Khúc hát thơ khép lại miền ký ức...

Nguyễn Hòa | 10/05/2018 22:49

“Khúc hát của cha, lời hát ru của bà nội, những giai điệu lời ca: Thiên thai, Suối mơ… vang lên và hòa quyện vào tâm hồn tôi ngay từ khi còn là một đứa bé. Nó chính là nguồn năng lượng thôi thúc tôi cất lên tiếng ca, viết nên một điều gì đấy để lại cho cuộc đời và cho chính những đứa con của mình…” - đó là những trải lòng về nghiệp thơ ca của Trần Nhật Minh - bút danh Khánh Văn.

Ngày 2/3 vừa qua, đúng vào rằm tháng Giêng, tập thơ đầu tay của Trần Nhật Minh mang tên “Khúc hát cánh đồng” đã ra mắt độc giả tại Ngày thơ Việt Nam lần thứ 16, diễn ra ở sân thơ Trẻ Văn Miếu. Đây là một dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp thơ văn của Trần Nhật Minh. Tập thơ đánh dấu một bước ngoặt trong bút pháp của Khánh Văn "chuyển từ tài hoa sang mê sảng" - như lời nhà ngôn ngữ học Đỗ Anh Vũ. 

Khúc hát thơ khép lại miền ký ức...
Nhà thơ, nhà báo Trần Nhật Minh 

Ban đầu, tập thơ có tên là “Cánh chim Mặt Trời”, tên một vở ba lê mà năm xưa mẹ của anh đã biểu diễn.Tập thơ gồm gần 50 bài thơ được anh ấp ủ trong suốt 10 năm. Những bài thơ đầu tiên anh viết sau khi cha anh mất được vài tháng. Trong suốt 10 năm cho đến nay, số lượng bài thơ anh sáng tác lên tới cả nghìn bài nhưng anh chọn lọc và đưa vào tập “Khúc hát đồng xanh” chỉ 5 bài thơ một năm.

Khúc hát thơ khép lại miền ký ức...
Nhà thơ, nhà báo Trần Nhật Minh đọc thơ tại Sân thơ trẻ - Ngày thơ Việt Nam 

Tập thơ được nhận sự quan tâm của các nhà thơ, nhà phê bình văn học với lời tựa của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều và lời bạn của nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên. Hầu hết những bài có trong tập này được viết theo thể tự do, ngôn ngữ hiện đại nhưng cũng rất truyền thống. Một đặc điểm chung nữa khi nói đến những bài thơ trong đây đều không dễ thuộc và không dễ cảm nhận ngay nhưng lại dội vào và ám ảnh vào tâm trí người đọc. Nội dung tập thơ gồm 3 phần: phần thứ nhất là ký ức về tuổi thơ gắn với cha và mẹ; phần thứ hai chính là những suy tưởng, linh cảm của nhà thơ; phần kết là cái tôi, cái nhìn về cuộc đời. Anh tâm sự về tác phẩm đầu tay này của mình “ “Khúc hát đồng quê” là chọn lọc một tiếng thơ riêng biệt.”


Nhà phê thơ Nguyễn Quang Thiều chia sẻ rằng “Những câu thơ đã làm tan biến mọi biên giới của không gian địa lý và mọi biên giới của cảm xúc thông thường. Những câu thơ làm tôi thực sự thấy lạnh người. Tâm hồn và trí tưởng tượng của tác giả đã vụt mở ra vô tận”. 

Khúc hát thơ khép lại miền ký ức...
Nhà thơ, nhà báo Trần Nhật Minh cùng một số bạn bè trong ngày ra mắt tập sách 


Với nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên thì “Đọc tập thơ này của anh, tôi hiểu thêm hai chữ “thơ” và “ca”. Thơ Minh là những tiếng ca, lời ca vì tính nhạc phát ra trước hết từ trong lòng tràn vào câu chữ, hình ảnh, âm thanh. Thơ Minh nhiều cảm xúc, dòng tình cảm lan chảy trong những câu thơ có khi thừa thãi, tràn trề”


Chất thơ trong Trần Nhật Minh lấy nguồn cảm hứng để sáng tác chính là vùng đất xứ Đoài quê anh.Hình ảnh về con người, vùng đất Hà Tây hiện hữu trong tâm trí anh luôn đẹp đẽ và nên thơ. Đó là những triền đê ven sông Đáy, sông Nhuệ, chùa Hương linh thiêng, những làng nghề truyền thống và đặc biệt là những cánh đồng. Cánh đồng chính là tuổi thơ của Trần Nhật Minh. Tất cả những hình ảnh diễn ra trên một cánh đồng là những miền ký ức tuyệt đẹp. Ấy là những đứa trẻ đi theo chân cha ra đồng, những đứa bé đi mót lúa, tát cá, mùa gieo mạ, mùa lúa đòng đòng, mùa gặt thơm nức mùi rơm. Có lẽ chính tất cả những ký ức đẹp đẽ về làng quê theo anh và luôn thường trực trong anh, để bất chợt một lúc nào đó nó đã vang lên trong thơ Trần Nhật Minh. 


Sinh ra ở miền quê Hà Sơn Bình cũ, nay là ngoại thành Hà Nội, nhà văn, nhà báo Trần Nhật Minh luôn da diết với cảnh vật, con người và cuộc sống nơi miền thôn quê. Gia đình có truyền thống làm nghệ thuật nên có lẽ  Khánh Văn được hưởng những tố chất nghệ sĩ từcha và mẹ anh. Những năm tháng tuổi thơ đẹp đẽ được gắn liền với cánh đồng lúa, với con sông Đáy, sông Nhuệ đã bồi đắp cho anh một tình yêu quê hương sâu sắc. Trong thơ của anh, người ta dễ dàng nhận ra một chất thơ rất Nhật Minh. Ấy là những ngôn từ hết sức bình dị, mộc mạc và hào sảng  như chính con người anh hay như nhà ngôn ngữ học Anh Vũ đã nhận xét về thơ và con người anh “Người hào sảng và thơ mê sảng”.

Ấp ủ đứa con tinh thần của mình trong suốt 10 năm trời, Trần Nhật Minh cũng như bao người nghệ sĩ khác mong tác phẩm của mình sẽ đến với tay công chúng nhiều hơn và được những những người yêu thơ đón nhận, chia sẻ. Với bản thân anh, tập thơ “Khúc hát cánh đồng” chính là lời cảm ơn với quê hương nơi mình đã sinh ra và cho anh vốn liếng ký ức đẹp đẽ, trong trẻo và tuyệt diệu. Qua “Khúc hát cánh đồng", anh cũng muốn khép lại cho mình một miền ký ức trong tuổi thơ có cả buồn vui, có cả mất mát, có cả những tin yêu và hy vọng. Những điều này với anh ở thời điểm cận kề “tứ tuần” chính là món quà vô giá mà ký ức đã ban tặng cho mình. “ “Khúc hát cánh đồng”, tên của bài thơ về miền quê, về tuổi thơ Minh, lấy làm tên tập thơ đầu tay, đã hàm chứa khá đầy đủ thơ Minh – thơ như một bản năng sống”, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên nhận xét.


Khúc hát thơ khép lại miền ký ức...
Bìa sách Khúc hát cánh đồng 


Mỗi một chuyến đi công tác trong nghề báo của anh tới các vùng đất khác nhau chính là một “tín hiệu” khám phá, là một điều bí mật khiến anh tò mò tìm hiểu. Đó cũng chính là những dữ liệu anh cóp nhặt “trao” vào trong thơ. Trải lòng của một nhà báo về niềm đam mê thơ, Trần Nhật Minh chia sẻ “Có chuyến công tác dài tới nửa tháng trời nhưng nửa tháng đó cũng chính là dành cho những chuyến đi để được gặp những mảnh đất, những con người và thơ nằm ở trong những chuyến đi đó.”


Cuối mùa thu năm nay, tập thơ “Gần hết mùa thu”sẽ là một đứa con mới tiếp theo mà anh mang đến với độc giả.  Tập thơ mới sẽ mang một giọng điệu trong trẻo, một nỗi buồn man mác và đẹp cả về ngôn ngữ thể hiện cũng như tình cảm trong thơ.

(0) Bình luận
  • Hố băng
    Tôi nghe kể có một làng miền Tây hơn năm trăm năm không có lấy một đền chùa, nhà thờ, miếu mạo nào, mà cũng hơn năm trăm năm không có giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư, hay cử nhân đại học. Trái ngược hoàn toàn và cái làng sát bên hông nó, có một cái đình to vật vã với sắc phong mỗi mùa nắng ráo, ông từ phải đem ra phơi tràn cả lối đi, với các gia phả chi chít những tri huyện, thượng thư, thái úy.
  • Dưới bóng cây mận già
    Năm ấy, một ngày đầu mùa hè, con ngựa bạch xuất hiện ở cổng nhà tôi với hai cái sọt to tướng đầy măng rừng trên lưng. Chở nặng, và bị cột vào gốc cây, con ngựa đứng im, đầu hơi cúi xuống trầm tư. Cái đuôi dài xác xơ thi thoảng vẩy lên đuổi một con ruồi vô ý.
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • Câu chuyện một giờ
    Kate Chopin (1850 - 1904) là nhà văn người Mỹ và là một trong những tác giả nữ quyền đầu tiên của thế kỷ 20. Vốn là một người nội trợ, nhưng cuộc đời bà đã thay đổi kể từ sau cái chết yểu của người chồng. Bà trở thành nhà văn viết truyện ngắn đầy tài năng và giàu năng lượng. Kate Chopin được biết đến nhiều nhất qua tiểu thuyết “The Awakening” (1899) - câu chuyện tiên tri đầy ám ảnh về một người phụ nữ.
  • Hoa thủy tiên của mẹ
    Đã nhiều năm trôi qua chúng tôi không lên bờ đón Tết. Mẹ nói đời mẹ gửi cả vào sông. Sống ở trên sông. Mai này mẹ nằm lại đáy sông, nhờ sông giữ giùm phần linh hồn người thiên cổ. Mẹ không muốn xa dòng sông nửa bước. Tôi lớn lên trên chiếc ghe chòng chành sóng nước, qua bao mùa gió trăng. Mùa xuân này tôi ra lái thuyền ngồi chải tóc.
  • Ký ức xương rồng
    (Làm sao em nhớ Mưa ngoài song bay… T.C.S)
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Khúc hát thơ khép lại miền ký ức...
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO