Hợp tác hỗ trợ lao động tại Hàn Quốc, Nhật Bản về nước

Hoàng Lan/VNHN| 26/02/2020 08:45

Trước diễn biến phức tạp mới dịch virus Covid-19 tại các quốc gia có nhiều lao động Việt Nam đang làm việc như Hàn Quốc, Nhật Bản, Bộ trưởng Bộ Lao động, thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) vừa yêu cầu các đơn vị xây dựng phương án hỗ trợ người lao động đang làm việc ở nước ngoài, hỗ trợ người lao động về nước, cách ly, chữa bệnh.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung yêu cầu Cục Quản lý lao động ngoài nước chủ trì, phối hợp với Trung tâm lao động ngoài nước và các cơ quan liên quan xây dựng kịch bản ứng phó chi tiết nhằm đảm bảo tối đa quyền lợi của người lao động tại các thị trường ngoài nước, đặc biệt là các thị trường có số lượng lớn lao động Việt Nam làm việc như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan. 

Theo đó, Bộ trưởng yêu cầu Cục Quản lý lao động ngoài nước rà soát, thống kê cụ thể số lượng lao động đang làm việc tại các thị trường, chi tiết tới từng địa phương, khu vực; Nêu các phương án hỗ trợ người lao động ở nước ngoài, hỗ trợ người lao động về nước, cách ly, chữa bệnh theo quy mô lao động, như dưới 1000 người, từ 1000 - 5000 ngàn người, từ 5000 - 20.000 người. Trong từng phương án, Bộ LĐ-TB&XH cũng yêu cầu Cục Quản lý lao động ngoài nước nêu cụ thể các giải pháp để thực hiện như nguồn kinh phí, nhân lực thực hiện, phương tiện, điều kiện đảm bảo.

Các giải pháp về ngoại giao như trao đổi thông tin với cơ quan quản lý nước tiếp nhận lao động. Các giải pháp về tuyên truyền cho người lao động; phương án trong trường hợp các thị trường khác ngừng tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc, đồng thời triển khai ứng dụng kết nối, hỗ trợ khẩn cấp trên điện thoại cho người lao động Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là Hàn Quốc, Nhật Bản. Ngoài ra, Bộ LĐ-TB&XH cũng yêu cầu Cục Việc làm rà soát tổng thể, nắm tình hình toàn bộ lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam đặc biệt là lao động Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Hợp tác hỗ trợ lao động tại Hàn Quốc, Nhật Bản về nước

Bộ LĐ-TB&XH yêu cầu các đơn vị hoàn thiện các phương án trong chiều ngày 24/2.

Cục Việc làm cần thống kê cụ thể số lượng lao động, chuyên gia đang làm việc tại từng địa phương, đặc biệt là số lao động, chuyên gia sắp quay trở lại Việt Nam; Nêu các phương án cách ly, chữa bệnh khi người lao động, chuyên gia vào Việt Nam làm việc. 

Bộ LĐ-TB&XH cũng yêu cầu các đơn vị khác của Bộ xây dựng các phương án hỗ trợ doanh nghiệp, địa phương xử lý trong trường hợp người lao động đình công, ngừng việc tập thể liên quan tới dịch bệnh Covid-19; Đề xuất các phương án liên quan tới vấn đề chi trả tiền lương ngừng việc cho người lao động trong thời gian công bố dịch bệnh theo tại Bộ luật Lao động. đồng thời nghiên cứu, đề xuất các phương án chi trả chế độ ốm đau đối với người lao động bị cách ly.

Dự kiến, sáng 25/2, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung sẽ chủ trì cuộc họp với tập thể lãnh đạo Bộ, Cục để thống nhất phương án để đề xuất, tham mưu Chính phủ. Ông Vũ Trường Giang, Trưởng phòng Ban Quản lý lao động Nhật Bản – Đông Nam Á cho biết, tại thị trường Nhật Bản, theo thống kê hiện có khoảng 220 nghìn thực tập sinh Việt Nam đang làm việc.

Trước tình hình dịch virus Covid-19 diễn biến phức tạp, phía Nhật cũng đang thực hiện khẩn trương các biện pháp khoanh vùng, dập dịch. Ban Quản lý lao động tại Nhật Bản cũng đang phối hợp với các cơ quan nước sở tại tuyên truyền, phổ biến các cách phòng chống dịch Covid-19 n cho người lao động. Theo ông Giang, qua nắm tình hình của Ban Quản lý lao động đến nay chưa phát hiện lao động Việt Nam tại nước này nhiễm virus Covid - 19.

https://vietnamhoinhap.vn/article/hop-tac-ho-tro-lao-dong-tai-han-quoc-nhat-ban-ve-nuoc---n-27345

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • “Một thời mạ Huế” - đậm sâu cảm xúc, suy tư về xứ Huế
    Tháng 3 này, Tủ sách văn học Việt Nam của Chibooks có thêm ấn phẩm mới là tập tản văn “Một thời mạ Huế” của tác giả Nguyễn Khoa Diệu Hà. Sách do Chibooks liên kết với Nhà xuất bản Lao động ấn hành.
  • Những mùa xuân nối tiếp
    Mùa xuân vẫn về qua cây cầu vắt ngang sông. Một khúc sông rộng đủ để những chuyến đò ngang bối rối, chênh chao. Khi không còn chở đò nữa, bóng người lái đò cứ thế xa dần, mờ dần phía cuối con đê. Bến đỗ, nẻo về ngoằn ngoèo, xa tít tắp. Ai đó còn gọi với: thầy ơi, u ơi. Chiếc lá rơi vào chiều lỗi hẹn. Quê và những mùa xuân nối tiếp làm xao động tấm chân tình.
  • Những cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc của đồng chí Nguyễn Lương Bằng
    Nhân dịp kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng, lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam (2/4/1904-2/4/2024), tạp chí Người Hà Nội xin gửi tới bạn đọc về những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Lương Bằng đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.
  • Chiêm ngưỡng “cây đa tía” hơn 300 tuổi, bộ rễ ôm gọn trên các phiến đá lớn
    Cây di sản Việt Nam "cây đa tía" hơn 300 tuổi ở cuối làng Đá Bạc tại huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) có bộ rễ ôm gọn vào các phiến đá kết thành khối rộng lớn. Người dân dựng miếu thờ dưới gốc “cây đa tía” này cầu cho mưa thuận gió hòa…
Đừng bỏ lỡ
Hợp tác hỗ trợ lao động tại Hàn Quốc, Nhật Bản về nước
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO