Khắc phục vi phạm về phòng cháy, chữa cháy

Việt Tuấn/HNM| 18/09/2018 12:30

Theo kết quả giám sát của Ban Pháp chế HĐND TP Hà Nội về thực hiện Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐND của HĐND thành phố về “Quy định việc xử lý các cơ sở không bảo đảm yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn TP Hà Nội được đưa vào sử dụng trước khi Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 có hiệu lực” cho thấy, một số nơi còn lúng túng, chậm tiến độ. Vì thế, cần có giải pháp quyết liệt cho vấn đề này.

Khắc phục vi phạm về phòng cháy, chữa cháy
Ban Pháp chế HĐND thành phố khảo sát thực tế về công tác bảo đảm phòng cháy, chữa cháy tại một cơ sở may công nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Trì .

Chậm vì nhiều nguyên nhân 

Ngay sau khi có Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐND, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 183/KH-UBND để chỉ đạo các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện. Qua giám sát của Ban Pháp chế HĐND thành phố, bước đầu các đơn vị đã nghiêm túc xây dựng kế hoạch triển khai gắn với lộ trình chung theo kế hoạch của UBND thành phố.

Dù có cố gắng, song đa số các công trình đều cần số kinh phí lớn, liên quan đến bảo đảm kỹ thuật, nên việc khái toán cụ thể khắc phục những vi phạm theo Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐND và Kế hoạch số 183/KH-UBND của các đơn vị đều chậm. Đáng lưu ý, một số quận, huyện còn chậm ban hành kế hoạch thực hiện, quyết định thành lập tổ công tác để khắc phục những công trình vi phạm (Đống Đa, Tây Hồ, Hà Đông, Mê Linh, Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức). 

Đặc biệt, việc rà soát các đối tượng thuộc diện điều chỉnh của Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐND còn sót nhiều. Cụ thể, loại hình nhà ở tập thể cũ (các khu tập thể 5 tầng cấp cho cán bộ, công nhân viên thời bao cấp) chưa có trong danh mục; các cơ sở có trong danh mục chưa được phân loại cụ thể đối với từng loại sở hữu, cơ quan quản lý, nguồn cấp ngân sách; một số cơ sở thuộc loại hình như chợ, trung tâm thương mại, cơ sở kinh doanh gas, xăng dầu cũng chưa được đưa vào danh mục cần khắc phục.

Theo Phó Trưởng ban Pháp chế HĐND thành phố Duy Hoàng Dương, do đối tượng thuộc diện điều chỉnh của Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐND rất đa dạng và phức tạp (số lượng đối tượng rà soát lần hai tăng gần hai lần so với lần đầu), trong khi hiện chưa có văn bản pháp luật cụ thể hướng dẫn quy trình, điều kiện khắc phục với từng loại hình, cơ sở phải điều chỉnh… dẫn đến hiệu quả khắc phục chưa như mong muốn. 
Ngoài nguyên nhân khách quan trên còn do một số sở, ngành, quận, huyện chưa quan tâm đúng mức; còn tâm lý ỷ lại và giao phó toàn bộ nội dung thực hiện cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy. Công tác phối hợp giữa các sở, ngành; giữa các sở, ngành với UBND các quận, huyện, thị xã trong rà soát, xác định đối tượng, đôn đốc các cơ sở thực hiện chưa quyết liệt.

Chủ tịch UBND quận Ba Đình Đỗ Viết Bình chia sẻ thêm khó khăn: “Một số trường học, cơ quan, bộ, ngành của trung ương chưa đủ điều kiện về an toàn phòng cháy, chữa cháy, nếu áp dụng biện pháp tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động sẽ gây khó khăn, tạo dư luận không tốt. Nhưng chúng ta cũng không thể chỉ tập trung xử lý, đình chỉ cơ sở tư nhân, mà cần có giải pháp căn cơ, phù hợp với từng loại hình cụ thể để bảo đảm khách quan, công bằng trong áp dụng biện pháp xử lý”.

Có lộ trình nhưng phải kiên quyết 

Theo kiến nghị của nhiều quận, huyện, UBND thành phố cần gia hạn thời gian khắc phục đối với các cơ sở không bảo đảm yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy bởi nguồn kinh phí để tổ chức thực hiện rất lớn, nhất là đối với cơ sở sử dụng vốn ngoài ngân sách. Ngoài ra, UBND các quận, huyện: Ba Đình, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Thanh Trì cũng kiến nghị, việc yêu cầu các cơ sở trong phạm vi điều chỉnh của Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐND thực hiện theo quy chuẩn QCVN 06:2010/BXD của Bộ Xây dựng là khó thực hiện đối với các tồn tại về cơ sở hạ tầng, kiến trúc công trình, giao thông… 

Vì thế, UBND các quận, huyện đề xuất với UBND thành phố tăng cường bổ sung các giải pháp khác để bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy như: Lắp đặt cửa chống cháy; lắp đặt hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động, hệ thống chữa cháy vách tường, hệ thống cảnh báo cháy sớm, bình chữa cháy, mặt nạ phòng độc...; đồng thời huấn luyện, tuyên truyền về phòng cháy, chữa cháy cho những người sống và làm việc tại các cơ sở này.

Trưởng ban Pháp chế HĐND thành phố Nguyễn Hoài Nam cho biết, sau đợt giám sát, Ban Pháp chế HĐND thành phố đã kiến nghị UBND thành phố tập trung chỉ đạo, đôn đốc các sở, ngành, quận, huyện, thị xã đẩy mạnh tiến độ triển khai các nội dung theo kế hoạch của UBND thành phố, trong đó đặc biệt chú trọng đến những công trình tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ như khách sạn, nhà chung cư, nhà tập thể cũ, các cơ sở sản xuất, kho bãi… Bên cạnh đó, Ban Pháp chế cũng đề nghị lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành của các cơ sở; kiên quyết xử lý nghiêm các cơ sở kinh doanh có điều kiện không tuân thủ các quy định về an toàn phòng cháy, chữa cháy.

“Việc khắc phục cần có lộ trình, nhưng đối với cơ sở cố tình chây ỳ, thì phải có biện pháp mạnh, quyết liệt như xem xét đình chỉ hoạt động, có ý kiến với đơn vị chủ quản; đưa vấn đề khắc phục về phòng cháy, chữa cháy vào nội dung thi đua của cụm… Có như vậy mới sớm hoàn thành công tác khắc phục tồn tại về phòng cháy, chữa cháy, tránh để xảy ra những vụ cháy đau lòng như thời gian vừa qua”. Trưởng ban Pháp chế HĐND thành phố kiến nghị.
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • “Một thời mạ Huế” - đậm sâu cảm xúc, suy tư về xứ Huế
    Tháng 3 này, Tủ sách văn học Việt Nam của Chibooks có thêm ấn phẩm mới là tập tản văn “Một thời mạ Huế” của tác giả Nguyễn Khoa Diệu Hà. Sách do Chibooks liên kết với Nhà xuất bản Lao động ấn hành.
  • Những mùa xuân nối tiếp
    Mùa xuân vẫn về qua cây cầu vắt ngang sông. Một khúc sông rộng đủ để những chuyến đò ngang bối rối, chênh chao. Khi không còn chở đò nữa, bóng người lái đò cứ thế xa dần, mờ dần phía cuối con đê. Bến đỗ, nẻo về ngoằn ngoèo, xa tít tắp. Ai đó còn gọi với: thầy ơi, u ơi. Chiếc lá rơi vào chiều lỗi hẹn. Quê và những mùa xuân nối tiếp làm xao động tấm chân tình.
  • Bùi Xuân Phái - người giữ hồn phố cổ Hà thành
    Thuở ấy, Bùi Xuân Phái chơi thân với nhạc sĩ Phú Quang. Họ cùng nhau đi khắp nẻo thành phố. Một người vẽ phố. Một người viết những bài ca về phố. Cùng nhau, cả hai chắt lọc và lượm nhặt những gì đẹp đẽ nhất, tinh túy nhất của đất Hà Nội, của người con gái phố, gánh hàng rong, xôi cốm, mùa thu và mùa đông, mùa xuân và mùa hạ…
  • Tỷ phú Phạm Nhật Vượng thành lập công ty phát triển trạm sạc xe điện
    Ngày 18/3, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, đồng thời là nhà sáng lập VinFast - ông Phạm Nhật Vượng công bố thành lập Công ty Phát triển Trạm sạc Toàn cầu V-GREEN.
Đừng bỏ lỡ
Khắc phục vi phạm về phòng cháy, chữa cháy
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO