Hội diễn CNVC-LĐ EVNNPC năm 2019: Đa dạng bản sắc văn hóa, ngập tràn nét đẹp lao động ngành điện

PV| 03/09/2019 14:15

Hội diễn nghệ thuật quần chúng công nhân - viên chức lao động (CNVC-LĐ) toàn Tổng công ty Điện lực miền Bắc năm 2019 từ 27-31/8/2019 được tổ chức tại Nhà hát Lam Sơn (tỉnh Thanh Hóa) đã diễn ra thành công tốt đẹp. Hàng loạt tiết mục văn nghệ đặc sắc, mang đậm nét văn hóa vùng miền địa phương và ngập tràn nét đẹp trong lao động của những người thợ điện đã được biểu diễn, mang đến người xem những phút giây rung động, cảm xúc và yêu mến.

Hội diễn CNVC-LĐ EVNNPC năm 2019: Đa dạng bản sắc văn hóa, ngập tràn nét đẹp lao động ngành điện - Ảnh 1.

Đa sắc màu văn hóa vùng miền

Tham dự Hội diễn nghệ thuật quần chúng CBVC-LĐ năm 2019, 838 diễn viên không chuyên đến từ 35 đơn vị thành viên của EVNNPC đã làm người xem đi từ ngạc nhiên này sang ngỡ ngàng khác vì sự ấn tượng, đặc sắc. đa dạng và đậm đà nét đẹp văn hóa trong các tiết mục. Trải rộng trên địa bàn 27 tỉnh miền Bắc, bao gồm các tỉnh đồng bằng, miền núi, miền biển,….mỗi chương trình nghệ thuật mang đến Hội diễn là một tác phẩm nghệ thuật bằng ca, vũ, nhạc, kịch thể hiện nét đẹp vùng miền và tình yêu, sự tự hào với ngành điện lực Việt Nam của toàn thể người lao động trong Tổng công ty.

Hội diễn CNVC-LĐ EVNNPC năm 2019: Đa dạng bản sắc văn hóa, ngập tràn nét đẹp lao động ngành điện - Ảnh 2.

Kết thúc Hội diễn, 35 chương trình nghệ thuật với hơn 200 tiết mục dự thi của các đơn vị đã hoàn thành xuất sắc. Theo cảm nhận của nhiều khán giả, một số chương trình nghệ thuật đã mang lại nhiều cảm xúc và sự rung động, tình cảm ấn tượng cho người xem như Nguồn sáng đất Mường (Công ty Điện lực Hòa Bình), EVNNPC – Vì niềm tin của bạn (Cơ quan Tổng công ty Điện lực miền Bắc), EVN – Thắp sáng niềm tin (Công ty Điện lực Thanh Hóa, Những cung đàn nối hai đầu đất nước (Công ty Điện lực Hà Tĩnh), các chương trình của Công ty Điện lực Điện Biên, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Nam….

Hội diễn CNVC-LĐ EVNNPC năm 2019: Đa dạng bản sắc văn hóa, ngập tràn nét đẹp lao động ngành điện - Ảnh 3.

Ông Nguyễn Văn Tiệp báo cáo tổng kết hội diễn

Theo ông Nguyễn Văn Tiệp, Chủ tịch Công đoàn EVNNPC, Phó Trưởng Ban tổ chức Hôi diễn cho biết, các tiết mục nghệ thuật đặc sắc đã cống hiến cho khán giả chương trình nghệ thuật mang đậm nét văn hóa vùng miền cũng như tràn ngập sức sống, hình tượng, công việc của người CNVC-LĐ điện lực miền Bắc. Giải thưởng toàn đoàn được trao tặng cho 26 đội, 4 giải phụ dành cho các cá nhân và tập thể, 120 Huy chương vàng, bạc và 50 Giấy khen cho các diễn viên, đội thi tham gia chương trình, phần nào đã nói quy mô cũng như sự thành công, ý nghĩa tốt đẹp của Hội diễn..

Tràn ngập hơi thở, sức sống CNVC-LĐ điện lực miền Bắc

Hội diễn CNVC-LĐ EVNNPC năm 2019: Đa dạng bản sắc văn hóa, ngập tràn nét đẹp lao động ngành điện - Ảnh 4.

Hội diễn nghệ thuật quần chúng trong toàn EVNNPC thực sự là dịp để CBCNV - LĐ toàn Tổng công ty được giao lưu, trao đổi kinh nghiệm hoạt động văn hóa, văn nghệ giữa các đơn vị, cũng như nâng cao chất lượng đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân người lao động. Thông qua chính hơi thở của công việc, của cuộc sống, mỗi CBNV ngành điện được thể hiện chính mình qua các tiết mục. Xem họ trình diễn mà cảm thấy như họ đang thể hiện tình yêu, nhiệt huyết trong đời sống lao động một cách hăng say. Họ ca, họ múa, hòa vào nhịp điệu trong bầu không khí vui tươi, phấn khởi thi đua lao động sản xuất, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất kinh doanh được giao. Tất cả là sự tự hào và tình yêu trong lao động, sự hăng say với ngành, với công việc.

Hội diễn CNVC-LĐ EVNNPC năm 2019: Đa dạng bản sắc văn hóa, ngập tràn nét đẹp lao động ngành điện - Ảnh 5.

Các tiết mục nghệ thuật tập trung ca ngợi Đảng, ca ngợi Bác Hồ, quê hương đất nước, tình yêu con người, ca ngợi ngành Điện Việt Nam, truyền thống 50 năm EVNNPC. Đặc biệt, điểm ấn tượng và nổi bật của Hội diễn là các bài ca ngành Điện và các ca khúc sáng tác về EVNNPC được biểu diễn ngập tràn, tiếp thêm tình yêu với ngôi nhà chung EVNNPC cho gần 2,8 vạn CBCNV người lao động trên 27 tỉnh thành miền Bắc.

Chia sẻ cảm xúc về Hội diễn, thành viên Ban Giám khảo, Nghệ sỹ ưu tú Tuyết Mai cho rằng: Đây là lần thứ 2 bà tham gia làm Ban giám khảo cho Chương trình Hội diễn nghệ thuật quần chúng của EVNNPC. Thực sự ấn tượng và yêu mến! Ấn tượng với mỗi chương trình được đạo diễn kỳ công, các tiết mục mang đậm bản sắc văn hóa, vừa thể hiện sự hiện đại, năng động, đổi mới của một ngành công nghiệp đi đầu như điện lực Việt Nam. Chương trình có nhiều ý tưởng hay, ý nghĩa sâu sắc, độc đáo và kỳ công trong dàn dựng, có tác dựng lan tỏa cảm xúc, tình yêu ngành, yêu nghề, yêu quê hương đất nước đến với toàn thể CBCNV điện lực miền Bắc và người xem chương trình. "Yêu mến! Thực sự yêu mến mỗi giọng ca không chuyên, mỗi điệu múa hiện đại, khỏe khoắn, mỗi bài thơ sâu lắng, trữ tình…. bởi vì các bạn không diễn, không phô việc trình diễn nghệ thuật, mà chính các bạn đang sống với chính mình trong công việc nhưng được nâng tầm nghệ thuật trên sân khấu Hội diễn mà thôi".

Kết quả Hội diễn:

Giải thưởng toàn đoàn:

Hai giải Nhất: Công ty Điện lực: Thanh Hóa, Lào Cai.

Ba giải Nhì: Công ty Điện lực: Phú Thọ, Hà Nam, Điện Biên.

Sáu giải Ba: Cơ quan Tổng công ty, Công ty Điện lực: Bắc Kạn, Hà Tĩnh, Hưng Yên, Hải Phòng, Trung tâm Chăm sóc khách hàng.

15 giải Khuyến khích: Công ty Điện lực: Vĩnh Phúc, Sơn La, Quảng Ninh, Hòa Bình, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Ninh bình, Yên Bái, Bắc Giang, Nam Định, Lai Châu, Nghệ An, Thái Nguyên, Cao Bằng, Hải Dương.

4 giải phụ:

Diễn viên trẻ tuổi nhất: Phạm Trung Đức – Công ty Điện lực Bắc Kạn, 21 tuổi.

Diễn viên có phong cách biểu diễn hay nhất: Phạm Thu Trang – Công ty Điện lực Hà Nam (thể hiện vai Thị Nở trong tác phẩm kịch Chí Phèo)

Sáng tác tự biên hay nhất: Bài hát Điện sáng về với Cô Tô – tác giả Nghiêm Xuân Ngọc – Phó Chủ tịch Công đoàn Công ty Điện lực Quảng Ninh

Chương trình dàn dựng hay nhất: EVN Thắp sáng niềm tin – Công ty Điện lực Thanh Hóa. 

Trao 50 Giấy khen của TGĐ Tổng công ty Điện lực miền Bắc cho các tiết mục

Trao 50 Huy chương Vàng và 70 Huy chương Bạc cho các tiết mục hát đơn ca, tốp ca, múa, hòa tấu, kịch, thơ.

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Hội diễn CNVC-LĐ EVNNPC năm 2019: Đa dạng bản sắc văn hóa, ngập tràn nét đẹp lao động ngành điện
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO