Khốc liệt trường ngoài công lập thời kinh tế thị trường - Góc nhìn từ người trong cuộc

Lệ Quyên | 22/04/2018 22:17

Giáo dục ngoài công lập những năm gần đây phát triển mạnh mẽ , đặc biệt là khoảng 10 năm trở lại đây, số lượng trường ngoài công lập được thành lập khá nhiều ở các cấp học. Tuy nhiên không phải trường nào cũng phát triển và đứng vững. Nhất là trong thời buổi kinh tế thị trường , luận bàn về những khó khăn , thách thức và thuận lợi.

Phóng viên BáoNgười Hà Nội đã có cuộc trao đổi với Nhà giáo nhân dân Nguyễn Thị Hiền – CTHĐQT trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm – Hà Nội và Tiễn sỹ Nguyễn Văn Hòa – CTHĐQT Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm,Tiến sỹ Nguyễn Tùng Lâm - CTHĐQT Trường Đinh Tiên Hoàng. Được biết, họ đều là những chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, là những người tiên phong trong việc xây dựng và phát triển trường ngoài công lập và có bề dày kinh nghiệm quản lý.

Trường ngoài công lập, tuy được “sinh sau đẻ muộn” song cũng đã khẳng định được những ưu điểm và vị thế của mình trong việc tìm ra đáp số của bài toán mang tên quá tải tại các trường công lập, góp phần vào việc  nâng cao chất lượng của ngành giáo dục , đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của phụ huynh về một môi trường giáo dục toàn diện.

Khốc liệt Trường ngoài công lập thời kinh tế thị trường - Góc nhìn từ người trong cuộc
Học sinh trường Đoàn Thị Điểm trong ngày hội đọc sách

Phải thừa nhận rằng, sự ra đời của mô hình giáo dục ngoài công lập là một xu thế tất yếu trong xã hội hiện nay. Nó đã và đang song hành cùng với hệ thống công lập – Một dòng chảy được cho là chính thống và hoàn toàn được bao cấp bởi nhà nước. Vậy đứng trước những thời cơ và thách thức, các trường ngoài công lập đã và đang gặp phải những
khó khăn gì. Và những tác động của nền kinh tế thị trường có ảnh hưởng đến sự phát triển của trường ngoài công lập như thế nào. Bởi lẽ, trường ngoài công lập được xem như một doanh nghiệp nên chịu sự chi phối và buộc phải tuân theo quy luật thị trường là điều hiển nhiên.

 Bàn về những vấn đề khó khăn nhất mà trường ngoài công lập gặp phải từ trước đến nay, theo NGND Nguyễn THị Hiền – CTHĐQT Trường Đoàn Thị Điểm cho rằng : Hiện nay có quá nhiều trường tư thục được mở ra trong khi chưa đáp ứng được các điều kiện về tài chính và kinh nghiệm quản lý. Điều này đã có tác động xấu đến hệ thống trường  ngoài công lập nói chung”. Vấn đề  khó tiếp theo làm cho các nhà giáo hoạt động trong lĩnh vực giáo dục ngoài công lập luôn luôn phải trăn trở đó chính là quỹ đất dành cho việc xây trường quá hạn hẹp ,hầu hết các trường đang phải loay hoay trong việc tìm đất xây trường. Trong khi quỹ đất dành cho việc xây dựng các trung tâm thương mại, các dự án địa ốc không phải là con số nhỏ. Chính điều này sẽ dẫn tới trình trang “ăn sổi ở thì” của một số trường ngoài công lập và dĩ nhiên chất lượng giáo dục sẽ không được đảm bảo. Bên cạnh những khó khăn trên thì điều mà các trường ngoài công lập quan tâm chính là  năng lực, chất lượng của đội ngũ quản lý và giáo viên. Đó là một trong những điều kiện quan trọng để trường ngoài công lập phát triển bền vững.

Hoạt động dạy và học ngoài công lập cùng với giáo dục công lập làm nên thị trường dạy và học. Vấn đề đặt ra, là làm thế nào để thị trường dạy và học ổn định và phát triển lành mạnh?  Rõ ràng thị trường dạy và học chỉ có thể ổn định khi nó tuân thủ theo quy luật cung - cầu, theo nguyên tắc đáp ứng tối đa nhu cầu được học tập của xã hội, tức là tuân thủ theo quy luật của kinh tế thị trường. 

Nền kinh tế thị trường có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của các trường ngoài công lập ở cả hai mặt tích cực
và tiêu cực. Mặt tích cực của quy luật thị trường đó là tạo ra giá trị, và yêu cầu ngày hôm nay phải tốt hơn ngày hôm qua. Thêm vào đó sự ra đời ồ ạt của nhiều trường ngoài công lập cũng tạo nên sự cạnh tranh giữa các trường ngoài công lập với các trường công lập và giữa các trường ngoài công lập với nhau. Sự cạnh tranh này thúc đẩy cac trường ngoài công lập phải không ngừng đổi mới, luôn đi trước đón đầu để nâng cao chất lượng dạy học và tìm ra được màu sắc của riêng mình cũng như phát hiện ra nhu cầu của xã hội theo từng giai đoạn. Mặt khác cũng chính nền kinh tế thị trường đã khiến cho nhiều trường ngoài công lập phát triển thiếu bền vững,  thành lập trường khi chưa đủ mạnh về tài chính và thiếu khả năng quản lý,  chưa vững chuyên môn.  Tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường cũng  dẫn đến tình trạng không trung thục, bớt xén, bất chấp quy luật của giá trị,làm theo kiểu “ giật gấu vá vai”. Và một điều không thể tránh khỏi là hiện tượng chảy máu chất xám cũng đang diễn ra ở rất nhiều trường

Theo TS Ngyễn Tùng Lâm – Hiệu trưởng trường  THPT Đinh Tiên Hoàng – Chu tịch hội tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng : “Giáo dục được cho là một ngành sản xuất đặc biệt vì sản phẩm tạo ra chính là con người. Nên sản phẩm được tạo ra không đươc phép lỗi, hỏng”. Vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào để thi trường dạy và học phát triển lành mạnh? Để khuyến khích các trường ngoài công lập phát triển, thu hút các nguồn lực đầu tư, thực hiện hiệu quả chủ trương xã hội hóa giáo dục, rất cần có các chính sách hỗ trợ kịp thời cùng với sự vào cuộc tích cực của nhà nước và các cấp, ngành .Theo ý kiến của những người trong cuộc thì hiện nay nhà nước chưa phát huy được vai trò của mình trong việc thúc đẩy sự phát triển của giáo dục ngoài công lập. Nghị quyết 29 QD/TW về đổi mới giáo dục có đề cập đến việc tạo điều kiện cho giáo dục ngoài công lập phát triển tuy nhiên nhà nước vẫn chưa thực sự vào cuộc để cũng các trường ngoài công lập tháo gỡ những khó khăn. Thay vì quản lý theo kiểu “siết chặt”, cố gắng thiết lập kỷ cương trói buộc sự  năng động ,sáng tạo của các trường ngoài công lậpthì nhà nước nên tao điều kiện cho các trường ngoài công lập phát triển. GS Nguyễn Văn Hòa – CTHĐQT Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm nhấn mạnh rằng : “ Chính phủ nên quản lý theo quan niệm “Chính phủ kiến tạo, quản lý không phải quản lý mà là kiến tạo”. Với quan điểm này thì Nhà nước sẽ đóng vai trò của một trọng tài, một người hướng dẫn, chỉ đường để các trường ngoài công lập phát huy được tối đa thế mạnh của mình.

 Đứng trước những thời cơ, thách thức  đòi hỏi các trường ngoài công lập phải tự thân vận động,phát huy nội lực và không ngừng đổi mới để phát triển bền vững. Để vượt qua được những thách thức ấy một lần nữa không thể thiếu  sự quan tâm của Nhà nước nếu không chúng ta sẽ thua ngay trên sân nhà trên mặt trận giáo dục. Đặc biệt trong bối cảnh các nhà đầu tư về giáo dục của nước ngoài đang dần chiếm lĩnh thị trường giáo dục Việt Nam.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Khốc liệt trường ngoài công lập thời kinh tế thị trường - Góc nhìn từ người trong cuộc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO