Không để bạo lực học đường trở thành vấn đề xã hội lớn

Mai Sương| 02/04/2019 22:55

Đây là chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong phiên họp thường kỳ tháng 3/2019 của Chính phủ diễn ra ngày 2/4

Không để bạo lực học đường trở thành vấn đề xã hội lớn

Họp báo Chính phủ tháng 3/2019, ngay sau phiên họp thường kỳ tháng 3/2019 Chính phủ diễn ra cùng ngày

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, người phát ngôn của Chính phủ ông Mai Tiến Dũng tại buổi họp báo Chính phủ tháng 3/2019, cho biết: Trước những vấn đề về giáo dục nổi cộm trong thời gian qua, đặc biệt là vấn đề bạo lực học đường, Thủ tưởng Chính phủ nhấn mạnh: Bạo lực trong học sinh không chỉ diễn ra ở Hưng Yên mà còn ở không ít các địa phương khác, đây có phải vấn đề báo động hay không? Trách nhiệm của các cơ quan như thế nào? Đó là vấn đề cần suy nghĩ, có biện pháp mạnh mẽ hơn, không để những vấn đề này trở thành vấn đề xã hội lớn.

Mặc dù tập trung phát triển kinh tế nhưng không thể bỏ quên những vấn đề xã hội bức bối, những vấn đề mà dư luận đang rất quan tâm. Đây là vấn đề mà Thủ tướng chính phủ chỉ đạo các thành viên Chính phủ, các bộ và các địa phương. Đồng thời phải giải quyết vấn đề phân cấp thế nào, trách nhiệm chủ quản ra sao, trách nhiệm địa phương, trách nhiệm trường học, trách nhiệm xã hội, trách nhiệm của đội ngũ giáo viên trong quản lý học sinh như thế nào?

Trả lời thông tin báo chí về thực trạng xử lý vấn đề bạo lực học đường, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ cho biết: Chính phủ đã có Nghị định 80/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Thông tư 33 hướng dẫn công tác xã hội trong trường học, ban hành Thông tư 31 thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh phổ thông, đã xây dựng tổ tư vấn học đường.

Không để bạo lực học đường trở thành vấn đề xã hội lớn

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ trả lời báo chí

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã xử lý nghiêm các sai phạm, đặc biệt là đối với nhà giáo và học sinh. Về phân cấp, trách nhiệm cho từng bộ, ngành, địa phương phải xử lý nghiêm khắc; trách nhiệm của lãnh đạo tỉnh, UBND các địa phương. Quan điểm của bộ là tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh kết hợp xử lý nghiêm khắc những vi phạm.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Giải Cống hiến 2024: Hòa Minzy là Nữ ca sĩ của năm, Đen Vâu lập cú đúp
    Tối 27/3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cống hiến 2024. Đây là mùa giải Cống hiến lần thứ 18 được tổ chức và mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.
  • “Đào, phở & piano” - trọn vẹn tình yêu Hà Nội
    Từ cuối năm 2023, tín hiệu rất vui với điện ảnh trong nước khi những bộ phim cả tư nhân và nhà nước lần lượt ra rạp, tạo được hiệu ứng tích cực. “Đào, phở và piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn là một trong số đó. Phim được nhà nước đặt hàng, từng giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.
  • Hà Nội và những gánh hàng rong...
    Khi nhắc về Hà Nội, trong vô vàn dáng hình hiện hữu, người ta không thể không nhắc tới những gánh hàng rong. Cùng Người Hà Nội hòa vào nhịp sống hối hả của 36 phố phường trên những gánh hàng rong...
  • Phố cổ của tôi
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Phố cổ của tôi của tác giả Nguyễn Duy Quý.
  • Quận uỷ Tây Hồ ra mắt Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây
    Sáng 27/3, Quận ủy Tây Hồ tổ chức lễ ra mắt Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây. Chi bộ Ban Quản lý Hồ Tây phấn đấu thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, tham mưu, giúp việc cho Quận ủy, UBND quận Tây Hồ quản lý toàn diện, tập trung thống nhất khu vực Hồ Tây và vùng phụ cận; triển khai thực hiện hiệu quả công tác xây dựng Đảng.
  • Quy hoạch Phong Hòa: Phát triển đô thị theo hướng bảo tồn các giá trị di tích lịch sử
    Định hướng Quy hoạch phân khu xã Phong Hòa (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) thành lập phường đến năm 2045 và phát triển đô thị theo hướng bảo tồn các giá trị của di tích lịch sử kết hợp giữ gìn cảnh quan sông Ô Lâu, làng cổ Phước Tích.
  • Quê hương tôi
    Quê hương luôn là nguồn cảm hứng sáng tác của các văn nghệ sĩ; Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Quê hương tôi của tác giả Nguyễn Thiện.
  • Độc đáo kiến trúc, tên gọi các cửa ra vào Kinh thành Huế
    Kinh thành Huế có 11 cửa thành đường bộ và 2 cửa đường thủy có kiến trúc, tên gọi độc đáo nhưng mỗi cửa mang một chức năng cùng những câu chuyện lịch sử khác nhau sau khi được xây dựng, phục hồi lại.
  • Hơn 300 người thuộc 54 thành phần dân tộc tham gia Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024
    Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 sẽ diễn ra từ 18 - 21/4/2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội với sự tham gia của hơn 300 người thuộc 54 thành phần dân tộc của 63 tỉnh, thành phố.
  • Hà Nội đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền hiệu quả về triển khai Đề án 06/Chính phủ năm 2024
    UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc thông tin, tuyên truyền về “Kiểm soát thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông và triển khai Đề án 06/Chính phủ” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Không để bạo lực học đường trở thành vấn đề xã hội lớn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO