Khẳng định giá trị di tích

Nguyễn Thanh/HNM| 20/09/2018 09:29

Thực trạng xuống cấp và giải pháp tháo gỡ khó khăn, để bảo tồn và góp phần khẳng định giá trị các di tích là nội dung chính của hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa Thủ đô Hà Nội”, do UBND TP Hà Nội phối hợp với Trung ương Hội Khoa học lịch sử Việt Nam tổ chức ngày 19-9.

Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị; Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Đặng Thị Bích Liên; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong; Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý và nhiều chuyên gia, nhà khoa học thuộc lĩnh vực lịch sử, văn hóa tham dự hội thảo.
Khẳng định giá trị di tích
Nhờ làm tốt công tác bảo tồn, nhiều di tích đã phát huy giá trị, trở thành điểm thu hút khách du lịch. Ảnh: Khuê Diệp

Vinh dự và thách thức

Theo danh mục kiểm kê tại Quyết định 5754/QĐ-UBND ngày 14-10-2016 của UBND TP Hà Nội, Hà Nội là nơi sở hữu số lượng di tích lớn nhất cả nước với 5.922 điểm, trong đó có 1 di tích xếp hạng di sản thế giới; 13 di tích, cụm di tích quốc gia đặc biệt cùng gần 2.500 di tích cấp quốc gia, cấp thành phố. Ngoài việc khẳng định vị thế “Thủ đô di sản”, con số này phần nào phản ánh những bộn bề, thách thức mà thành phố đã và đang phải đối mặt trong công tác quản lý, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản.

Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Tô Văn Động cho biết, một trong những khó khăn thường trực của lĩnh vực bảo tồn di sản là thực trạng xuống cấp của hàng nghìn di tích văn hóa, lịch sử trên địa bàn; trong đó, riêng số di tích xuống cấp từ nặng tới nghiêm trọng ở Hà Nội đã lên tới hơn 700 di tích. Cùng với đó, còn có gần 200 di tích khác đang trong tình trạng bị lấn chiếm hoặc chiếm dụng không gian làm nơi sinh sống, ảnh hưởng nghiêm trọng tới công tác quản lý, bảo tồn. 

Thách thức với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích ở Hà Nội còn đến từ những bất cập, hạn chế trong trùng tu, tu bổ di tích tại các địa phương. Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng, Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) nêu: Đã có không ít câu chuyện đáng tiếc về hoạt động trùng tu, tu bổ di tích ở Hà Nội cũng như trên cả nước, mà trường hợp hạ giải, xây mới hoàn toàn một công trình cổ ở xã Liên Bạt, huyện Ứng Hòa cách đây chưa lâu là một ví dụ. Vấn đề này cần được kiểm điểm sâu sắc, đề ra giải pháp khắc phục cũng như ngăn chặn nguy cơ tái diễn. 

Theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa Thăng Long Nguyễn Viết Chức, có rất nhiều nguyên nhân cho những bất cập của công tác tu bổ, tôn tạo di tích như: Những hạn chế về nhận thức của cộng đồng; sự vào cuộc chưa tích cực của chính quyền địa phương; thực trạng thiếu hoặc phải kiêm nhiệm nhiều việc của đội ngũ cán bộ, nhân viên văn hóa ở cơ sở; thủ tục còn rườm rà trong quy trình cấp phép tu bổ, tôn tạo… Hệ lụy của vấn đề này là tình trạng “đẽo cày giữa đường”; “nhắm mắt làm liều” hay tệ hơn là “nhắm mắt làm ngơ” đã và đang gây tổn hại lớn cho di tích.

Đẩy mạnh tuyên truyền, tăng cường quản lý
Khẳng định giá trị di tích
Du khách tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Ảnh: Quang Vinh

Đóng góp ý kiến về việc bảo tồn di tích, GS.TS Trương Quốc Bình, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia cho rằng, Hà Nội nên đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ mới, hiện đại trong các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích, bảo tàng, mà cụ thể là việc tin học hóa trong công tác quản lý di sản cũng như hoàn thành ngân hàng dữ liệu về di sản văn hóa của Thủ đô.

Còn theo PGS.TS Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam, do số lượng di tích xuống cấp rất lớn, từng di tích cụ thể lại mang giá trị khác nhau, nên rất cần có cách làm linh hoạt, sáng tạo với từng trường hợp. Trước mắt, cần xây dựng danh mục di tích theo hướng các nhóm ưu tiên để có hoạt động tu bổ phù hợp. Ngoài ra, giữa các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền các địa phương cần có sự phối hợp chặt chẽ để kịp thời ngăn chặn những vi phạm trong tu bổ, tôn tạo di tích từ khi mới manh nha, tránh tình trạng “sự đã rồi”.

"Về lâu dài, cùng với việc có thêm nhiều cách quản lý mới, cần duy trì thường xuyên, liên tục công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về di sản văn hóa, phát huy vai trò của các tổ chức xã hội và các tầng lớp nhân dân tham gia bảo vệ di tích văn hóa, lịch sử" - PGS.TS Đặng Văn Bài đề nghị.

Liên quan đến vấn đề nhân lực trong lĩnh vực này, PGS.TS Đỗ Văn Trụ, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hội Di sản văn hóa Việt Nam cho rằng, vai trò con người trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản là vô cùng quan trọng. Hà Nội cần tổ chức khảo sát, đánh giá một cách toàn diện, cụ thể nguồn nhân lực, trên cơ sở đó phân loại và có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực một cách hiệu quả. Song song với đó, cần có chế độ, chính sách thỏa đáng, nhằm động viên, khuyến khích họ cống hiến, làm việc có hiệu quả hơn. 

Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý cho biết, thành phố đang thực hiện một số giải pháp để khắc phục hạn chế, phát huy hiệu quả công tác quản lý di tích. Cụ thể: Thành phố đã yêu cầu Sở Văn hóa - Thể thao và các ngành chức năng lập danh mục di tích cần tu bổ, tôn tạo giai đoạn 2018-2020 để thành phố hỗ trợ từ các nguồn vốn theo thứ tự ưu tiên; đồng thời, khẩn trương hoàn thiện, phổ biến thủ tục hành chính về cấp phép tu bổ, tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương thực hiện đúng quy định. TP Hà Nội cũng yêu cầu các địa phương đẩy mạnh hơn nữa công tác xã hội hóa, thực hiện có hiệu quả vai trò giám sát, ngăn chặn tình trạng tự ý tu bổ, dẫn đến vi phạm Luật Di sản văn hóa. 

"Việc huy động vốn cần thực hiện công khai, minh bạch theo nguyên tắc khoa học với sự giám sát của cộng đồng" - Phó Chủ tịch UBND thành phố nhấn mạnh.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Quận Tây Hồ: đối ngoại nhân dân góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp về công tác đối ngoại của Thủ đô
    Chiều 28/3, Quận uỷ Tây Hồ và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội đã tổ chức ký kết Chương trình phối hợp công tác đối ngoại nhân dân giai đoạn 2024 - 2025.
  • Trấn Bình Môn Kinh thành Huế như bị lãng quên
    Trấn Bình Môn là một cổng phụ trong 13 cửa của Kinh thành Huế nhưng ít người lui tới; như bị lãng quên, xuống cấp theo thời gian và tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai di dời dân để trả lại nguyên trạng cho di tích.
  • Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”
    Chiều 28/3, Báo Hà Nội mới tổ chức lễ phát động viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”. Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 67 năm ngày Báo Hà Nội mới xuất bản số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2024). Đây cũng là dịp tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về truyền thống văn hóa lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là những thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội của Thủ đô trên hành trình 70 năm xây dựng và phát triển.
  • Phú Thọ ra mắt tour du lịch "Về miền Di sản UNESCO ghi danh"
    Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ năm 2024 diễn ra từ ngày 9-18/4 (tức ngày 1-10 tháng 3 âm lịch) tại Khu Di tích lịch sử đền Hùng thành phố Việt Trì và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Phú Thọ, với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn. Đặc biệt, dịp này, Phú Thọ ra mắt tour du lịch “Về miền Di sản UNESCO ghi danh”, lấy đền Hùng làm điểm xuất phát chính để đi đến các điểm danh lam, thắng cảnh khác.
  • Quý I năm 2024, Thành phố Hà Nội đã thu hút 953,2 triệu USD vốn FDI
    Đây là thông tin được Chánh Văn phòng UBND Thành phố kiêm người phát ngôn UBND Thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng chia sẻ tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024”, diễn ra chiều 28/3 tại Trụ sở UBND Thành phố Hà Nội.
  • Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội
    Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội sẽ diễn ra đêm nhạc tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff.
  • Giải Cống hiến 2024: Hòa Minzy là Nữ ca sĩ của năm, Đen Vâu lập cú đúp
    Tối 27/3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cống hiến 2024. Đây là mùa giải Cống hiến lần thứ 18 được tổ chức và mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.
  • “Đào, phở & piano” - trọn vẹn tình yêu Hà Nội
    Từ cuối năm 2023, tín hiệu rất vui với điện ảnh trong nước khi những bộ phim cả tư nhân và nhà nước lần lượt ra rạp, tạo được hiệu ứng tích cực. “Đào, phở và piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn là một trong số đó. Phim được nhà nước đặt hàng, từng giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.
  • Hà Nội và những gánh hàng rong...
    Khi nhắc về Hà Nội, trong vô vàn dáng hình hiện hữu, người ta không thể không nhắc tới những gánh hàng rong. Cùng Người Hà Nội hòa vào nhịp sống hối hả của 36 phố phường trên những gánh hàng rong...
  • Phố cổ của tôi
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Phố cổ của tôi của tác giả Nguyễn Duy Quý.
Khẳng định giá trị di tích
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO