Hương thị Trung thu

An Viên| 16/09/2019 21:43

Có những mùi hương đã đằm sâu trong trí nhớ mỗi dịp Trung thu về. Là hương cốm dẻo thơm mùi nếp mới. Là hương bưởi thanh thanh đung đưa lúc lỉu trong vườn. Là hương ổi thoảng thơm đánh thức cả bầy chim dậy sớm… Vậy mà, với những đứa trẻ quê nghèo chân đất đầu trần một thuở như tôi lại yêu biết mấy hương thị quê nhà… Cái mùi hương dịu nhẹ mà không thể nào giấu được!

Hương thị Trung thu

Có những mùi hương đã đằm sâu trong trí nhớ mỗi dịp Trung thu về. Là hương cốm dẻo thơm mùi nếp mới. Là hương bưởi thanh thanh đung đưa lúc lỉu trong vườn. Là hương ổi thoảng thơm đánh thức cả bầy chim dậy sớm… Vậy mà, với những đứa trẻ quê nghèo chân đất đầu trần một thuở như tôi lại yêu biết mấy hương thị quê nhà… Cái mùi hương dịu nhẹ mà không thể nào giấu được!

Cứ mỗi mùa Trung thu đến cũng là lúc cả cây thị trong vườn nhà lại dậy hương thơm ngát. Từ những chùm hoa trắng muốt đến những chùm quả xanh non, chẳng mấy chốc cả gốc thị vàng ươm màu quả chín, vàng rộm cả một góc vườn. Để rồi cả ngày, tôi lại được thể kéo tấm cửa phên tre ra vườn đứng dưới gốc thị ngó nghiêng. Có khi mải đắm nhìn những chùm quả trĩu cành, chợt giật mình trước một trái thị chín rục rơi xuống đất. Chỉ một gốc thị chín thôi cũng đủ tỏa hương thơm ngào ngạt khắp vườn.

Còn nhớ dịp Trung thu năm nào, buổi trưa cứ trốn ngủ ra gốc thị soi trái chín. Thế rồi có hôm, mẹ nói thật như đùa, rằng trưa đến, nhất là vào giờ ngọ, ma xuất hiện rất nhiều, sẽ ngửi thấy hương thị thơm mà tới. Thế là tôi sợ mất hồn, buổi trưa chẳng dám lởn vởn bên gốc thị nữa, nhưng hương thị thoảng thơm quanh nhà cứ khiến tôi bồi hồi, thấp thỏm không sao ngủ được. Mẹ còn dặn, chớ có cầm thị tới nhà ai nấu rượu gạo mà chơi. Vì cơm rượu gạo khi đang ủ rất kị mùi hương của thị, nếu để hương thị lại gần thì sẽ làm hỏng cả mẻ rượu. Chưa hết, lúc nào mẹ cũng nhắc đi nhắc lại rằng, ăn thị không được ngậm hột, vì hột nó rất trơn, dễ chui tọt xuống cổ họng… Mai này lớn lên tôi mới hiểu hơn, ở quê là vậy đấy, chỉ có quả thị thôi mà kiêng kỵ đủ điều.

Nhớ tuổi thơ cắp sách tới trường, vào dịp đầu trung thu cũng là lúc học sinh náo nức tới trường bắt đầu một năm học mới. Bên cạnh niềm vui được gặp lại trường lớp, thầy cô, bạn bè, được kể lể bao nhiêu chuyện vui dịp nghỉ hè là niềm vui giản dị từ những quả thị thơm. Một quả thị chín giấu trong cặp hay trong túi áo thôi đủ khiến cả lớp nhốn nháo kiếm tìm, lục lọi. Thế rồi khi phát hiện ra, cả bọn cứ giành nhau trái thị hít hà làm rộn vang cả lớp học.

Tết Trung thu người ta còn gọi với cái tên dân dã: Tết trông trăng. Bởi trung thu là dịp trăng tròn nhất, sáng nhất và cũng là đẹp nhất đáng để được trông ngóng, thưởng thức. Tôi nhớ vào những đêm Trung thu xa lắc ấy, cả nhà thường trải chiếc chiếu cói dưới hiên nhà để ngắm trăng. Với trái thị thơm cứ vân vê trong tay, anh em tôi giành nhau gối đầu lên chân mẹ, rủ rỉ đòi mẹ kể chuyện cổ tích. Và rồi, cứ mỗi lần nghe mẹ kể đến truyện Tấm Cám, mấy anh em lại nghĩ ngay đến cây thị ở góc vườn nhà, lại mơ màng nghĩ đến hình ảnh cô Tấm dịu hiền bước ra từ quả thị.

Yêu quê nghèo dung dị, mâm cỗ Trung thu chỉ là những hoa trái vườn nhà. Bên cạnh bưởi, mận, nhãn, ổi,… là những trái thị chín vàng bắt mắt nổi bật trên chiếc mâm đồng. Chỉ chờ lệnh được phá cỗ là lũ trẻ trong xóm đứa nào đứa nấy hùa vào nhanh tay nhanh mắt chọn cho mình thứ quả mà mình yêu thích. Có cả những đứa yếu thế chẳng giành được gì hoặc bị xô ngã, giẫm cả vào chân cứ thế đứng mếu máo, nước mắt ngắn dài đến tội… Có được quả thị trong tay, đứa nào đứa nấy lại luôn tay vừa xoay vừa nắn cho đến khi thịt quả mềm và nứt ra một khe nhỏ thì cho lên miệng hút, ăn ngấu nghiến. Quả thị cứ thế một thời đã theo bước chân tôi đi khắp đường làng ngõ xóm, cùng rước đèn ông sao dưới ánh trăng Tung thu chan hòa, trong điệu nói cười hả hê. 

Lớn lên, lập nghiệp xa quê rồi ở phố. Mỗi dịp Trung thu về lại thấy ngập tràn đủ loại bánh trái, đủ loại đồ chơi bắt mắt. Có khi ngang qua một ngôi chợ hay một gian hàng trái cây nào, mắt dáo dác kiếm tìm hình ảnh trái thị tuổi thơ năm nào mà sao chẳng thấy. Thế rồi lòng lại man mác buồn, nao nao nhớ! 
(0) Bình luận
  • Hố băng
    Tôi nghe kể có một làng miền Tây hơn năm trăm năm không có lấy một đền chùa, nhà thờ, miếu mạo nào, mà cũng hơn năm trăm năm không có giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư, hay cử nhân đại học. Trái ngược hoàn toàn và cái làng sát bên hông nó, có một cái đình to vật vã với sắc phong mỗi mùa nắng ráo, ông từ phải đem ra phơi tràn cả lối đi, với các gia phả chi chít những tri huyện, thượng thư, thái úy.
  • Dưới bóng cây mận già
    Năm ấy, một ngày đầu mùa hè, con ngựa bạch xuất hiện ở cổng nhà tôi với hai cái sọt to tướng đầy măng rừng trên lưng. Chở nặng, và bị cột vào gốc cây, con ngựa đứng im, đầu hơi cúi xuống trầm tư. Cái đuôi dài xác xơ thi thoảng vẩy lên đuổi một con ruồi vô ý.
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • Câu chuyện một giờ
    Kate Chopin (1850 - 1904) là nhà văn người Mỹ và là một trong những tác giả nữ quyền đầu tiên của thế kỷ 20. Vốn là một người nội trợ, nhưng cuộc đời bà đã thay đổi kể từ sau cái chết yểu của người chồng. Bà trở thành nhà văn viết truyện ngắn đầy tài năng và giàu năng lượng. Kate Chopin được biết đến nhiều nhất qua tiểu thuyết “The Awakening” (1899) - câu chuyện tiên tri đầy ám ảnh về một người phụ nữ.
  • Hoa thủy tiên của mẹ
    Đã nhiều năm trôi qua chúng tôi không lên bờ đón Tết. Mẹ nói đời mẹ gửi cả vào sông. Sống ở trên sông. Mai này mẹ nằm lại đáy sông, nhờ sông giữ giùm phần linh hồn người thiên cổ. Mẹ không muốn xa dòng sông nửa bước. Tôi lớn lên trên chiếc ghe chòng chành sóng nước, qua bao mùa gió trăng. Mùa xuân này tôi ra lái thuyền ngồi chải tóc.
  • Ký ức xương rồng
    (Làm sao em nhớ Mưa ngoài song bay… T.C.S)
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Vẽ tiếp bức tranh về “Văn minh trà Việt”
    Hành trình văn hóa uống trà trải dọc bề dày suốt hơn 5000 năm của người Việt đã được tác giả Trịnh Quang Dũng phác thảo sinh động trong cuốn sách “Văn minh trà Việt”. Sách do NXB Phụ nữ ấn hành vừa trình làng bạn đọc đúng vào dịp Ngày Sách Việt Nam lần thứ 3 – 2024.
  • Triển lãm kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa
    Thông tin từ Ban quản lý Khu di tích Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội), sáng 19/4/2024, đơn vị sẽ tổ chức lễ khai mạc triển lãm “Ngô Quyền – Anh hùng dân tộc kiệt xuất” nhân kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa (939 - 2024).
  • Giới thiệu gần 100 hiện vật, hình ảnh, tài liệu quý của văn hóa Đông Sơn
    Sáng 18/4/2024, tại Bảo tàng Hà Nội, đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc trưng bày chuyên đề “Tiếng vọng”. Đây là hoạt động ý nghĩa nhân dịp Lễ giỗ tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam.
  • Khai mạc triển lãm quốc tế về làm đẹp tại Hà Nội
    Triển lãm quy tụ hơn 250 gian hàng đến từ gần 20 quốc gia và vùng lãnh thổ đi đầu trong lĩnh vực làm đẹp toàn cầu như Đức, Hà Lan, Ma-rốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc… Tại đây, công chúng được tham quan các gian trưng bày nhiều lĩnh vực như mỹ phẩm, thực phẩm chức năng làm đẹp, kính áp tròng và kính thời trang; thẩm mỹ…
  • Đà Lạt được du khách tìm kiếm nhiều nhất dịp nghỉ lễ 30/4
    Nền tảng du lịch Booking.com vừa công bố những điểm đến trong nước và quốc tế được du khách Việt Nam tìm kiếm nhiều nhất trong dịp lễ 30/4 – 1/5.
Đừng bỏ lỡ
  • Khoảnh khắc chính là yếu tố tạo nên giá trị cho mỗi bức ảnh nghệ thuật
    Trong kỷ nguyên bùng nổ của công nghệ số, mọi bức ảnh đều có thể dễ dàng chỉnh sửa và dàn dựng như ý muốn. Điều này tạo ra một thách thức lớn trong việc gìn giữ chân thực trong ống kính đối với nền nhiếp ảnh Việt Nam, đặc biệt là đối với ảnh báo chí.
  • Tự hào, yêu mến hơn với Phố Sách Hà Nội
    Theo bà Khúc Thị Hoa Phượng, Giám đốc - Tổng biên tập NXB Phụ nữ, 3 năm trở lại đây, Phố Sách Hà Nội đã “thay da đổi thịt”, chúng ta đến với không gian này đều cảm thấy niềm tự hào, yêu mến.
  • Sân khấu Sen Việt ra mắt vở Nhạc kịch "Lá cờ thêu sáu chữ vàng"
    Dù trước đây hình tượng anh hùng thiếu niên Trần Quốc Toản với "Lá cờ thêu sáu chữ vàng" đã được dàn dựng với nhiều loại hình sân khấu như tuồng, chèo, cải lương…, nhưng lần này với phiên bản mới là Nhạc kịch Dân ca Nam Bộ, hy vọng bằng cách kể chuyện vừa dân tộc vừa hiện đại, tác phẩm sẽ tạo được ấn tượng với người xem, đặc biệt là khán giả trẻ...
  • Sách và văn hóa đọc giữ vai trò quan trọng trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Hà Minh Hải, khẳng định: “Những năm gần đây văn hóa đọc Thủ đô đã từng bước phát triển rõ rệt, có chuyển biến thực chất, đọc sách trở thành thói quen, nét đẹp trong đời sống xã hội, ngành xuất bản đã khẳng định được vị trí, tầm quan trọng trong việc xây dựng xã hội học tập, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
  • Tác giả trẻ và độc giả tuổi teen - một thế hệ, một tiếng nói
    Sáng ngày 18/4, tại phố sách Hà Nội đã diễn ra tọa đàm “Tác giả trẻ và độc giả tuổi teen - một thế hệ, một tiếng nói” do nhà sách Phương Nam, Linh Lan Books và phố sách Hà Nội tổ chức nhân dịp ra mắt tiểu thuyết “Như Sơ” của tác giả Việt Chi.
  • Phát hành cuốn sách tái hiện chân dung các anh hùng, chiến sĩ Điện Biên Phủ
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 17/4/2024, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật đã phát hành cuốn sách “Anh hùng, chiến sĩ Điện Biên Phủ”. Cuốn sách do Tỉnh ủy Điện Biên và NXB Chính trị Quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức biên soạn.
  • “Đồi Thịt Băm” huyền thoại trên dãy Trường Sơn trở thành điểm du lịch mới
    Đồi A Bia hay còn gọi là “Đồi Thịt Băm” (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) trước đây là khu vực diễn ra trận chiến căng thẳng 10 ngày đêm giữa quân dân ta và quân đội Mỹ nhưng hiện nay đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn.
  • Triển lãm “Sofia Yablonska - Hành trình xuyên thế kỷ”
    Tối ngày 17/4, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (36 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm “Sofia Yablonska - Hành trình xuyên thế kỷ” do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán U-crai-na tại Việt Nam tổ chức nhân kỷ niệm 32 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và U-crai-na.
  • Sôi nổi “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam” ở Huế
    Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam cho các em học sinh Trường THCS thị trấn Phú Lộc (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế).
  • Người dân nô nức về đền Hùng trước ngày giỗ Tổ
    Trước ngày chính Lễ hội đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch đất Tổ năm Giáp Thìn 2024, đông đảo người dân và du khách thập phương về dâng hương, trẩy hội.
Hương thị Trung thu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO