Hoàng Lê Vy - Trương Lê Sơn: Chồng đàn vợ hát giữa sương khói cao nguyên

Theo giaoducthoidai.vn| 06/08/2019 12:38

Là một đôi uyên ương được hâm mộ trong giới showbiz, mới đây vợ chồng Hoàng Lê Vy - Trương Lê Sơn quyết định rời TPHCM để định cư Đà Lạt. Cuộc sống mới của họ thật ung dung và nhẹ nhàng. Không chen lấn, không thị phi, họ chọn sự tĩnh tại để cùng nhau vun đắp hạnh phúc gia đình.

Hoàng Lê Vy - Trương Lê Sơn: Chồng đàn vợ hát giữa sương khói cao nguyên
Vợ chồng nghệ sĩ Trương Lê Sơn - Hoàng Lê Vy

Hoàng Lê Vy từ nhỏ đã nổi tiếng trong phong trào ca hát học sinh. Sau khi tốt nghiệp trung học tại quê nhà ở miền Trung, chị vào khoa Thanh nhạc của Nhạc viện TPHCM để theo đuổi đam mê ca hát.

Vừa rèn luyện nghề, vừa kiếm thu nhập, chị đi hát ở phòng trà hàng đêm và gặp được… chàng nhạc sĩ Trương Lê Sơn đang chơi cho một ban nhạc. Giữa họ không có mấy điểm tương đồng, nàng nhỏ nhắn xinh xắn còn chàng cao to bụi bặm. Vậy mà, họ lại thành duyên phận.

Nhạc sĩ Trương Lê Sơn có bố mẹ đều là nghệ sĩ nhiếp ảnh. Thế nhưng, anh đam mê âm nhạc. Hình ảnh Trương Lê Sơn chễm chệ trên một chiếc xe mô tô không xa lạ với nhiều đồng nghiệp. Không ai ngờ bên trong sự vạm vỡ và thô ráp kia là một tâm hồn lãng đãng và mơ mộng.

Ban đầu chỉ đánh đàn, nhưng mối tình đầu tan vỡ khiến Trương Lê Sơn tìm đến ca khúc để an ủi mình. Bài hát “Giấc mơ dĩ vãng” ra đời, đánh dấu sự xuất hiện của nhạc sĩ Trương Lê Sơn.

Khi nghe Hoàng Lê Vy hát “Giấc mơ dĩ vãng”, Trương Lê Sơn say đắm cả tiếng hát lẫn người hát. Mỗi đêm, đứng trong ban nhạc, Trương Lê Sơn chỉ mong đến tiết mục của Hoàng Lê Vy để được đệm đàn cho nàng hát và được ngắm nàng.

Sau mỗi buổi diễn, chàng lại nhắn tin chúc nàng ngủ ngon. Sự ân cần và chân thành của Trương Lê Sơn đã khiến Hoàng Lê Vy rung động. Năm 2003, Hoàng Lê Vy nhận lời cầu hôn của Trương Lê Sơn, dù trước đó chị chưa từng nghĩ sẽ lấy chồng khi mới 22 tuổi.

Ngày định ước trăm năm, chàng viết ca khúc “Tình mãi muôn đời” để nàng hát ngay trong đám cưới: “Cùng nhau ta bước đến cõi mơ, cùng nhau ta hát khúc hoan ca về một ngày mai tương sáng. Sẽ mãi luôn có nhau, dẫu tháng năm qua đi…”.

Trở thành vợ chồng, ca sĩ Hoàng Lê Vy đã đưa nhiều ca khúc của nhạc sĩ Trương Lê Sơn đến với công chúng như “Vắng anh mùa đông”, “Chén đắng”, “Tầm gửi”, “Dấu yêu không quay về”… Tuy nhiên, quan hệ nghệ thuật và quan hệ phu thê đôi khi cũng nảy sinh lắm rắc rối.

Ca sĩ Hoàng Lê Vy kể: “Anh Trương Lê Sơn rất xuề xòa trong đời thường, nhưng lại rất kỹ lưỡng trong công việc. Mỗi khi thu âm, vợ hát sai thì quát ngay. Thậm chí, có lúc quát dữ quá làm vợ rơm rớm nước mắt. Sau đó mới tìm cách xin lỗi vợ!”.

Có sự hỗ trợ của chồng, sự nghiệp ca hát của Hoàng Lê Vy phát triển rất tốt. Có lúc tên tuổi Hoàng Lê Vy đã được khán giả xếp ngang với nhiều ngôi sao. Thế nhưng, sau khi sinh con gái đầu lòng, chị mắc chứng trầm cảm. Gần 3 năm, Hoàng Lê Vy không cầm micro.

Nhạc sĩ Trương Lê Sơn đã cùng vợ vượt qua giai đoạn gian khó này. Anh đưa chị đi trị liệu tâm lý khắp nơi. Một tháng, hai tháng… rồi nửa năm, một năm, ca sĩ Hoàng Lê Vy dần dần lấy lại được cảm giác của người hát.

Khi ca sĩ Hoàng Lê Vy tiếp tục đứng trước công chúng thì cô con gái thứ hai của họ cũng chào đời. Căn nhà lại có thêm tiếng cười vui vẻ, nỗi bận rộn ấm áp.

Những album nhạc liên danh vợ chồng Hoàng Lê Vy - Trương Lê Sơn lại ra mắt khán giả như minh chứng cho sức sáng tạo của họ và cũng chứng minh cho sự gắn bó của họ. Vậy mà, thật bất ngờ khi họ lại thu xếp mọi thứ để lên Đà Lạt sinh sống.

Có ẩn khuất nào chăng, có niềm riêng nào chăng? Vợ chồng Hoàng Lê Vy - Trương Lê Sơn lý giải: Thứ nhất, chúng tôi muốn có không gian tốt nhất cho sức khỏe và tinh thần, để tránh những tổn thương không cần thiết. Thứ hai, nghề này bây giờ không còn như trước. Người ta ít đi phòng trà dần để coi show, thay vào đó là cầm điện thoại mở tivi coi chương trình thi thố này nọ.

Chúng tôi không thể cứ bám chặt vào nghề ở điều kiện phải chen lấn và toan tính quá nhiều. Chúng tôi quyết định phải thay đổi hình thức kinh tế, thay đổi tư duy sống. Và ở Đà Lạt thích hợp cho sự cần thay đổi này với gia đình chúng tôi.

Ở Đà Lạt, nhạc sĩ Trương Lê Sơn đi làm giám đốc truyền thông cho một tập đoàn địa ốc, còn ca sĩ Hoàng Lê Vy chăm lo cho hai cô con gái.

Nơi họ ở nằm lưng chừng dốc trên con phố nhỏ. Họ thảnh thơi bên nhau mỗi ngày với đủ loại hoa quanh nhà. Hoàng Lê Vy rạng rỡ với môi trường mới: “Chúng tôi cũng không hẳn là ẩn cư, Đà Lạt hiện tại rất tấp nập, bạn bè từ khắp nơi đến thăm mỗi tuần. Chỉ là được sống chậm và tận hưởng thật sự cuộc sống như mình mong muốn.

Đó là một cái duyên rất lớn với vùng đất này, không phải ai cũng dễ dàng bỏ phố lên rừng. Cả hai vợ chồng thích hướng nội, hướng về gia đình mình”.

Những cặp đôi nghệ sĩ rất hiếm khi bên nhau được suốt đời. Vợ chồng ca sĩ Hoàng Lê Vy và nhạc sĩ Trương Lê Sơn đang cố gắng trao cho nhau những điều tin cậy nhất.

Họ mơ ước khung cảnh thiên đường chồng đàn vợ hát giữa sương khói cao nguyên. Những sáng tác mới của Trương Lê Sơn vẫn vang lên cạnh gian bếp ngăn nắp của Hoàng Lê Vy.

“Cuộc sống không phải lúc nào cũng toàn màu hồng và luôn có những khoảng lặng, những gam màu xám. May mắn thay chúng tôi gặp nhau suốt 16 năm qua, không hề xung đột và không giận dỗi nhau qua một đêm, đa phần chỉ tranh luận về âm nhạc.

Anh Trương Lê Sơn là người trầm tính, không trách cứ lỗi nhỏ. Tôi thích không khí ôn hòa trong gia đình nên luôn mềm mỏng. Gắn bó với nhau bao nhiêu thăng trầm trong tình cảm và nghề nghiệp, hai vợ chồng đều nhận ra gia đình quan trọng nhất.

Trách nhiệm đã đành - tình yêu càng không thể thiếu hay nhạt, nên hai vợ chồng luôn giữ lửa cho nhau. Vừa là bạn vừa là tình nhân, cố gắng ngọt ngào lãng mạn hết mức, để đời sống không tẻ nhạt”.
(0) Bình luận
  • Chuyện phố - Tiếp nối hành trình trăn trở về thế sự
    Chiều ngày 25/3/2024, NXB Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Bộ môn Lý luận văn học - Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm “Chuyện phố - Một tự sự về đô thị đương đại” tại sảnh Nhà E, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tới dự tọa đàm có đại diện của Ban giám hiệu nhà trường, đại diện Nhà xuất bản, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu cùng đông đảo bạn đọc trẻ.
  • Lắng mình trong những mạch nguồn văn hóa
    Họa sĩ Trần Thị Thu (Thu Trần) bề ngoài có vẻ xù xì, gai góc đối với những ai lần đầu tiên gặp mặt, nhưng bên trong chị lại là người “khát sống, khát yêu” và say mê sáng tạo trong cõi riêng của mình. Không những là họa sĩ vẽ lụa đầy ngẫu hứng, phiêu lưu, chị còn thỏa lòng mình trên những tác phẩm hội họa hoành tráng theo phong cách biểu hiện, trừu tượng. Tranh hoành tráng của Trần Thị Thu cũng giống con người chị, thô ráp mà thâm trầm, tĩnh lặng mà nồng nàn, tầng tầng lớp lớp câu chuyện ẩn trong những mạch nguồn văn hóa mà chị gắn bó, tự thân tìm hiểu đến ngọn ngành.
  • Nhà văn Lê Minh Khuê xa & gần
    Nhà văn Lê Minh Khuê (sinh năm 1949, tại xã An Hải, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa) từng là phóng viên Đài Phát thanh Giải phóng, Báo Tiền phong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ; sau 1975 là phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam, biên tập viên Nhà xuất bản Hội Nhà văn.
  • Tết xưa - và nay: Những biến tấu từ cái nhìn đương đại
    Nhiều năm qua, dù đã có những thay đổi theo thời đại, nhưng Tết Nguyên Đán vẫn luôn là một dịp quan trọng đối với người Việt. Từ những ngày tất bật chuẩn bị đến những ngày thong dong đón Tết, đều là một “thú chơi”...
  • Văn Cao mùa chữ, mùa người
    Nhân dịp Kỷ niệm 100 năm năm sinh nhạc sĩ - thi sĩ - họa sĩ Văn Cao (1923-2023) nhiều sự kiện văn hóa, văn học nghệ thuật được tổ chức ở Thủ đô Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Tại Hà Nội, Ban Văn học nghệ thuật VOV6 (Đài Tiếng nói Việt Nam) đã tổ chức hội thảo và ra mắt sách “Văn Cao mùa chữ, mùa người” (Nxb Hội Nhà văn, 2023) - một cuốn sách đẹp cả về hình thức, nội dung và có tính chất “cập thời vũ”.
  • Triết lý sống đầy nhân văn trong bài thơ “Lời của cây”
    Từ hồi còn nhỏ, khi nghe mẹ đọc và ngâm bài “Thăm lúa” của nhà thơ Trần Hữu Thung, tôi đã bị cuốn hút bởi âm điệu và ngôn từ đậm chất Nghệ tỏa ra từ bài thơ. Và cũng chẳng hiểu vì sao từ đó trên nẻo đường đi học băng qua bờ đê, tôi lại vừa ngắm nhìn cánh đồng trĩu mẩy bông lúa vàng vừa nhảy chân sáo vừa hát véo von: “Mặt trời càng lên tỏ/ Bông lúa chín thêm vàng/ Sương treo đầu ngọn gió/ Sương lại càng long lanh./ Bay vút tận trời xanh/ Chiền chiện cao cùng hót/ Tiếng chim nghe thánh thót/ Văng vẳng khắp cánh đồng”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”
    Chiều 28/3, Báo Hà Nội mới tổ chức lễ phát động viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”. Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 67 năm ngày Báo Hà Nội mới xuất bản số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2024). Đây cũng là dịp tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về truyền thống văn hóa lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là những thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội của Thủ đô trên hành trình 70 năm xây dựng và phát triển.
  • Phú Thọ ra mắt tour du lịch "Về miền Di sản UNESCO ghi danh"
    Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ năm 2024 diễn ra từ ngày 9-18/4 (tức ngày 1-10 tháng 3 âm lịch) tại Khu Di tích lịch sử đền Hùng thành phố Việt Trì và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Phú Thọ, với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn. Đặc biệt, dịp này, Phú Thọ ra mắt tour du lịch “Về miền Di sản UNESCO ghi danh”, lấy đền Hùng làm điểm xuất phát chính để đi đến các điểm danh lam, thắng cảnh khác.
  • Quý I năm 2024, Thành phố Hà Nội đã thu hút 953,2 triệu USD vốn FDI
    Đây là thông tin được Chánh Văn phòng UBND Thành phố kiêm người phát ngôn UBND Thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng chia sẻ tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024”, diễn ra chiều 28/3 tại Trụ sở UBND Thành phố Hà Nội.
  • Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội
    Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội sẽ diễn ra đêm nhạc tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff.
  • Giải Cống hiến 2024: Hòa Minzy là Nữ ca sĩ của năm, Đen Vâu lập cú đúp
    Tối 27/3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cống hiến 2024. Đây là mùa giải Cống hiến lần thứ 18 được tổ chức và mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.
  • “Đào, phở & piano” - trọn vẹn tình yêu Hà Nội
    Từ cuối năm 2023, tín hiệu rất vui với điện ảnh trong nước khi những bộ phim cả tư nhân và nhà nước lần lượt ra rạp, tạo được hiệu ứng tích cực. “Đào, phở và piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn là một trong số đó. Phim được nhà nước đặt hàng, từng giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.
  • Hà Nội và những gánh hàng rong...
    Khi nhắc về Hà Nội, trong vô vàn dáng hình hiện hữu, người ta không thể không nhắc tới những gánh hàng rong. Cùng Người Hà Nội hòa vào nhịp sống hối hả của 36 phố phường trên những gánh hàng rong...
  • Phố cổ của tôi
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Phố cổ của tôi của tác giả Nguyễn Duy Quý.
  • Quận uỷ Tây Hồ ra mắt Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây
    Sáng 27/3, Quận ủy Tây Hồ tổ chức lễ ra mắt Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây. Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây phấn đấu thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, tham mưu, giúp việc cho Quận ủy, UBND quận Tây Hồ quản lý toàn diện, tập trung thống nhất khu vực Hồ Tây và vùng phụ cận; triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng Đảng.
  • Quy hoạch Phong Hòa: Phát triển đô thị theo hướng bảo tồn các giá trị di tích lịch sử
    Định hướng Quy hoạch phân khu xã Phong Hòa (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) thành lập phường đến năm 2045 và phát triển đô thị theo hướng bảo tồn các giá trị của di tích lịch sử kết hợp giữ gìn cảnh quan sông Ô Lâu, làng cổ Phước Tích.
Hoàng Lê Vy - Trương Lê Sơn: Chồng đàn vợ hát giữa sương khói cao nguyên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO