Huy động nguồn lực tu bổ, tôn tạo di tích

HNM| 02/07/2019 11:27

Hà Nội có gần 6.000 di tích, lưu giữ kho tàng di sản văn hóa vật thể có giá trị hàng nghìn năm lịch sử. Tự hào về số lượng di tích lớn, nhưng thành phố cũng đang phải đối mặt với khó khăn trong công tác đầu tư tu bổ, tôn tạo các di tích xuống cấp.

Huy động nguồn lực tu bổ, tôn tạo di tích
Ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố Hà Nội khảo sát đình thôn Tiến Tiên, xã Tân Tiến, huyện Chương Mỹ.

Đợt khảo sát mới đây của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố Hà Nội cho thấy, bên cạnh sự quan tâm đầu tư từ nguồn ngân sách, cần có giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa trong huy động nguồn lực cho công tác này.

Khó khăn về nguồn lực

Trưởng phòng Quản lý di sản (Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội) Phạm Thị Lan Anh cho biết, trong tổng số 5.922 di tích trên địa bàn, có đến 2.435 di tích được xếp hạng các cấp. Tuy nhiên, hiện 727 di tích đã xuống cấp các hạng mục chính và 279 di tích xuống cấp nghiêm trọng, nguy hiểm. Dù đã rất cố gắng, nhưng từ năm 2016 đến nay, mới có khoảng 319 lượt di tích được tu bổ, chống xuống cấp. Thành phố cũng đã phân cấp quản lý nhà nước đối với các di tích. Theo đó, cấp thành phố quản lý các di tích quan trọng đặc biệt (10 di tích), còn lại các quận, huyện, thị xã quản lý.

Tuy vậy, cũng do việc phân cấp cho các quận, huyện, thị xã nên ở một số huyện, do nguồn lực có hạn không bảo đảm được cho công tác tu bổ, chống xuống cấp. Trong đó, Chương Mỹ là một trong những địa phương gặp nhiều khó khăn. Phó Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Nguyễn Ngọc Lâm cho biết, huyện có 374 di tích, số di tích xuống cấp chiếm hơn 55%. Thời gian qua, huyện mới bố trí nguồn ngân sách và kêu gọi xã hội hóa tu bổ, tôn tạo được 17 di tích.

Tương tự, huyện Phú Xuyên có 345 di tích, trong đó nhiều di tích đã xuống cấp nghiêm trọng như: Đình Cổ Chế (xã Phúc Tiến), đình Thần Quy (xã Minh Tân), đình Nam Phú (xã Nam Phong)... “Cố gắng lắm, giai đoạn 2016-2019, huyện mới bố trí nguồn vốn để tu sửa, tôn tạo được 20 di tích. Hiện tại, trên địa bàn huyện còn nhiều di tích xuống cấp nghiêm trọng, nguy cơ sập đổ cao, cần phải đưa vào danh mục tôn tạo, bảo tồn cấp bách, nhưng nguồn lực của địa phương chưa bố trí được”, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên Trần Công Thành bày tỏ.

Khác với các huyện, ở nội thành, nguồn vốn tôn tạo, tu bổ di tích không quá khó khăn, nhưng việc này lại thường mang tính tự phát, do người trông nom, trụ trì kêu gọi nguồn xã hội hóa để thực hiện, dẫn đến nhiều trường hợp chất lượng không bảo đảm, có trường hợp phá vỡ kiến trúc cổ cần bảo tồn.

Bên cạnh đó, việc sử dụng tiền công đức, tiền đóng góp của khách thập phương chưa được công khai, minh bạch, phần nào ảnh hưởng đến công tác huy động và sử dụng nguồn lực xã hội hóa cho tu bổ, tôn tạo di tích.

Tích cực kêu gọi xã hội hóa

Đại biểu chuyên trách Ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố Phạm Thị Thanh Hương cho biết, qua khảo sát cho thấy, việc thiếu kinh phí dành cho tu bổ, tôn tạo di tích khá phổ biến ở các huyện, thị xã. Do công tác xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích còn thiếu những chính sách để khuyến khích, kêu gọi sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân, nên việc tôn tạo, tu bổ đều trông chờ vào nguồn ngân sách địa phương, bố trí được thì tôn tạo, không bố trí được thì đợi...

Theo Bí thư Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Tây Hồ Nguyễn Văn Thắng, kinh nghiệm của Tây Hồ là không thể trông chờ từ nguồn ngân sách, mà phải tự vận động, kêu gọi các nguồn lực để tu bổ, tôn tạo di tích. Bên cạnh đó, công tác kê khai hiện vật ở các di tích cũng rất quan trọng nhưng chưa được nhiều nơi quan tâm, vì giá trị của di tích nằm ở hiện vật. “Quận Tây Hồ mất 10 năm mới kê khai hết hiện vật của 71 di tích trên địa bàn. Vì thế, cần sớm thực hiện việc kê khai, bảo quản, phục hồi hiện vật ở các di tích, tiến tới số hóa các hiện vật để khi xảy ra rủi ro có thể phục chế”, ông Nguyễn Văn Thắng kiến nghị.

Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố Nguyễn Thanh Bình cho rằng, bên cạnh bố trí nguồn ngân sách và chủ động kêu gọi xã hội hóa trong công tác tu bổ, tôn tạo các di tích, UBND các quận, huyện, thị xã cần sớm chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông tin hoàn thành công tác kiểm kê, phân loại, đánh giá hiện trạng di tích trên địa bàn. Qua đó làm cơ sở xây dựng các kế hoạch hoạt động nghiệp vụ như xếp hạng, cắm mốc giới, sưu tầm bổ sung hồ sơ tư liệu di tích, tu bổ, tôn tạo di tích và các hoạt động phát huy giá trị; gắn kết việc bảo tồn di tích với phát triển du lịch.

Đồng thời, Sở Văn hóa và Thể thao sớm tham mưu với UBND thành phố kiến nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có văn bản hướng dẫn về công tác quản lý nguồn công đức tại các di tích, nhằm bảo đảm quản lý thu - chi từ nguồn công đức được thực hiện minh bạch, hiệu quả, đóng góp vào công tác tu bổ các di tích. Cùng với đó, cần rà soát, lập danh sách các di tích xuống cấp theo thứ tự ưu tiên; quan tâm bố trí kinh phí tu bổ, tôn tạo di tích giai đoạn (2019-2021) và những năm tiếp theo. Trong đó, ưu tiên di tích xuống cấp nghiêm trọng, di tích có tiềm năng phát triển du lịch.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”
    Chiều 28/3, Báo Hà Nội mới tổ chức lễ phát động viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”. Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 67 năm ngày Báo Hà Nội mới xuất bản số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2024). Đây cũng là dịp tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về truyền thống văn hóa lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là những thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội của Thủ đô trên hành trình 70 năm xây dựng và phát triển.
  • Phú Thọ ra mắt tour du lịch "Về miền Di sản UNESCO ghi danh"
    Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ năm 2024 diễn ra từ ngày 9-18/4 (tức ngày 1-10 tháng 3 âm lịch) tại Khu Di tích lịch sử đền Hùng thành phố Việt Trì và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Phú Thọ, với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn. Đặc biệt, dịp này, Phú Thọ ra mắt tour du lịch “Về miền Di sản UNESCO ghi danh”, lấy đền Hùng làm điểm xuất phát chính để đi đến các điểm danh lam, thắng cảnh khác.
  • Quý I năm 2024, Thành phố Hà Nội đã thu hút 953,2 triệu USD vốn FDI
    Đây là thông tin được Chánh Văn phòng UBND Thành phố kiêm người phát ngôn UBND Thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng chia sẻ tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024”, diễn ra chiều 28/3 tại Trụ sở UBND Thành phố Hà Nội.
  • Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội
    Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội sẽ diễn ra đêm nhạc tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff.
  • Giải Cống hiến 2024: Hòa Minzy là Nữ ca sĩ của năm, Đen Vâu lập cú đúp
    Tối 27/3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cống hiến 2024. Đây là mùa giải Cống hiến lần thứ 18 được tổ chức và mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.
  • “Đào, phở & piano” - trọn vẹn tình yêu Hà Nội
    Từ cuối năm 2023, tín hiệu rất vui với điện ảnh trong nước khi những bộ phim cả tư nhân và nhà nước lần lượt ra rạp, tạo được hiệu ứng tích cực. “Đào, phở và piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn là một trong số đó. Phim được nhà nước đặt hàng, từng giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.
  • Hà Nội và những gánh hàng rong...
    Khi nhắc về Hà Nội, trong vô vàn dáng hình hiện hữu, người ta không thể không nhắc tới những gánh hàng rong. Cùng Người Hà Nội hòa vào nhịp sống hối hả của 36 phố phường trên những gánh hàng rong...
  • Phố cổ của tôi
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Phố cổ của tôi của tác giả Nguyễn Duy Quý.
  • Quận uỷ Tây Hồ ra mắt Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây
    Sáng 27/3, Quận ủy Tây Hồ tổ chức lễ ra mắt Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây. Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây phấn đấu thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, tham mưu, giúp việc cho Quận ủy, UBND quận Tây Hồ quản lý toàn diện, tập trung thống nhất khu vực Hồ Tây và vùng phụ cận; triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng Đảng.
  • Quy hoạch Phong Hòa: Phát triển đô thị theo hướng bảo tồn các giá trị di tích lịch sử
    Định hướng Quy hoạch phân khu xã Phong Hòa (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) thành lập phường đến năm 2045 và phát triển đô thị theo hướng bảo tồn các giá trị của di tích lịch sử kết hợp giữ gìn cảnh quan sông Ô Lâu, làng cổ Phước Tích.
Huy động nguồn lực tu bổ, tôn tạo di tích
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO