Kỷ niệm 65 năm Ngày Giải phóng Thủ đô: Hà Nội - Một thời đạn bom, một thời hòa bình

Nhật Anh| 10/10/2019 09:19

Tháng 10 này, Hà Nội hân hoan kỷ niệm 65 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2019). Ý nghĩa vô cùng vì đó là thời khắc lịch sử cho người Hà Nội trầm tư nhớ về chặng đường đầy thăng trầm mà Hà Nội đã đi qua để chạm chân vào những rạng ngời của ngày hôm nay. Ai ngờ được mảnh đất từng là tâm điểm trong âm mưu “đưa miền Bắc trở về thời kỳ đồ đá” của Tổng thống Mỹ Nixon năm xưa, lại trở thành Thủ đô duy nhất của khu vực châu Á - Thái Bình Dương được UNESCO vinh danh “Thành phố Vì hòa bình”, là điểm đế

Kỷ niệm 65 năm Ngày Giải phóng Thủ đô: Hà Nội - Một thời đạn bom, một thời hòa bình


Một thời đạn bom…
Trong tâm trí người Hà Nội, những thời khắc đẫm nước mắt nhưng đầy oanh liệt, hào hùng của tháng ngày “đánh giặc trên mâm pháo” chưa bao giờ phai mờ. Các bài học lịch sử trong nước và truyền thông đại chúng thế giới cũng chưa bao giờ thôi nhắc đến Hà Nội một thời đạn bom, mà trong đó bản anh hùng ca “Mùa đông năm 1946” và trận chiến “Điện Biên Phủ trên không” cuối năm 1972 đã sống trong ký ức như những huyền thoại.

Quên sao được khi âm hưởng của bản Tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc ngày 2/9/1945 vẫn vang vọng giữa trời thu Ba Đình lịch sử, thì Hà Nội lại bước vào cuộc chiến đấu mới trong thời khắc của dân tộc được ví như ngàn cân treo sợi tóc. Hưởng ứng Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mùa Đông năm 1946, Hà Nội lại sục sôi khí thế với tinh thần “Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh”, khởi đầu cho 9 năm trường kỳ kháng chiến của dân tộc. Ngày ấy - ngày 18/12/1946, Hà Nội trầm tư, yên tĩnh, phố xá thưa thớt, cửa nhà hai bên đường im ỉm đóng… Nhưng bên trong nhà, ban công, cửa sổ những mái nhà bằng đều trở thành vị trí chiến đấu. Tường trong nhà, ngoài sân, trên gác, đều đã được đục thành lỗ giao thông, mở đường đi từ buồng này sang buồng khác, nhà này sang nhà khác, đi suốt dãy phố dọc, luồn sang dãy phố ngang, tạo thành một trận địa chiến đấu liên hoàn. Đâu đâu cũng xuất hiện những dòng khẩu hiệu viết trên cửa, trên tường: “Sống chết với Thủ đô”, “Thanh niên thề sống chết với thành Hoàng Diệu”... 

2.500 vệ quốc quân, 8.000 tự vệ chỉ có trong tay 2.250 cây súng, hầu hết là súng trường và rất ít đạn, với sự ủng hộ hết lòng của người Hà Nội, đã mạnh mẽ đối diện với một trung đoàn bộ binh, một trung đoàn xe tăng, thiết giáp, một tiểu đoàn pháo, một bộ phận biệt kích, một bộ phận dù, cùng với không quân và thủy quân, tổng cộng 6.500 lính chính quy cùng 7.000 kiều dân vũ trang Pháp. Lời thề quyết tử cho Hà Nội đã sống trong tim các chiến sĩ và nhân dân Thủ đô suốt 60 ngày đêm kiên cường giam chân địch ở Hà Nội (từ đêm 19/2/1946 đến đêm 17/2/1947) là “lời mở đầu” quan trọng cho Toàn quốc kháng chiến. Để từ đó vang lên khúc khải hoàn chiến thắng Điện Biên để trở về giải phóng Thủ đô 10/10/1954.
Ngày ấy - còn là ngày 18/12 với trận chiến “Điện Biên Phủ trên không” khốc liệt và hoang tàn cuối năm 1972. Vì âm mưu “đưa miền Bắc trở về thời kỳ đồ đá” mà Mỹ đã huy động gần 50% số máy bay B-52 (197/400 chiếc), gần 1/3 số máy bay chiến thuật (1.077/3.041 chiếc), 1/4 số tàu sân bay (6/24 chiếc) cùng nhiều tàu chỉ huy, tàu khu trục, tên lửa, radar... đến miền Bắc Việt Nam. 12 ngày đêm liên tục (từ 18/12/1972), người Mỹ đã rải trên 20.000 tấn bom xuống Hà Nội và Hải Phòng… Phố Khâm Thiên như bị san phẳng sau những trận mưa bom rải thảm xuống các nóc nhà. Con phố nức tiếng “phố ăn chơi” một thuở với những chiếu hát cô đầu thâu đêm, những bàn đèn lảng bảng khói, bỗng thành một vệt phố hoang tàn, đổ nát… Thế mà người Hà Nội vẫn kiên cường bám trụ Thủ đô, bắn rơi B-52, đập tan âm mưu “đưa miền Bắc trở về thời kỳ đồ đá”, rồi nén đau thương, len vào những hoang tàn đổ nát ấy để tìm lại và khơi lên những mạch nguồn cuộc sống…
Và một thời hòa bình
Những người chứng kiến đạn bom thời đó, hết thảy đều cảm nhận niềm tự hào ngấm trong từng mạch máu khi nhìn ngắm Hà Nội thay da đổi thịt từ những đổ nát năm xưa. Không ai ngờ, 27 năm sau trận mưa bom Giáng sinh ấy, ngày 16/7/1999, Hà Nội đã được UNESCO trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”. Phải tự tin nói rằng, để được  chọn là 1 trong 5 thành phố tiêu biểu trên thế giới, đại diện cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhận danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”, Hà Nội đã đáp ứng hàng loạt tiêu chí khắt khe. Không chỉ có những đóng góp tích cực trong cuộc đấu tranh vì hòa bình cũng như trong sự nghiệp phát triển, xây dựng thành phố, mà Hà Nội còn có thành tích tiêu biểu về các hoạt động trong các lĩnh vực cải thiện đời sống người dân, thúc đẩy đoàn kết xã hội, phát triển văn hóa, giáo dục, giải quyết các vấn đề đô thị hóa, môi trường sinh thái, chăm lo giáo dục công dân và thế hệ trẻ… 27 năm có thể đã là 1/3 quãng đời một con người, nhưng với sự phát triển của một mảnh đất, một thành phố thì quãng thời gian đó chỉ như một gang tay, một cái chớp mắt. Thế mới thấy sức sống mãnh liệt, sự vươn lên của một Thủ đô kiên cường.

Sức sống ấy tiếp tục được khẳng định trong từng bước chân dựng xây của người Hà Nội hôm nay. Bởi đến thời khắc này - 20 năm sau ngày được UNESCO trao tặng danh hiệu, Hà Nội vẫn tự hào là Thủ đô duy nhất của khu vực châu Á - Thái Bình Dương được vinh danh "Thành phố vì hòa bình". 20 năm này chứng kiến bao đổi thay của Hà Nội, cả về diện tích (năm 2008, Hà Nội được mở rộng địa giới hành chính với quy mô từ 924km2 lên 3.344km2), lẫn dân số, tăng trưởng kinh tế, quốc phòng, an ninh, văn hóa… Hà Nội hôm nay đã khoác lên mình chiếc áo mới với những đổi thay ngoạn mục khi giữ vai trò là đầu tàu kinh tế của các tỉnh phía Bắc. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài tăng theo từng năm, thành phố cũng là địa điểm của 1.600 văn phòng đại diện nước ngoài, 14 khu công nghiệp cùng trên 1,6 vạn cơ sở sản xuất công nghiệp… Hàng loạt công trình, tòa cao ốc, khu đô thị mới hình thành cùng những con đường xuyên tâm, những cây cầu, tuyến phố được nâng cấp, mở rộng cho thấy sự phát triển về mọi mặt kinh tế - xã hội… Phố Khâm Thiên năm nào, giờ đã trở thành khu phố thương mại sầm uất nhất nhì Thủ đô, không ai còn nhận ra vết tích của đạn bom, sầu thảm vương trên những mái phố cũ. 
Đáng nói hơn là Hà Nội đã trở thành trung tâm kết nối các giá trị toàn cầu, đã thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị với hơn 100 Thủ đô, thành phố của các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, tham gia tích cực, có trách nhiệm tại nhiều diễn đàn quốc tế quan trọng… Nhiều hội nghị quốc tế được tổ chức ở Hà Nội, trong đó có Hội nghị cấp cao APEC vào năm 2006, Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN, ASEM, IPU-132… Gần đây nhất, danh xưng hòa bình, điểm đến hữu nghị một lần nữa được khẳng định khi Hà Nội được lựa chọn làm địa điểm tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần thứ hai. Hà Nội hôm nay thường được báo chí quốc tế nhắc đến như một cầu nối hòa bình, nơi đặc biệt an toàn, nhất là đối với các chính khách. 

Vậy là, sau gần nửa thế kỷ hàn gắn vết thương chiến tranh và hội nhập thế giới, Hà Nội đã chạm đến những rạng rỡ của ngày hôm nay. Bởi người Hà Nội muôn đời vẫn thế, tinh tế, hào hoa nhưng kiên cường, lạc quan và đầy niềm tin. Cái khí thế của thuở giữa đạn bom xưa “Em vẫn đạp xe ra phố, anh vẫn tìm âm thanh mới. Bài hát đôi ta là khúc quân ca, là ước mơ xa hướng lên Ba Đình” vẫn chảy mãi trong huyết quản người Hà Nội hôm nay để bước tiếp những bước chân hào hoa ra với bạn bè quốc tế. 
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Quận Tây Hồ: đối ngoại nhân dân góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp về công tác đối ngoại của Thủ đô
    Chiều 28/3, Quận uỷ Tây Hồ và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội đã tổ chức ký kết Chương trình phối hợp công tác đối ngoại nhân dân giai đoạn 2024 - 2025.
  • Trấn Bình Môn Kinh thành Huế như bị lãng quên
    Trấn Bình Môn là một cổng phụ trong 13 cửa của Kinh thành Huế nhưng ít người lui tới; như bị lãng quên, xuống cấp theo thời gian và tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai di dời dân để trả lại nguyên trạng cho di tích.
  • Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”
    Chiều 28/3, Báo Hà Nội mới tổ chức lễ phát động viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô “Ký ức tự hào”. Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 67 năm ngày Báo Hà Nội mới xuất bản số hằng ngày đầu tiên (24/10/1957 - 24/10/2024). Đây cũng là dịp tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về truyền thống văn hóa lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là những thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội của Thủ đô trên hành trình 70 năm xây dựng và phát triển.
  • Phú Thọ ra mắt tour du lịch "Về miền Di sản UNESCO ghi danh"
    Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa-Du lịch đất Tổ năm 2024 diễn ra từ ngày 9-18/4 (tức ngày 1-10 tháng 3 âm lịch) tại Khu Di tích lịch sử đền Hùng thành phố Việt Trì và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Phú Thọ, với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn. Đặc biệt, dịp này, Phú Thọ ra mắt tour du lịch “Về miền Di sản UNESCO ghi danh”, lấy đền Hùng làm điểm xuất phát chính để đi đến các điểm danh lam, thắng cảnh khác.
  • Quý I năm 2024, Thành phố Hà Nội đã thu hút 953,2 triệu USD vốn FDI
    Đây là thông tin được Chánh Văn phòng UBND Thành phố kiêm người phát ngôn UBND Thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng chia sẻ tại “Họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội Quý I năm 2024”, diễn ra chiều 28/3 tại Trụ sở UBND Thành phố Hà Nội.
  • Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội
    Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội sẽ diễn ra đêm nhạc tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff.
  • Giải Cống hiến 2024: Hòa Minzy là Nữ ca sĩ của năm, Đen Vâu lập cú đúp
    Tối 27/3, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra lễ trao giải Cống hiến 2024. Đây là mùa giải Cống hiến lần thứ 18 được tổ chức và mùa thứ hai được mở rộng sang lĩnh vực thể thao, với hai hệ thống giải là giải Âm nhạc Cống hiến và giải Thể thao Cống hiến.
  • “Đào, phở & piano” - trọn vẹn tình yêu Hà Nội
    Từ cuối năm 2023, tín hiệu rất vui với điện ảnh trong nước khi những bộ phim cả tư nhân và nhà nước lần lượt ra rạp, tạo được hiệu ứng tích cực. “Đào, phở và piano” của đạo diễn Phi Tiến Sơn là một trong số đó. Phim được nhà nước đặt hàng, từng giành giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23.
  • Hà Nội và những gánh hàng rong...
    Khi nhắc về Hà Nội, trong vô vàn dáng hình hiện hữu, người ta không thể không nhắc tới những gánh hàng rong. Cùng Người Hà Nội hòa vào nhịp sống hối hả của 36 phố phường trên những gánh hàng rong...
  • Phố cổ của tôi
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Phố cổ của tôi của tác giả Nguyễn Duy Quý.
Kỷ niệm 65 năm Ngày Giải phóng Thủ đô: Hà Nội - Một thời đạn bom, một thời hòa bình
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO