng quê
    Ai cũng có trong lòng một dáng hình quê hương để mà thương, mà nhớ. Với tôi, đó là hình dáng con đường đi học, của bụi tre làng thấp thoáng trong đêm trăng; là dáng mẹ gánh lúa trên đê hay dáng cha đang lom khom cày ruộng. Quê hương không chỉ là nơi ta được sinh ra và nuôi lớn, mà còn là nơi chan chứa nhiều kỷ niệm êm đềm của tuổi thơ.
  • Những mùa xuân nối tiếp
    Mùa xuân vẫn về qua cây cầu vắt ngang sông. Một khúc sông rộng đủ để những chuyến đò ngang bối rối, chênh chao. Khi không còn chở đò nữa, bóng người lái đò cứ thế xa dần, mờ dần phía cuối con đê. Bến đỗ, nẻo về ngoằn ngoèo, xa tít tắp. Ai đó còn gọi với: thầy ơi, u ơi. Chiếc lá rơi vào chiều lỗi hẹn. Quê và những mùa xuân nối tiếp làm xao động tấm chân tình.
  • Trà Hương vị du ca
    Trong những tinh túy ẩm thực, trà là đồ uống mang hành trình gợi đầy chiêm nghiệm. Trà đến với người bởi nhớ, bởi duyên và bởi sự mê đắm của người, bảo tri kỷ thật chẳng sai.
  • Duyên
    “Lên luôn đi. Tôi chọn cành này thế nào ông cũng sướng mê tơi bời”. Nghe Trúc nói tôi phóng luôn ra bãi sông Hồng. Dinh đào trong đê truyền thống giờ chỉ còn trong ký ức vì đã thành khu Ciputra, nên dân Nhật Tân chuyển ra ngoài ấy, ít năm trước còn than vãn đất tốt quá trồng đào bị lốp. Dinh mới giờ thành cánh rừng mênh mang, cái đẹp quá mạnh hiếp đáp con người. Trúc toe toét bên những cành đã chọn xong, hạ xuống: “Mệnh ông hợp với thế huyền bay lên, mang về làm ăn sẽ tốt”. Tôi ngần ngừ muốn xin cành bạt p
  • Khói chiều nhớ Tết làng xa
    Con người ta sinh ra, lớn lên, trưởng thành rồi xa làng, xa quê có rất nhiều thứ để nhớ. Đặc biệt là vào những ngày cuối năm lây phây mưa bụi, Tết đến xuân về. Có người nhớ gia đình, nhớ bữa cơm sum họp ngày tất niên đến quay quắt. Có người nhớ mùi của Tết đến cồn cào, nhớ mùi của lá dong, gạo nếp, mùi của hoa đào, quất cảnh, của nồi nước mùi già còn bốc khói nghi ngút. Với tôi, trong tất cả những điều để nhớ về Tết xưa còn có thêm một thứ mùi, đó là: Mùi của khói.
  • Phố núi đợi mùa
    Sớm mai thức giấc, cơn gió mang cái lạnh se sắt từ đâu ùa về. Tia nắng mỏng manh không đủ sức tan đi giọt sương khuya còn ướt đầm trên lá, ngược lại, biến chúng thành những viên ngọc lóng lánh cười trong nắng. Mới dăm hôm trước, nắng thu vẫn còn ấm áp cả không gian, mà nay, khí trời bàng bạc như thể mùa đông chạm ngõ. Ngó bên hiên nhà, hoa dã quỳ bừng nở, thay thời gian báo hiệu mùa về.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khám phá ngã ba Tuần - nơi an giấc nghìn thu của 2 vua, 9 chúa nhà Nguyễn
    Khu vực ngã ba Bằng Lãng (xã Hương Thọ, TP Huế) là hợp nguồn tạo thành sông Hương với vị thế đất đặc biệt nên được các vua chúa nhà Nguyễn chọn làm nơi an nghỉ cuối đời.
  • Gần 500 lễ hội tại Hà Nội được tổ chức, đảm bảo trang trọng, lành mạnh
    Theo báo cáo của UBND Thành phố Hà Nội tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024” chiều 28/3, từ đầu năm đến nay, gần 500 lễ hội của Thủ đô được tổ chức, đảm bảo trang trọng, vui tươi, lành mạnh…
  • Có một miền chỉ một…
    Cách nay không lâu, nhà thơ Quang Hoài trải qua một cơn bạo bệnh. Rất nhiều bạn thơ lo lắng và không khỏi ái ngại cho ông. Rồi may mắn thay, ông đã “thoát hiểm”! Đó cũng là sự ngạc nhiên mà số phận dành cho ông. Càng ngạc nhiên hơn là sau đó cũng không lâu, gần như ngay lập tức, ông cho hạ sinh đứa con tinh thần thứ mười ba mang tên “Miền Hoài Phương”- một cái tên thật có ý nghĩa, lại rất lạ và hấp dẫn độc giả. Hỏi tác giả, mới hay: Đó là cái tên được kết nối, gắn kết thật khéo bởi tên ông (Hoài) cùng tên
  • Gắn biển công trình chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII
    Sáng 29/3, Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBND - UBMTTQ) quận Tây Hồ tổ chức lễ gắn biển công trình nâng cấp, cải tạo Trường Trung học cơ sở (THCS) Quảng An. Đây là công trình tiêu biểu được quận lựa chọn gắn biển chào mừng Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII - nhiệm kỳ 2024 - 2029.
  • Kỳ họp chuyên đề HĐND Thành phố Hà Nội quyết định 17 nội dung về 4 nhóm vấn đề
    “Thành phố quyết định triệu tập kỳ họp thứ 15 để kịp thời xem xét, quyết định các vấn đề lớn, quan trọng theo thẩm quyền liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội, công tác cán bộ kiện toàn chức danh Ủy viên UBND Thành phố, gồm 17 nội dung liên quan đến 04 nhóm vấn đề chính”, đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Chủ tịch HĐND Thành phố, Phó Trưởng đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội phát biểu.
Đừng bỏ lỡ
Hoa xoan
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO