Huyên náo Tam Chúc - Bài 1: Dịch vụ ở ngôi chùa lớn nhất thế giới

Minh Phong/báo Sài gòn Giải phóng| 24/07/2019 10:24

Một ngày giữa tháng 7-2019, phóng viên Báo SGGP có mặt tại thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Vào cổng tam quan ngoại, mọi người sẽ được hướng dẫn sử dụng các dịch vụ chùa Tam Chúc, từ khói bụi đến những chai nước mát của máy bán hàng tự động và món ăn mặn của nhà hàng cực lớn trong khuôn viên Tam Chúc.

Một góc Tam Chúc nhìn từ điện Tam Thế

Một góc Tam Chúc nhìn từ điện Tam Thế

LTS: Chùa Tam Chúc đang là cái tên rất chú ý ở Hà Nam vì sự khổng lồ của công trình. Theo thông tin được biết, khi hoàn thành thì đây sẽ là ngôi chùa lớn nhất thế giới. Thực chất, ngôi chùa cổ có tên Tam Chúc được xây dựng từ thời vua Đinh thì nằm giản dị bên kia dãy núi Thất Tinh, nhưng giờ đây người ta chỉ biết có ngôi chùa Tam Chúc mới với đầy đủ các dịch vụ kinh doanh mà du khách nào cũng có thể trải qua khi phải bỏ ra số tiền không nhỏ.

Giá vé ban đầu
Sau cổng tam quan ngoại là cả một công trường đang xây dựng. Mặc khói bụi, một lán trại bằng tôn mỏng, chật hẹp được dựng lên ở cạnh bãi đất đá rộng bằng mấy sân bóng đá tiêu chuẩn trước nhà thủy tạ của chùa Tam Chúc, là nơi của 4 nhân sự bán vé. Mỗi vé ô tô vào đây là 40.000 đồng để đậu giữa nắng nóng, gió cuộn mù trời. Xe máy là 15.000 đồng/lượt, dù có mái che nhưng cũng không xua được cái oi nồng của khí hậu vùng đất Ba Sao mùa hạ.
Huyên náo Tam Chúc - Bài 1: Dịch vụ ở ngôi chùa lớn nhất thế giới ảnh 1Vé gửi xe ô tô chùa Tam Chúc
Chúng tôi vào Tam Chúc bằng ô tô điện, tham quan chùa với chặng đường dài 5km. Vé xe điện là 30.000 đồng/người/lượt. Nếu không chọn gói xe điện, du khách có thể chọn gói du thuyền trên hồ để vào chùa với giá vé 200.000 đồng/người cao trên 1m và 100.000 đồng/người cao dưới 1m. Bảng giá được niêm yết tại tầng 1 của đình thủy tạ. Chúng tôi chọn thêm gói hướng dẫn viên với mức giá 300.000 đồng. 
Lượng khách mỗi cuối tuần rất đông, chừng 4.000 lượt người/ngày. Ngày bình thường khoảng 1.000 lượt người/ngày. Không có người nào đi bộ giữa trời nắng để vào tham quan chùa. Phân nửa số người sử dụng dịch vụ thuyền để tham quan chùa Tam Chúc nằm giữa đảo; 1/3 lượng người sử dụng gói hướng dẫn viên. Điều này cho thấy, chùa đang thu vào lượng vé dịch vụ cực lớn.
Huyên náo Tam Chúc - Bài 1: Dịch vụ ở ngôi chùa lớn nhất thế giới ảnh 2Vé du thuyền tại chùa Tam Chúc
Toàn bộ hóa đơn đi xe điện, biên lai bãi đỗ xe, biên lai hướng dẫn viên sau khi ra khỏi chùa sẽ được các bộ phận thu lại, mặc dù trong vé đã ghi rõ “Liên 3 giao cho người mua”. Chúng tôi thắc mắc, một nhân viên giải thích: “Trước đây cũng giao cho người sử dụng dịch vụ nhưng sau đó chúng em được chỉ đạo thu lại hết nên phải thực hiện thôi ạ”. Đơn vị vận hành dịch vụ ở đây là Công ty TNHH Dịch vụ Tam Chúc, một nhánh của doanh nghiệp Xuân Trường có trụ sở tại Ninh Bình.
Huyên náo Tam Chúc - Bài 1: Dịch vụ ở ngôi chùa lớn nhất thế giới ảnh 3Bến thuyền
Kỷ lục thu hút hiếu kỳ
Hướng dẫn viên giới thiệu cho chúng tôi khi xe điện đến chân cửa tam quan nội, rằng đây là tam quan lớn nhất thế giới.  
Huyên náo Tam Chúc - Bài 1: Dịch vụ ở ngôi chùa lớn nhất thế giới ảnh 4Nhà thủy tạ trong chùa Tam Chúc
Tam Chúc là ngôi chùa lớn nhất thế giới, quá trình xây dựng còn kéo dài 30 năm tiếp theo, tính từ hôm nay. Qua cổng tam quan nội là điện Tam Thế, cao 39m, sàn rộng 5.400m2. Hướng dẫn viên tự hào nói: “Điện đủ cho 5.000 phật tử đến cùng một lúc. Có 3 pho tượng bằng đồng, mỗi pho nặng 200 tấn. Bên sau có 3 lá bồ đề khổng lồ dát vàng, mỗi lá nặng 15 tấn. Đi lên điện Pháp Chủ, có pho tượng đồng nguyên khối 150 tấn. Trong 3 điện của chùa Tam Chúc khổng lồ này có 12.000 bức phù điêu dát vào các bức tường điện mô tả sự tích của đức Phật, của Bồ Tát, nguyên liệu được làm bằng đá núi lửa nhập từ Indonesia”.
Chiều kích nhỏ nhất trong hệ thống này là chùa Ngọc nằm trên núi Thất Tinh, lập ra để làm đàn tế trời. Nó tinh xảo và ngốn rất nhiều tài nguyên tinh hoa. Chùa cao 15m, nặng 2.000 tấn, có 3 tầng mái cong, rộng 36m2. Nghệ nhân Ấn Độ được thỉnh sang dùng đá granit đỏ để dựng chùa, không chất kết dính vôi vữa. Bên trong chùa Ngọc có tượng phật ngọc trắng nặng 4,9 tấn, 3 pho tượng nguyên khối và 1 mảnh thiên thạch mặt trăng trị giá 600.000USD. “Trái tim” của chùa Tam Chúc tuy nhỏ vậy nhưng giá trị tiền nong là… khó có thể tính toán.
Huyên náo Tam Chúc - Bài 1: Dịch vụ ở ngôi chùa lớn nhất thế giới ảnh 5Một góc chùa Tam chúc mới
Mọi thứ trong chùa Tam Chúc mới, được giới thiệu là kỷ lục thế giới. Ngay như cái vạc đúc theo hình mẫu vạc Phổ Minh cổ cũng cực kỳ to lớn với chiều cao hơn 3m. Anh bạn nói với tôi: “Nơi này cái gì cũng to lớn, người ta đến đây chưa phải để chiêm bái, mà là vì sự khổng lồ của chùa, bởi hiếu kỳ, tò mò là chính”. Cụ ông Trần Chúc (70 tuổi, ở Ý Yên, Nam Định) thốt lên: “Tôi lên đây xem cũng vì con cháu nói to quá, xưa đến nay chưa có chùa nào to như thế này. Trong Ninh Bình có chùa Bái Đính, tôi đi một lần và không quay lại. Còn Tam Chúc thì đi vì con cái nó nói là kỷ lục thế giới nên hiếu kỳ. Cha ông xưa khiêm cung mà chùa thiêng lắm, nhìn giới trẻ nhiều nơi đổ về không biết họ thấy gì ở đây?”.
Món mặn trong Tam Chúc
Trước khi rời chùa, du khách có thể ghé nhà hàng cực lớn ở tầng 3 của đình thủy tạ. Tầng 1 là nơi hội họp, tầng 2 và 3 được giới thiệu là nhà hàng trong chùa lớn nhất thế giới. Hiện tầng 2 chưa đưa vào hoạt động nên du khách vãn cảnh xong có thể theo thang máy lên tầng 3 với không gian phòng lạnh cực lớn cùng hàng chục bộ bàn ghế màu đen được khảm chạm công phu. Thực đơn mà nhân viên đưa cho chúng tôi có nhiều món mặn, như: phở gà, bánh cuốn thịt nướng, cơm chiên hải sản, thịt kho tộ, cá kho tộ, cá rán giòn, cơm sườn…
Huyên náo Tam Chúc - Bài 1: Dịch vụ ở ngôi chùa lớn nhất thế giới ảnh 6Nhà hàng bên trong chùa Tam Chúc
Tôi gọi suất cơm thịt, thêm sườn cùng miếng gà béo ngậy. Anh bạn gọi món cơm chay rau rồi ngoắc cô phục vụ đến hỏi: “Thế gà, heo được giết mổ ở ngay bếp của nhà hàng trong khuôn viên Tam Chúc hay sao?”. Chúng tôi nhận được câu trả lời: “Dạ gà, cá hay thịt heo thì người ta giết mổ sẵn, nhà hàng mua từ bên ngoài phục vụ nhu cầu của khách chứ trong nhà chùa không giết mổ để tránh sát sinh”. Nơi đây, món mặn hay chay đều nấu một bếp, nó ly kỳ không chỉ với chúng tôi mà rất nhiều người từng đi thăm thú chùa chiền ở khắp ba miền và có người thấy trái khoáy.
Huyên náo Tam Chúc - Bài 1: Dịch vụ ở ngôi chùa lớn nhất thế giới ảnh 7Thực đơn nhà hàng trong chùa Tam Chúc
Nội thất nhà hàng treo các bức tranh về chùa Bái Đính, các hình ảnh danh thắng Ninh Bình rất bắt mắt. Ngay như cái bao giấy bọc đôi đũa dùng bữa cũng tranh thủ quảng bá: Bái Đính hotel và địa chỉ Gia Sinh, Gia Viễn, Ninh Bình cùng trang web khách sạn. Điều này cho thấy, nhà hàng này thuộc khách sạn Bái Đính và khách sạn thuộc Công ty Xuân Trường ở Ninh Bình.
“Với ngôi chùa lớn nhất thế giới, nó rất lý tưởng để đầu tư kinh doanh. Mỗi người đến đây đều sử dụng dịch vụ gửi xe, ô tô điện, mua nước mát từ các máy bán hàng tự động; nhà hàng bán cả món chay và món mặn, không nơi nào lý tưởng như nơi này. Đã thế dưới mỗi điện có tầng hầm rộng lớn đều dùng mở nhà hàng, như lời hướng dẫn viên nói thì đúng là làm ăn cực kỳ nhạy bén”, anh bạn đi cùng nhận xét.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Chiến thắng Điện Biên phủ được tái hiện qua tranh cổ động
    Ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).
  • Di sản văn hóa cần được coi là nguồn lực cho phát triển
    Sáng 17/4, cho ý kiến về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) tại phiên họp thứ 32 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, di sản văn hóa cần được coi là nguồn lực cho phát triển cần được bảo tồn và phát huy, mối quan hệ bảo tồn và phát huy cần được rà soát trong tổng thể văn bản luật...
  • [Infographic] Chuỗi sự kiện "Ươm mầm tri thức - Kiến tạo tương lai"
    Chuỗi sự kiện “Ươm mầm tri thức – Kiến tạo tương lai” là chương trình ý nghĩa được UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp các nhà xuất bản, nhà sách, các đơn vị, cá nhận hoạt động trong cùng lĩnh vực tổ chức thường niên, nhằm hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3, chào mừng kỷ niệm 7 năm Ngày thành lập Phố Sách Hà Nội (01/5/2017 - 01/5/2024).
  • Hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ tham gia chuỗi cung ứng
    Ngày 17/4 tại Hà Nội, Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women) tổ chức diễn đàn doanh nghiệp với chủ đề: “Hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ tham gia chuỗi cung ứng thông qua các công cụ phát triển bền vững”.
  • Nuôi dưỡng tình yêu với sách cho thế hệ trẻ Thủ đô
    Ngày 17- 4, hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21-4), quận Tây Hồ tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc quận Tây Hồ năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Huyên náo Tam Chúc - Bài 1: Dịch vụ ở ngôi chùa lớn nhất thế giới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO