Hội nghị trực tuyến sơ kết hai năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TƯ của Bộ Chính trị

Hương Ly/Ảnh: Viết Thành/HNM| 16/05/2018 10:21

Sáng 16-5, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết hai năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TƯ của Bộ Chính trị (khóa XII) về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” tại điểm cầu Hà Nội và các tỉnh, thành trong cả nước.

Hội nghị trực tuyến sơ kết hai năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TƯ của Bộ Chính trị
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và TP Hà Nội dự hội nghị.

Dự hội nghị có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ; Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban Bí thư; Võ Văn Thưởng, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Văn Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương; Hoàng Trung Hải, Bí thư Thành ủy Hà Nội; và các đồng chí Uỷ viên Trung ương Đảng: Trần Thanh Mẫn - Bí thư Trung ương Đảng - Chủ tịch UB TƯMTTQ Việt Nam, Đặng Thị Ngọc Thịnh - Phó Chủ tịch nước... Đại biểu TP Hà Nội còn có các đồng chí: Ngô Thị Thanh Hằng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Đức Chung, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố; Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố.

Dự hội nghị sơ kết còn có lãnh đạo các tỉnh, thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Trung ương; đại diện Ban Chỉ đạo, Bộ phận tham mưu giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 05-CT/TƯ ở Trung ương, các địa phương, đơn vị...
Hội nghị trực tuyến sơ kết hai năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TƯ của Bộ Chính trị
Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu khai mạc hội nghị.

Báo cáo cho thấy, hai năm qua, việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TƯ của Bộ Chính trị (khóa XII) về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã và đang đạt được những kết quả quan trọng. Bước đầu đã ngăn chặn được sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ. 

Việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TƯ đã từng bước tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động trong Đảng, trong hệ thống chính trị và nhân dân. Các mô hình hay, cách làm mới, các tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến xuất hiện ngày càng nhiều trên các lĩnh vực và các tầng lớp nhân dân. Nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được đưa vào sinh hoạt trong chi bộ, qua đó đã góp phần nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng, của các cấp chính quyền, đoàn thể...

Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc


Bên cạnh những kết quả đạt được, hội nghị cũng chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm cần khắc phục trong thực hiện Chỉ thị 05-CT/TƯ như: Chưa tạo được sự chuyển biến toàn diện, đồng bộ ở tất cả các cấp, các ngành; tinh thần tự phê bình và phê bình còn yếu, chưa chủ động đấu tranh với những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; công tác thông tin, tuyên truyền trong một số thời điểm chưa thường xuyên, thiếu trọng tâm, trọng điểm…

Tại hội nghị, đại diện các địa phương, đơn vị: Bắc Giang, Cà Mau, Bình Phước, Ninh Bình, Đảng ủy Công an nhân dân, Đảng ủy Tổng cục Chính trị... đã có bài tham luận về thực tế triển khai Chỉ thị 05-CT/TƯ tại địa phương, đơn vị mình. Các đại biểu cũng đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm triển khai hiệu quả Chỉ thị 05-CT/TƯ trong thời gian tới.

Theo đồng chí Võ Văn Thưởng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, từ thực tiễn hai năm triển khai thực hiện Chỉ thị 05-CT/TƯ, cần phát huy vai trò của cấp ủy, người đứng đầu và công tác tham mưu của Ban Tuyên giáo cấp ủy các cấp. Sự quan tâm sâu sát, thường xuyên của Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong công tác chỉ đạo, định hướng, kiểm tra, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong tổ chức, thực hiện sẽ tạo quyết tâm, động lực, khích lệ các cấp ủy, lãnh đạo các địa phương, đơn vị tích cực, chủ động, trách nhiệm cao hơn trong chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị 05-CT/TƯ ở địa phương, đơn vị, cơ sở.

"Vai trò của cấp ủy, của đồng chí bí thư cấp ủy và người đứng đầu địa phương, cơ quan, đơn vị có tính quyết định trên cả hai mặt: Quyết tâm, kiên trì lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức việc thực hiện chỉ thị và gương mẫu, đi đầu, nêu gương trong học tập và làm theo Bác. Đồng thời, sự năng động, sáng tạo và chủ động tìm tòi để tham mưu cho cấp ủy của ban tuyên giáo các cấp là yếu tố hàng đầu thúc đẩy việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TƯ ở các địa phương, đơn vị đạt kết quả thiết thực, hiệu quả" - đồng chí Võ Văn Thưởng nhấn mạnh.

Hội nghị trực tuyến sơ kết hai năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TƯ của Bộ Chính trị
Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng phát biểu tại hội nghị.

Vẫn còn tình trạng người đứng đầu chưa tự giác, nêu gương

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã ghi nhận những kết quả mà các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp đã làm được trong việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TƯ hai năm qua; biểu dương các tập thể, cá nhân có thành tích trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên khắp mọi miền đất nước. 

Tuy nhiên, đồng chí Trần Quốc Vượng cũng nêu rõ những hạn chế, yếu kém còn tồn tại như: Nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương vẫn còn tình trạng lúng túng trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Chỉ thị 05-CT/TƯ, thậm chí có nơi còn thực hiện kiểu hình thức, chiếu lệ, thiếu kiểm tra, giám sát. Một bộ phận cán bộ, đảng viên, trong đó có người đứng đầu chưa tự giác, chưa thường xuyên rèn luyện, học tập, chưa thực sự là tấm gương cho nhân dân noi theo.

Đồng chí Trần Quốc Vượng yêu cầu, thời gian tới, các địa phương, đơn vị cần quyết tâm phát huy những kết quả đã đạt được, kiên quyết khắc phục những hạn chế, yếu kém còn tồn tại để việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TƯ tạo ra chuyển biến, có kết quả thực sự rõ nét trong đời sống xã hội, thiết thực hướng tới kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2020).
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Giải Cống hiến 2024: Hòa Minzy là Nữ ca sĩ của năm, Đen Vâu lập cú đúp
    Tối 27/3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cống hiến 2024. Đây là mùa giải Cống hiến lần thứ 18 được tổ chức và mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.
  • “Đào, phở & piano” - trọn vẹn tình yêu Hà Nội
    Từ cuối năm 2023, tín hiệu rất vui với điện ảnh trong nước khi những bộ phim cả tư nhân và nhà nước lần lượt ra rạp, tạo được hiệu ứng tích cực. “Đào, phở và piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn là một trong số đó. Phim được nhà nước đặt hàng, từng giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.
  • Hà Nội và những gánh hàng rong...
    Khi nhắc về Hà Nội, trong vô vàn dáng hình hiện hữu, người ta không thể không nhắc tới những gánh hàng rong. Cùng Người Hà Nội hòa vào nhịp sống hối hả của 36 phố phường trên những gánh hàng rong...
  • Phố cổ của tôi
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Phố cổ của tôi của tác giả Nguyễn Duy Quý.
  • Quận uỷ Tây Hồ ra mắt Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây
    Sáng 27/3, Quận ủy Tây Hồ tổ chức lễ ra mắt Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây. Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây phấn đấu thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, tham mưu, giúp việc cho Quận ủy, UBND quận Tây Hồ quản lý toàn diện, tập trung thống nhất khu vực Hồ Tây và vùng phụ cận; triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng Đảng.
  • Quy hoạch Phong Hòa: Phát triển đô thị theo hướng bảo tồn các giá trị di tích lịch sử
    Định hướng Quy hoạch phân khu xã Phong Hòa (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) thành lập phường đến năm 2045 và phát triển đô thị theo hướng bảo tồn các giá trị của di tích lịch sử kết hợp giữ gìn cảnh quan sông Ô Lâu, làng cổ Phước Tích.
  • Quê hương tôi
    Quê hương luôn là nguồn cảm hứng sáng tác của các văn nghệ sĩ; Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Quê hương tôi của tác giả Nguyễn Thiện.
  • Độc đáo kiến trúc, tên gọi các cửa ra vào Kinh thành Huế
    Kinh thành Huế có 11 cửa thành đường bộ và 2 cửa đường thủy có kiến trúc, tên gọi độc đáo nhưng mỗi cửa mang một chức năng cùng những câu chuyện lịch sử khác nhau sau khi được xây dựng, phục hồi lại.
  • Hơn 300 người thuộc 54 thành phần dân tộc tham gia Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024
    Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 sẽ diễn ra từ 18 - 21/4/2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội với sự tham gia của hơn 300 người thuộc 54 thành phần dân tộc của 63 tỉnh, thành phố.
  • Hà Nội đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền hiệu quả về triển khai Đề án 06/Chính phủ năm 2024
    UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc thông tin, tuyên truyền về “Kiểm soát thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông và triển khai Đề án 06/Chính phủ” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Hội nghị trực tuyến sơ kết hai năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TƯ của Bộ Chính trị
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO