Hương Huệ, lại thêm một ca sĩ xứ Thanh tài hoa tại Hà Nội

Lê Tuấn Lộc| 16/01/2020 12:14

Một đêm đông, tại tầng 6 của nhà tập thể tồi tàn Kim Liên, nhân việc Nguyễn Trọng Tạo và tôi đang nghe lại đĩa CD bài hát Cô gái Sông Lam, mà nhạc sĩ phổ nhạc thơ tôi, do ca sĩ Anh Thơ hát, Nguyễn Trọng Tạo phán một câu xanh rờn: Xứ Thanh nhiều ca sĩ tài hoa nhất cả nước. Tôi ngẫm lại, có thế thật. Hôm nay lại thêm một ca sĩ xứ Thanh tài hoa: Hương Huệ, với đĩa CD đầu tay NGHE EM HÁT Ý A, để rồi khẳng định thêm: nhận xét của nhạc sĩ nhà thơ quá cố Nguyễn Trọng tạo là đúng.

Hương Huệ, lại thêm một ca sĩ xứ Thanh tài hoa tại Hà Nội

Một chiều hè, Nguyễn Trọng Tạo gọi điện cho tôi: Đi uống bia! Đấy là phố Phạm  Ngọc Thạch. Nhà hàng đẹp và lãng mạn với đèn hoa và cây xanh. Tạo đang ngồi một mình. Người nói: Chờ Hương Huệ, ca sĩ. Lần đầu tiên tôi nghe đến tên Hương Huệ. Dân thơ phú như tôi chỉ chú ý đến thơ, ít chú ý các ca sĩ trẻ. Trên bàn trước mặt Nguyễn Trọng Tạo là một gói đường trắng loại tinh chất độ nửa cân, bao bì nilong in mẫu đẹp. Tạo nói hồn nhiên như là...thi sĩ: quà tặng ca sĩ đấy. Tặng một gói quà bằng đường trắng cho ca sĩ ? quà quá thường. Tôi hỏi Tạo và anh trả lời: Quà này là mình được một doanh nhân  tặng sản phẩm của họ và mình tặng lại cho Hương Huệ. Mình vừa tham dự một hội đồng giám khảo âm nhạc mà Hương Huệ là người dự thi.  À ra thế, nó lại có ý nghĩa hay hơn. Anh Tạo nhận xét: Hương Huệ có giọng rất triển vọng, trong và ấm. Với nhạc dân gian là hợp. Rồi Hương Huệ đã đến nữa là ba. Tôi thẫn thờ trước sắc đẹp hồn nhiên trẻ trung đến bất ngờ của Hương Huệ. Hương thơm của người đẹp tỏa sang tôi, mùi nước hoa quí phái lan sang tôi làm không gian thêm huyền ảo. Tạo giới thiệu, và chúng tôi làm quen nhau rất nhanh. Tạo có thói quen hay gọi thêm bạn.

Hương Huệ, lại thêm một ca sĩ xứ Thanh tài hoa tại Hà Nội

Nhạc sĩ Lê Minh đã đến. Rất hay, Lê Minh đồng hương Xứ Thanh với tôi và lại là thầy của Hương Huệ. Lê Minh chưa chào ai đã nói ngay: Thầy chúc mừng Hương Huệ, một giọng hát trời cho, tự nhiên gần như bản năng lại được các thầy cô NSND Thanh Hoa, Hà Thủy dạy dỗ thì thành công giòng nhạc dân gian là tất nhiên.  Bốn chúng tôi nâng cốc chúc mừng Hương Huệ thành công, lại bàn về cuộc thi giọng hát trẻ và đánh giá về triển vọng của Hương Huệ. Em chỉ kiêm tốn nói về sự nghiệp dư ca hát, về công việc đang làm ở Đại học Quốc gia Hà Nội. Em khoe đang làm nghiên cứu sinh để lấy bằng tiến sĩ. Em giới thiệu là đồng hương Thanh Hóa với tôi. Giọng từ tốn, lịch thiệp, tôi nhận ra một Hương Huệ ca sĩ tài năng, cho dù tôi chưa hề được nghe Hương Huệ hát trực tiếp. Em mở Zalo cho tôi nghe giọng ca của em, những buổi dự thi, những bài hát tiêu biểu đã ghi hình,phát clip... Tôi rất tự hào là Thanh Hóa lại có thêm một ca sĩ tài hoa, ngoài Trọng Tấn, Anh Thơ, Lê Anh Dũng, Thanh Thanh và nhiều ca sĩ khác....Hơi men lung liêng. Bốn anh em nói chuyện thơ nhạc và bình luận về rất nhiều vấn đề về dòng nhạc dân gian gắn liền với phổ thơ. Rồi Hương Huệ xin lỗi phải đi sớm vì có việc quan trọng ở Đại học Quốc gia. Anh  Tạo bảo tôi tiễn Huệ ra xe Taxi. Chia tay lần đầu tiên, hơi men, và xúc động. Không cưỡng được lòng mình, tôi vòng tay ôm eo em ngay bên ngã ba đường Phạm Ngọc Thạch trong lúc người và xe đan nhau nhộn nhịp giữa Hà Thành phồn hoa đô hội. Hương Huệ tế nhị cầm tay tôi nhẹ nhàng gỡ ra: Đừng anh! để em đi đã nhé. Xin lỗi anh, em đang vội.Đêm ấy tôi về, ngượng quá với cái sàm sỡ quá thi sĩ của mình. Thế rồi xa mãi, mấy năm trời không gặp lại. Tôi chỉ gặp người đẹp trong ảo của Zalo, facebook, những giọng ca vàng dòng nhạc dân gian của em trên TIVI...Tôi thích nhất em hát Làng Quan họ quê tôi, Nhạc Nguyễn Trọng tạo, lời thơ Nguyễn Phan Hách.  Sau này, mỗi lúc nhớ đến Hương Huệ, tôi lại nhớ đến cái ngã ba Phạm Ngọc Thạch vui buồn thi sĩ ấy. Nghĩ lại, nhớ lại, có lúc tôi tự xấu hổ, có khi lại vui vui và nhớ Huệ, lại nhớ Tạo, bây giờ Tạo đã lên tiên. Tôi liên tưởng đến một hình ảnh của nhà thơ Nguyễn Bính lần đầu tiên gặp nữ thi sĩ Anh thơ  trên bến nước sông Thương một chiều lất phất mưa xuân năm xưa.

Hai người trọng nhau vì tài thơ nhau, thư từ qua lại quá nhiều lần nhưng chưa từng thấy mặt nhau. Họ hẹn nhau gặp trên bến đò Sông Thương. Người thi sĩ quê mùa Nguyễn Bính ngồi hút thuốc lào sòng sọc trong lúc đợi bạn thơ trên bến vắng người. Khi gặp Anh Thơ trong dáng xinh đẹp, yêu kiều lịch sự của con nhà giàu có, không cưỡng được lòng mình, Nguyễn Bính ôm chầm lấy Anh Thơ. Bất ngờ và ngỡ ngàng vì một hành động vụng về, thô thiển, khác hẳn trong thơ tình của Nguyễn Bính, lịch sự và nghiêm trang, Anh Thơ trố mắt nhìn bạn thơ như người trên trời rơi xuống và rồi họ chia tay mãi mãi, cho dù lần đầu tiên, mưa xuân đầy trời thơ, sông Thương đầy hào hoa. Tôi nhủ lòng mình: Thôi hãy quên ngã ba Phạm Ngọc Thạch ấy đi. Nhiều lần sau gặp Hương Huệ, những nụ cười đồng hương, những bắt tay xã giao...Người con gái hào hoa ấy như vẫn còn trong tôi một câu thơ của truyện Kiều: Yêu vì nết, trọng vì tài...Tôi đã nghe Hương Huệ hát trong đêm ca nhạc giải Aseal nhưng tôi không ngạc nhiên vì chắc chắn điều đó sẽ đến. Tôi đã đọc bài của Ngô Đức Hành trên báo Văn nghệ Công An về Hương Huệ nhưng tôi quan tâm nhất là Xứ Thanh, thêm một ca sĩ tài hoa đã định hình tài năng.

Hương Huệ, lại thêm một ca sĩ xứ Thanh tài hoa tại Hà Nội
Cô gái Lê Hương Huệ hóa thân thành quan họ

Nhạc sĩ- TS mỹ học Thế Hùng đã nhận xét: Hương Huệ có một giọng ca rất đẹp và tình. Thay bằng tài năng trời phú cho là sự đam mê luyện rèn. Khác với Sin black dữ dội bão lửa của đại ngàn Tây Nguyên, Hương Huệ đằm thắm mượt mà  như dòng sông hiền hòa Bắc Bộ...Người nghe sẽ rất yêu, rất quí bởi Hương Huệ hát bằng đam mê nhạc cảm. Cô hát như tan biến vào ca từ và giai điệu, như cây cỏ hớn hở đón mây trời, như bản năng của một nhạc sĩ không chuyên, dồn hết vào giọng ca nội lực, mà cứu cánh là trái tim mong manh mẫn cảm.

Hôm nay, Tết dang đến, xuân đangvề. Hương Huệ điện tôi: Em chuẩn bị ra đĩa CD mang tên: " NGHE EM HÁT Ý A " trước Tết Canh Tý ... Tôi vui lắm và lúng túng, không biết tặng em cái gì, người đồng hương đặc biệt. Bây giờ. không phải Hương Huệ chỉ là một tiến sĩ văn hóa nữa đâu, Huệ là ca sĩ nổi tiếng nữa. Em đa tài, thanh sắc vẹn toàn, ca kỹ song đôi, còn tôi, chỉ được cái đa tình...Em thật tuyệt vời, cầm kỳ thi họa, đủ cả...Hoằng Hóa! chỉ một huyện Hoằng Hóa thôi đã là rất trí tuệ cho Xứ Thanh. Mảnh đất có hàng trăm giáo sư, tiến sĩ nhưng chưa có ai vừa là ca sĩ vừa là tiến sĩ cả. Trẻ trung, xinh đẹp và đa tài, con đường tương lai HUONG HUỆ đang rộng mở như mùa xuân đang về, Nhưng em sẽ theo hướng nào chính, tôi hỏi muốn em bật mí, nhưng rồi Hương Huệ tế nhị cười dí dỏm: Bí mật nhé. Có gì là bí mật, ca sĩ tiến sĩ Hương Huệ ơi, tài năng như cái kim trọng bị, rồi sẽ lộ ra. 

Xưa các cụ nói: Thầy già, con hát trẻ. Hương Huệ lúc trẻ đã là ca sĩ nổi danh, lại là thầy lúc trẻ nữa. Về già làm thầy cả hai lĩnh vực: Nghệ thuật và giáo dục. Tài hoa em chiếm cả rồi.

Ở đời, con gái làm nghệ thuật, để gắn với nghề, người ta cần cả thanh và  sắc.  Nhưng, nhiều người rất bất hạnh, được thanh thì thiếu sắc, người khác, được sắc lại thiếu Thanh. Tôi nhớ, hồi tôi còn sinh viên ở Trường Đại học Mỏ-Địa chất, có cô Hồng Hạnh.  Hát rất hay  nhưng lại đi cà nhắc. cho dù khuôn mặt em rất đẹp. Mỗi khi Hồng  Hạnh lên biểu diễn, người  ta tắt đèn đi và khi Hồng Hạnh đã yên vị ra giữa sân khấu, ánh đèn lung linh mới bật lên. Trong đêm du ca, có một Hồng Hạnh khác xinh  tươi, yêu đời và giọng ca đầy cuốn hút để rồi lại những chàng trai say đắm. Đâu biết, sau ánh đèn tắt đi, Hồng Hạnh một mình cà nhắc đi xuống sau sân khấu. Hương Huệ thì được cả thanh và sắc... May mắn và hạnh phúc  cho chàng trai nào được em nhận làm ý trung quân.

Chúc mừng Hương Huệ!  Chúc cho mùa xuân, Hương Huệ mãi mãi thơm hoa...

Hồ Linh Đàm, 16/1/2020, Mùa Xuân Canh Tý  2020 đang về

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Quận Tây Hồ: đối ngoại nhân dân góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp về công tác đối ngoại của Thủ đô
    Chiều 28/3, Quận uỷ Tây Hồ và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội đã tổ chức ký kết Chương trình phối hợp công tác đối ngoại nhân dân giai đoạn 2024 - 2025.
  • Trấn Bình Môn Kinh thành Huế như bị lãng quên
    Trấn Bình Môn là một cổng phụ trong 13 cửa của Kinh thành Huế nhưng ít người lui tới; như bị lãng quên, xuống cấp theo thời gian và tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai di dời dân để trả lại nguyên trạng cho di tích.
  • Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”
    Chiều 28/3, Báo Hà Nội mới tổ chức lễ phát động viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”. Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 67 năm ngày Báo Hà Nội mới xuất bản số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2024). Đây cũng là dịp tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về truyền thống văn hóa lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là những thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội của Thủ đô trên hành trình 70 năm xây dựng và phát triển.
  • Phú Thọ ra mắt tour du lịch "Về miền Di sản UNESCO ghi danh"
    Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ năm 2024 diễn ra từ ngày 9-18/4 (tức ngày 1-10 tháng 3 âm lịch) tại Khu Di tích lịch sử đền Hùng thành phố Việt Trì và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Phú Thọ, với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn. Đặc biệt, dịp này, Phú Thọ ra mắt tour du lịch “Về miền Di sản UNESCO ghi danh”, lấy đền Hùng làm điểm xuất phát chính để đi đến các điểm danh lam, thắng cảnh khác.
  • Quý I năm 2024, Thành phố Hà Nội đã thu hút 953,2 triệu USD vốn FDI
    Đây là thông tin được Chánh Văn phòng UBND Thành phố kiêm người phát ngôn UBND Thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng chia sẻ tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024”, diễn ra chiều 28/3 tại Trụ sở UBND Thành phố Hà Nội.
  • Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội
    Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội sẽ diễn ra đêm nhạc tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff.
  • Giải Cống hiến 2024: Hòa Minzy là Nữ ca sĩ của năm, Đen Vâu lập cú đúp
    Tối 27/3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cống hiến 2024. Đây là mùa giải Cống hiến lần thứ 18 được tổ chức và mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.
  • “Đào, phở & piano” - trọn vẹn tình yêu Hà Nội
    Từ cuối năm 2023, tín hiệu rất vui với điện ảnh trong nước khi những bộ phim cả tư nhân và nhà nước lần lượt ra rạp, tạo được hiệu ứng tích cực. “Đào, phở và piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn là một trong số đó. Phim được nhà nước đặt hàng, từng giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.
  • Hà Nội và những gánh hàng rong...
    Khi nhắc về Hà Nội, trong vô vàn dáng hình hiện hữu, người ta không thể không nhắc tới những gánh hàng rong. Cùng Người Hà Nội hòa vào nhịp sống hối hả của 36 phố phường trên những gánh hàng rong...
  • Phố cổ của tôi
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Phố cổ của tôi của tác giả Nguyễn Duy Quý.
Hương Huệ, lại thêm một ca sĩ xứ Thanh tài hoa tại Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO