Khen, chê trái chiều với "Táo quân 2018"

Yến Anh/NLĐ| 21/02/2018 10:29

Có cách thể hiện khác nhằm tăng yếu tố giải trí nhưng vẫn chuyển tải những nội dung, vấn đề nóng mà công chúng quan tâm. Tuy nhiên, "Táo quân" năm nay cũng nhận được không ít ý kiến không hài lòng của khán giả.

Hơn một chương trình giải trí, với nhiều người, "Táo quân- Gặp nhau cuối năm 2018" trên VTV mang tính "biểu tượng" cho Tết, nhắc đến Tết là nhớ tới "Táo quân". Đặc biệt, là chương trình kỷ niệm 15 năm, "Táo quân" năm nay được đầu tư khá kỹ ở cả kịch bản lẫn dàn diễn viên.

Sau 15 năm, màn báo cáo quen thuộc của các Táo đã không còn, thay vào đó là cách thể hiện khác nhằm tăng yếu tố giải trí nhưng vẫn chuyển tải những nội dung, vấn đề nóng mà công chúng quan tâm. Những vấn nạn nhức nhối của xã hội trong năm qua được lồng ghép một cách khéo léo thông qua phần trình diễn của từng Táo, từ vụ án của Vũ "nhôm", chuyện "chạy" ghế, quy hoạch đô thị, đào tạo 9.000 tiến sĩ, thi hoa hậu chui, 12 đại án kinh tế, cải cách giáo dục,... Những câu thoại cực kỳ hài hước của các Táo cũng khiến cư dân mạng phát sốt suốt mấy ngày Tết vừa qua như: "Cầm tiền còn sợ tiền rơi. Cầm tờ A4 cả đời ấm no", "Lên được chưa chắc xuống được", "Trạng chết thì Chúa cũng băng hà - Dưa gang đỏ đít thì cà cũng đỏ chuông", "Vườn hồng có lối nhưng không cho vào", "Bất hạnh của người khôn khi ở với lũ ngu"… Đặc biệt, ở phần trình diễn của Táo Xã hội, Tự Long tiếp tục thể hiện khả năng ca hát qua ca khúc chế "Thật bất ngờ". Bài hát của nhạc sĩ Mew Amazing được viết lại lời nhằm phê phán những tật xấu trên mạng xã hội sống ảo câu like. Nhạc sĩ Only C nhận xét: "Thật bất ngờ, phiên bản "Táo quân" quá ư là xuất sắc".

Khen, chê trái chiều với Táo quân 2018 - Ảnh 1.

Cảnh trong "Táo quân - Gặp nhau cuối năm 2018"

Ảnh: Hoàng Dương

Được xây dựng xuyên suốt dựa trên ý tưởng chủ đạo là tranh giành ghế, nửa cuối của chương trình khắc họa khá rõ nét thực trạng tranh chức tranh quyền, khi các Táo phải giẫm đạp lên đầu, lên cổ nhau, bất chấp thủ đoạn để leo lên được chiếc ghế quyền lực trong phần thi tranh ghế để giành vị trí "Tinh hoa đệ nhất Táo". Khán giả đã thật sự được giải trí với màn các Táo đua nhau leo lên quá nhanh, đạp lên đầu anh em nhưng lại "không tính đến" việc leo xuống…

Không chỉ có sự góp mặt của dàn nghệ sĩ quen thuộc như Quốc Khánh, Xuân Bắc, Công Lý, Vân Dung, Chí Trung,... hai gương mặt rất được yêu thích: Minh Vượng và Minh Hằng cũng trở lại sân khấu "Gặp nhau cuối năm" sau nhiều năm vắng bóng. Bên cạnh đó, dàn diễn viên trẻ gồm Duy Nam, Dũng Hớn, Minh Tít, Trung Ruồi cùng Bi Béo và Minh Bủm - hai cậu con trai của Xuân Bắc cũng khiến "Táo quân 2018" thêm phần mới lạ.

Tuy nhiên, "Táo quân" năm nay cũng nhận được không ít ý kiến không hài lòng của khán giả. Một nhà báo thể hiện sự thất vọng khi những người làm chương trình đã không đưa vào những vấn đề nóng như BOT Cai Lậy, văn bản đề nghị xử lý người phát ngôn về Sơn Trà, cấm phổ biến một số bài hát trước năm 1975… Đạo diễn Lưu Trọng Ninh nhận xét trên trang Facebook cá nhân "Xem "Táo quân", thấy những kẻ tài năng đang cố cựa mình trong cũi sắt".

TS Nguyễn Văn Vịnh, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu xã hội và phát triển, lại có quan điểm trái ngược. Ông chia sẻ ê-kíp thực hiện chương trình đã lồng ghép rất khéo léo những vấn đề nóng của năm qua vào chương trình. "Cá nhân tôi thấy họ đã nói được nhiều điều và như thế là vừa vặn trong một chương trình cuối năm. Đây là một chương trình giải trí, đừng cố khoác lên vai nó những nhiệm vụ nặng nề để rồi thất vọng khi nó không nói được những điều như bạn mong muốn" - TS Vịnh cho hay.

(0) Bình luận
  • Văn học Việt Nam đương đại - những tác động và chuyển đổi tích cực
    Trong bối cảnh đổi mới và hội nhập, văn học và các loại hình nghệ thuật khác đang đối mặt với những thách thức của quá trình sáng tạo và tiếp nhận. Làm sao để công chúng Việt Nam không lãng quên văn hóa đọc, văn hóa thưởng thức và cảm thụ các bộ môn nghệ thuật như sân khấu, điện ảnh, múa, ca nhạc, hội họa… trước sự “bành trướng” của loại hình nghe nhìn, sự “cám dỗ” của điện thoại thông minh cùng các thiết bị điện tử và internet? Đối mặt với những thách thức ấy, các chủ thể sáng tạo đã nỗ lực như thế nào để
  • Chuyện phố - Tiếp nối hành trình trăn trở về thế sự
    Chiều ngày 25/3/2024, NXB Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Bộ môn Lý luận văn học - Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm “Chuyện phố - Một tự sự về đô thị đương đại” tại sảnh Nhà E, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tới dự tọa đàm có đại diện của Ban giám hiệu nhà trường, đại diện Nhà xuất bản, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu cùng đông đảo bạn đọc trẻ.
  • Lắng mình trong những mạch nguồn văn hóa
    Họa sĩ Trần Thị Thu (Thu Trần) bề ngoài có vẻ xù xì, gai góc đối với những ai lần đầu tiên gặp mặt, nhưng bên trong chị lại là người “khát sống, khát yêu” và say mê sáng tạo trong cõi riêng của mình. Không những là họa sĩ vẽ lụa đầy ngẫu hứng, phiêu lưu, chị còn thỏa lòng mình trên những tác phẩm hội họa hoành tráng theo phong cách biểu hiện, trừu tượng. Tranh hoành tráng của Trần Thị Thu cũng giống con người chị, thô ráp mà thâm trầm, tĩnh lặng mà nồng nàn, tầng tầng lớp lớp câu chuyện ẩn trong những mạch nguồn văn hóa mà chị gắn bó, tự thân tìm hiểu đến ngọn ngành.
  • Nhà văn Lê Minh Khuê xa & gần
    Nhà văn Lê Minh Khuê (sinh năm 1949, tại xã An Hải, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa) từng là phóng viên Đài Phát thanh Giải phóng, Báo Tiền phong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ; sau 1975 là phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam, biên tập viên Nhà xuất bản Hội Nhà văn.
  • Tết xưa - và nay: Những biến tấu từ cái nhìn đương đại
    Nhiều năm qua, dù đã có những thay đổi theo thời đại, nhưng Tết Nguyên Đán vẫn luôn là một dịp quan trọng đối với người Việt. Từ những ngày tất bật chuẩn bị đến những ngày thong dong đón Tết, đều là một “thú chơi”...
  • Văn Cao mùa chữ, mùa người
    Nhân dịp Kỷ niệm 100 năm năm sinh nhạc sĩ - thi sĩ - họa sĩ Văn Cao (1923-2023) nhiều sự kiện văn hóa, văn học nghệ thuật được tổ chức ở Thủ đô Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Tại Hà Nội, Ban Văn học nghệ thuật VOV6 (Đài Tiếng nói Việt Nam) đã tổ chức hội thảo và ra mắt sách “Văn Cao mùa chữ, mùa người” (Nxb Hội Nhà văn, 2023) - một cuốn sách đẹp cả về hình thức, nội dung và có tính chất “cập thời vũ”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Khen, chê trái chiều với "Táo quân 2018"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO