Kiều Loan mặc trang phục gắn 2000 bóng đèn led thi hoa hậu

Theo nld.com.vn| 29/09/2019 15:41

2000 bóng đèn led trên trang phục dân tộc mô phỏng Hội An mà Á hậu Kiều Loan mang đi thi Hoa hậu Hòa bình quốc tế (Miss Grand International) 2019 có tên "Huyền đăng hội".

Kiều Loan mặc trang phục gắn 2000 bóng đèn led thi hoa hậu - Ảnh 1.

Bộ trang phục dân tộc của người đẹp Kiều Loan tại cuộc thi Miss Grand International 2019

Á hậu Kiều Loan quyết định chọn chiếc váy mang tên "Huyền đăng hội" đi dự thi Miss Grand International 2019, sẽ diễn ra tại Venezuela trong 2 tuần tới. Đây sẽ là bộ trang phục tranh tài ở hạng mục Trang phục truyền thống trong cuộc thi. 

Bộ trang phục được thiết kế bởi Tín Thái, lấy cảm hứng từ chùa Cầu và đêm Hội An huyền diệu. Lý do cảnh sắc đặc trưng Hội An được lựa chọn đưa vào bộ trang phục là do quê hương của Á hậu Kiều Loan chính là ở Quảng Nam và đây cũng là một trong những điểm đến nổi bật, giàu giá trị văn hoá, lịch sử của Việt Nam.  

Chiếc váy  được đính kết bằng pha lê tạo hiệu ứng bắt sáng cùng các chi tiết như mấn và cầu vai được xi mạ ánh vàng. Đặc biệt, hơn 2000 bóng đèn led được đính vào thân áo tái dựng hình ảnh một phố cổ lung linh huyền bí với trăm ngàn ánh sáng hoa đăng.

Kiều Loan mặc trang phục gắn 2000 bóng đèn led thi hoa hậu - Ảnh 2.

Người đẹp Việt Kiều Loan tham dự cuộc thi này

Bên trên cùng của tổng thể trang phục là tinh tuý văn hoá - lịch sử Quảng Nam và cũng là biểu tượng của Hội An - Chùa Cầu, được cách điệu ý nhị với đôi linh thần thú (Thần Khỉ và Thần Chó). Ở hai đầu của Chùa Cầu có hình ảnh của Thần Hầu và Linh Cẩu, đúng với thực tế là những linh vật được cho rằng "trấn yểm", bảo vệ sự an lành cho người dân phố Hội. Đồng thời, sự xuất hiện của đôi linh thần thú cũng mô phỏng năm động thổ (năm Thân) và năm hoàn thiện (năm Tuất) công trình kiến trúc độc đáo này.

Thân áo được thêu kết hình ảnh đôi rồng trên cổng Chùa Ông, nổi tiếng và đặc trưng cho tín ngưỡng, lịch sử và nghệ thuật của kiến trúc Hội An xưa. Phần vai và hông áo là hình ảnh mái ngói quen thuộc của Hội An, được xi mạ vàng làm tăng thêm giá trị thẩm mỹ và tượng trưng cho phong chất người Quảng Nam.

(0) Bình luận
  • Nhà văn Đức Anh: “Viết văn hay viết phê bình đều cần phải có đầy năng lượng…”
    Nhà văn Đức Anh Kostroma (sinh năm 1993, tại Nga) từng “chào sân” với các tác phẩm ấn tượng như “Thiên thần mù sương”, “Tường lửa”, “Đảo bạo bệnh”. Hành trình sáng tạo đầy bản lĩnh của anh đã nhận được sự đánh giá cao của giới chuyên môn và ghi được dấu ấn mạnh mẽ trong lòng bạn đọc. Giải thưởng “Tác giả trẻ” năm 2023 của Hội Nhà văn Việt Nam đã gọi tên anh cùng với tiểu thuyết “Nhân sinh kép: Sống hai cuộc đời”, bởi đã dám dấn thân thể hiện thế giới quan của “người đi khai phá nét kiêu sa” trong cuộc sống.
  • Người lính và mùa xuân đất nước muôn đời
    Nguyễn Khoa Điềm là tác giả lớn của nền thơ Việt Nam hiện đại. Ông góp vào gia tài thơ ca Việt Nam nhiều tác phẩm xuất sắc, trong đó có bài “Đồng dao mùa xuân”. “Đồng dao mùa xuân” được sáng tác vào tháng 12/1994, in trong sách “Thơ Nguyễn Khoa Điềm - Tuyển tập 40 năm do tác giả chọn” (Nxb Văn học, Hà Nội, 2011). Tác phẩm gồm 9 khổ với 33 dòng thơ, theo thể 4 chữ với phong cách đồng dao. Bài thơ được xem là một trong những tác phẩm thành công trong việc khắc họa hình tượng người lính.
  • Văn học Việt Nam đương đại - những tác động và chuyển đổi tích cực
    Trong bối cảnh đổi mới và hội nhập, văn học và các loại hình nghệ thuật khác đang đối mặt với những thách thức của quá trình sáng tạo và tiếp nhận. Làm sao để công chúng Việt Nam không lãng quên văn hóa đọc, văn hóa thưởng thức và cảm thụ các bộ môn nghệ thuật như sân khấu, điện ảnh, múa, ca nhạc, hội họa… trước sự “bành trướng” của loại hình nghe nhìn, sự “cám dỗ” của điện thoại thông minh cùng các thiết bị điện tử và internet? Đối mặt với những thách thức ấy, các chủ thể sáng tạo đã nỗ lực như thế nào để
  • Chuyện phố - Tiếp nối hành trình trăn trở về thế sự
    Chiều ngày 25/3/2024, NXB Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Bộ môn Lý luận văn học - Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm “Chuyện phố - Một tự sự về đô thị đương đại” tại sảnh Nhà E, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tới dự tọa đàm có đại diện của Ban giám hiệu nhà trường, đại diện Nhà xuất bản, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu cùng đông đảo bạn đọc trẻ.
  • Lắng mình trong những mạch nguồn văn hóa
    Họa sĩ Trần Thị Thu (Thu Trần) bề ngoài có vẻ xù xì, gai góc đối với những ai lần đầu tiên gặp mặt, nhưng bên trong chị lại là người “khát sống, khát yêu” và say mê sáng tạo trong cõi riêng của mình. Không những là họa sĩ vẽ lụa đầy ngẫu hứng, phiêu lưu, chị còn thỏa lòng mình trên những tác phẩm hội họa hoành tráng theo phong cách biểu hiện, trừu tượng. Tranh hoành tráng của Trần Thị Thu cũng giống con người chị, thô ráp mà thâm trầm, tĩnh lặng mà nồng nàn, tầng tầng lớp lớp câu chuyện ẩn trong những mạch nguồn văn hóa mà chị gắn bó, tự thân tìm hiểu đến ngọn ngành.
  • Nhà văn Lê Minh Khuê xa & gần
    Nhà văn Lê Minh Khuê (sinh năm 1949, tại xã An Hải, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa) từng là phóng viên Đài Phát thanh Giải phóng, Báo Tiền phong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ; sau 1975 là phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam, biên tập viên Nhà xuất bản Hội Nhà văn.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Kiều Loan mặc trang phục gắn 2000 bóng đèn led thi hoa hậu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO