Khu tưởng niệm danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi: Chỉ nên tu bổ, tôn tạo

Linh Anh/KTĐT| 01/11/2018 09:18

Nếu được đồng ý, Hà Nội sẽ có một khu tưởng niệm danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi hoành tráng, ngang tầm với các khu tưởng danh nhân văn hóa Nguyễn Du (Hà Tĩnh) hoặc một số vị anh hùng dân tộc khác.

Tuy nhiên, có cần thiết đầu tư hàng trăm, hoặc nghìn tỷ đồng để xây dựng một khu tưởng niệm lại là vấn đề làm đau đầu các nhà văn hóa và nhà quản lý.

Băn khoăn xây mới hay tu bổ

Đền thờ Nguyễn Trãi tại xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Nội được Bộ VHTT&DL xếp hạng di tích cấp quốc gia từ năm 1964, thực chất là nhà thờ dòng họ Nguyễn, nên đến nay di tích này vẫn thuộc sở hữu của dòng họ. Phải thừa nhận, quy mô khởi điểm của di tích rất nhỏ hẹp. Năm 1980, địa phương có xây dựng thêm, mở rộng khuôn viên phía trước. Lúc này, di tích không chỉ còn đơn sơ với riêng đền thờ mà có hồ bán nguyệt, khu vườn đặt tượng Nguyễn Trãi. Nhưng theo GS Lê Văn Lan: “Ngay cả khi thêm vào thì di tích vẫn đểnh đoảng về quy hoạch”.
Chính vì vậy, năm 2017, huyện Thường Tín đã làm tờ trình xin chủ trương về việc mở rộng khu di tích này thành quần thể khu lưu niệm danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi. Một cuộc hội thảo khoa học đã được tổ chức ngay tại quê hương của danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi (xã Nhị Hà, huyện Thường Tín). Theo tờ trình của UBND huyện Thường Tín đề xuất xây mới khu lưu niệm, trên nền khu di tích cũ và mở rộng diện tích đến hơn 7.000m2. Bên cạnh việc mở rộng khu Trại Ổi Ao Huê, gắn với ngôi trường dạy học của cha danh nhân Nguyễn Trãi, đơn vị tư vấn còn xin ý kiến xây thêm một ngôi đền thờ vị anh hùng này. Tuy nhiên, các nhà khoa học đều băn khoăn, có nên đặt vấn đề xây mới đền thờ khi đền thờ cũ vẫn đang tồn tại. Đặc biệt, khi di tích đã được xếp hạng thì việc lập đền thờ mới cạnh di tích cũ là điều khó được ngành văn hóa chấp thuận. PGS.TS Phạm Mai Hùng cho rằng: “Biện dẫn lý do di tích đang tồn tại có kiến trúc đơn giản, thuộc sở hữu của dòng họ Nguyễn để đề xuất xây dựng một khu đền mới là không thuyết phục. Bởi trong một làng không thể có hai nhà thờ, thờ chung một vị thần hoặc một anh hùng dân tộc”. Phần lớn các ý kiến trong hội thảo đều cho rằng nên tu bổ, tôn tạo từ nền móng của ngôi đền cũ.

Dựng để làm gì?

Công lao, vai trò và tài năng của danh nhân Nguyễn Trãi đã được minh chứng qua hàng trăm năm lịch sử. Thế nhưng, việc xây mới, mở rộng theo những đề xuất trên cần rất thận trọng. Nói như PGS.TS Phạm Mai Hùng, Hà Nội không thể tị với Hải Dương, nơi đây được xây mới đền thờ Nguyễn Trãi khang trang, bởi sau khi mẹ mất, tuổi ấu thơ của Nguyễn Trãi gắn với Côn Sơn. Trước khi vào Lam Sơn, 10 năm phiêu dạt của Nguyễn Trãi cũng ở Côn Sơn. Đây cũng là nơi ông ở những ngày cuối đời, nơi chứng kiến vụ án tàn bạo Lệ Chi Viên…

Đã có đền thờ Nguyễn Trãi ở Hải Dương, vậy Hà Nội xây thêm khu tưởng niệm có lãng phí? Theo quan điểm của các nhà khoa học, khu di tích Côn Sơn Kiếp Bạc (Hải Dương) trong đó có đền thờ Nguyễn Trãi còn để tôn vinh các vị anh hùng dân tộc như Trần Hưng Đạo, Chu Văn An… Trong khi, dựng nên một khu tưởng niệm tại quê hương Nguyễn Trãi vừa để vinh danh ông nhưng cũng là để kết nối với việc bảo tồn di sản văn hóa làng Nhị Khê và tính chất dòng họ của văn hóa làng xã. Tuy nhiên, để làm được điều này, PGS.TS Đặng Văn Bài cho rằng, đơn vị tư vấn cần thay đổi kết cấu của khu tưởng niệm để không tạo cảm giác tách biệt với bối cảnh lịch sử, văn hóa và kinh tế của làng Nhị Khê. Hơn nữa, các công năng xã hội như vinh danh văn hóa các dòng họ, vị tổ nghề của làng cũng phải được đẩy mạnh để nơi đây đúng là một không gian văn hóa cộng đồng đa chức năng cả một làng quê đang trong quá trình đô thị hóa. Đặc biệt, các nhà khoa học nhấn mạnh, độ rộng lớn của một công trình không phải là thước đo tình cảm của thế hệ hôm nay với công lao của cha ông ta ngày xưa.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Chiến thắng Điện Biên phủ được tái hiện qua tranh cổ động
    Ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).
  • Di sản văn hóa cần được coi là nguồn lực cho phát triển
    Sáng 17/4, cho ý kiến về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) tại phiên họp thứ 32 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, di sản văn hóa cần được coi là nguồn lực cho phát triển cần được bảo tồn và phát huy, mối quan hệ bảo tồn và phát huy cần được rà soát trong tổng thể văn bản luật...
  • [Infographic] Chuỗi sự kiện "Ươm mầm tri thức - Kiến tạo tương lai"
    Chuỗi sự kiện “Ươm mầm tri thức – Kiến tạo tương lai” là chương trình ý nghĩa được UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp các nhà xuất bản, nhà sách, các đơn vị, cá nhận hoạt động trong cùng lĩnh vực tổ chức thường niên, nhằm hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3, chào mừng kỷ niệm 7 năm Ngày thành lập Phố Sách Hà Nội (01/5/2017 - 01/5/2024).
  • Hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ tham gia chuỗi cung ứng
    Ngày 17/4 tại Hà Nội, Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women) tổ chức diễn đàn doanh nghiệp với chủ đề: “Hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ tham gia chuỗi cung ứng thông qua các công cụ phát triển bền vững”.
  • Nuôi dưỡng tình yêu với sách cho thế hệ trẻ Thủ đô
    Ngày 17- 4, hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21-4), quận Tây Hồ tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc quận Tây Hồ năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Khu tưởng niệm danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi: Chỉ nên tu bổ, tôn tạo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO